Một số nghiên cứu liên quan đến tiêm an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tiêm an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa huyện phú bình tỉnh thái nguyên năm 2019 (Trang 25 - 29)

Trên thế giới, tiêm được ứng dụng trong điều trị từ những năm 1920 và thịnh hành từ chiến tranh thế giới II sau khi Penicilline được phát minh và đưa vào sử dụng rộng rãi. Theo ước tính của WHO, hằng năm tại các nước đang phát triển có khoảng 16 tỷ mũi tiêm, trong đó 95% mũi tiêm với mục đích điều trị, 3% mũi tiêm là tiêm chủng, 1% mũi tiêm với mục đích kế hoạch hóa gia đình, 1% mũi tiêm được sử dụng trong truyền máu và các sản phẩm của máu.

Năm 2010, WHO đã đưa ra những chiến lược về sử dụng an toàn và phù hợp của tiêm trên thế giới bao gồm 4 mục tiêu: (1) xây dựng chính sách, kế hoạch quốc gia về sử dụng an toàn và phù hợp của tiêm, (2) đảm bảo chất lượng và an toàn các thiết bị bơm, (3) tạo điều kiện tiếp cận tiêm truyền một cách công bằng và (4) đạt được sự phù hợp, hợp lý, sử dụng chi phí hiệu quả trong tiêm truyền.

Năm 2007, Trung tâm Ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho TAT, bao gồm 8 yếu tố sau [8]: Không sử dụng chung BKT ; Không sử dụng chung kim lấy thuốc; Không dùng BKT đã qua sử dụng để lấy thuốc; Không sử dụng thuốc đơn liều cho nhiều hơn một người bệnh; Ưu tiên dùng thuốc đa liều cho một người bệnh duy nhất; Không sử dụng túi hoặc chai dung dịch truyền tĩnh mạch cho nhiều người bệnh; Thực hiện KSNK đúng qui định khi chuẩn bị và quản lý thuốc tiêm; Mang khẩu trang phẫu thuật phù hợp khi tiêm thuốc.

Theo báo cáo của WHO về hiện trạng TAT tại 19 nước đại diện cho 5 vùng trên thế giới, có tới 50% các mũi tiêm ở các nước đang phát triển chưa đảm bảo an toàn. Tại Trung Quốc, nghiên cứu của XuLiL trên 497 NVYT cho thấy tỷ lệ tiêm không an toàn tại tỉnh Sơn Đông là 6,2%. Nghiên cứu về bệnh viện huyện Kinh Châu, Hồ Bắc, Trung Quốc kim tiêm sau khi sử dụng, chỉ có 57,5% được chứa trong các hộp đựng dụng cụ sắc nhọn, trong khi đó kim tiêm được đậy lại 41,2% trường hợp. Nghiên cứu của Musa Ol về thực hành tiêm an toàn tại Nigeria cho thấy 80,4% nhân viên y tế chưa đủ kiến thức về TAT, số mũi tiêm không an toàn là

69,9%. Nghiên cứu so sánh kiến thức, thái độ, thực hành TAT của điều dưỡng tại bệnh viện Đại học Y dược và bệnh viện Sản tại IBanda trên 385 điều dưỡng cho thấy 100% điêu dưỡng đã nghe nói về TAT, mức độ kiến thức được đánh giá là cao và không có sự khác biệt giữa 2 bệnh viện , 70,4% biết được tiêm không an toàn sẽ gây nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường máu, 55% cho rằng dùng 2 tay đậy nắp kim không phải là thực hành TAT đúng, 76,1% cho rằng BKT sau khi sử dụng phải được bỏ vào thùng đựng vật sắc nhọn. Năm 2005, nghiên cứu của Vall Lozalo và cộng sự tai bệnh viện đa khoa vùng Alicante, Tây Ban Nha trong 12 tháng cho thấy tỷ lệ nguy cơ tương đối của tổn thương qua da ở điều dưỡng giảm đi 93% sau khi được đào tạo về các bệnh nhiễm trùng đường máu có thể lây nhiễm qua tổn thương da và được sử dụng kim tiêm an toàn khi chăm sóc bệnh nhân.

Nhận thức được tầm quan trọng của kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) và thực hành an toàn trong tiêm, năm 1999, WHO đã thành lập Mạng lưới TAT Toàn cầu - Safety Injection Global Network (SIGN). Mục đích của SIGN là giảm tần số tiêm và thực hiện TAT, cải thiện chính sách, quy trình kỹ thuật tiêm, thay đổi hành vi của người sử dụng và người cung cấp dịch vụ tiêm. Có 5 nội dung chính trong chính sách TAT: áp dụng hợp lý các biện pháp điều trị tiêm; ngăn ngừa việc sử dụng lại bơm tiêm và kim tiêm; hủy bơm tiêm và kim tiêm đã qua sử dụng ngay tại nơi sử dụng; phân tách chất thải ngay tại nơi phát sinh chất thải; xử lý an toàn và tiêu hủy dụng cụ tiêm đã qua sử dụng. Các tổ chức trên cũng đã xây dựng Chiến lược toàn cầu vì mũi TAT bao gồm:

(1)Thay đổi hành vi của cán bộ y tế, NB và cộng đồng. (2) Đảm bảo có sẵn vật tư, trang thiết bị.

(3) Quản lý chất thải an toàn và thích hợp.

Từ đó đến nay, SIGN đã xây dựng và ban hành chiến lược an toàn trong tiêm trên toàn thế giới và nhiều tài liệu hướng dẫn liên quan đến tiêm. Với chính sách của SIGN đã tạo ra một sự thay đổi lớn trong nhận thức, hành vi của NB và cộng đồng, đặc biệt với chiến dịch hỗ trợ về truyền thông, kỹ thuật và thiết bị cho các nước chậm phát triển đã dần nâng cao tỷ lệ TAT và góp phần giảm thiểu các nguy cơ và gánh nặng của tiêm không an toàn tại mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.

Công tác tiêm an toàn đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu để đảm bảo an toàn người bệnh bởi ảnh hưởng sâu rộng của nó đến nhiều nhóm đối tượng. Tuy nhiên, trên thực tế tỷ lệ tiêm an toàn lại rất thấp. Theo đánh giá về tiêm an toàn tại 08 tỉnh do Vụ điều trị, BYT thực hiện năm 2008, khoảng 80% số mũi tiêm không đạt đủ các tiêu chuẩn của tiêm an toàn [15].

Năm 2002, Phạm Đức Mục nghiên cứu trên 7 tỉnh đại diện toàn quốc dựa trên 12 tiêu chuẩn TAT.Kết quả có xấp xỉ 80% mũi tiêm đạt từ 10-12 tiêu chuẩn [14]. Cùng năm này Nguyễn Thị Minh Tâm đã tiến hành đề tài” Khảo sát đánh giá ban đầu về hiện trạng TAT trong các cơ sở y tế khu vực Hà Nội”với 17 tiêu chí. Qua quan sát 3443 mũi tiêm truyền tại 87 khoa của 7 bệnh viện và trung tâm y tế cho thấy tỷ lệ TAT rất thấp chỉ có 6% đạt đủ các tiêu chuẩn đánh giá [19].

Trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện chương trình TAT, Hội điều dưỡng Việt Nam đã đưa ra 17 tiêu chuẩn để đánh giá TAT, được sử dụng trong những khảo sát của Hội và của nhiều tác giả. Trong đó, có nghiên cứu quy mô lớn của Đào Thành năm 2005, đánh dấu mốc 5 năm thực hiện chương trình TAT, khi đánh giá tỷ lệ TAT trên 8 tỉnh trong toàn quốc. Tuy nhiên, kết quả quan sát ngẫu nhiên 776 mũi tiêm cho thấy chỉ có 22,6% mũi tiêm đạt đủ 17 tiêu chuẩn đề ra và chỉ có 12,8 mũi tiêm đạt từ 13 tiêu chuẩn trở xuống [20]. Năm 2008-2009, BYT phối hợp cùng WHO thực hiện dự án tại Hà Nội và Ninh Bình. Sau can thiệp, cải thiện thực hành TAT cũng được đánh giá theo 17 tiêu chuẩn. Kết quả cho thấy thực hành tiêm theo quy trình tiêm đảm bảo đủ 17 tiêu chuẩn của TAT đã tăng từ 10,9% (trước can thiệp) lên đến 22% (sau can thiệp) [15].

Theo nghiên cứu Hà Thị Kim Phượng về kiến thức, thực hành TAT của điều dưỡng tại 03 bệnh viện thuộc sở Y tế Hà Nội năm 2014, TAT được đánh giá theo 21 tiêu chuẩn, Tỷ lệ điều dưỡng thực hành TAT đạt 32,1 % và có sự khác biệt giữa 3 bệnh viện được quan sát, cao nhất là bệnh viện Đống Đa (47,4%), bệnh viện Đức Giang (44,0%) và bệnh viện Thạch Thất (0%) [16].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh và cộng sự tại bệnh viện Phụ sản Tiền Giang năm 2009 khảo sát kiến thức và thực hành trên 80 điều dưỡng/nữ hộ sinh về TAT, kết quả cho thấy hiểu biết về ý nghĩa TAT của điều dưỡng – nữ hộ sinh đạt 100%, gần 95% điều dưỡng hộ sinh có hiểu biết về sự cần thiết phải rửa tay trong

quy trình tiêm và xác đinh các nguyên tắc vô trùng khi tiêm thuốc. Trên xe có hộp chứa vật sắc nhọn và hộp chống sốc khi đi tiêm đạt gần 100%. Tuy nhiên còn > 30% điều dưỡng hộ sinh chưa xử lý ban đầu đúng khi bị vật sắc nhọn đâm. Thực hành về TAT của điều dưỡng hộ sinh cho thấy rửa tay/ sát khuẩn tay nhanh trước khi tiêm chỉ đạt <15%, >50% điều dưỡng nữ hộ sinh không quan sát người bệnh khi tiêm[13]. Nghiên cứu của Phạm Tuấn Anh tại bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, đánh giá trên 210 mũi tiêm, tỷ lệ mũi tiêm an toàn chiếm 22,4% [15].

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung năm 2009 tại bệnh viện Hà Đông cho thấy tỷ lệ TAT tại bệnh viện là 51,2% [15]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Anh Lê và cộng sự năm 2006 tìm thấy mối liên quan giữa số lượng mũi tiêm điều dưỡng thực hiện trong ngày. Điều dưỡng tiêm càng nhiều mũi tiêm thì thực hành TAT tốt hơn điều dưỡng thực hiện ít mũi tiêm hơn [12].

Nghiên cứu của Phạm Minh Tâm năm 2014 tỷ lệ nhân viên tuân thủ đúng các quy trình tiêm an toàn còn chưa cao. các hành vi nguy cơ như sử dụng kim tiêm không vô khuẩn 5,97%, không có khay khi tiêm truyền (11,97%), không vệ sinh tay trước khi tiêm 16,04%; tiêm chưa đúng kỹ thuật, còn đạy nắp kim sau khi tiêm (19,49%); chưa sử dụng găng trong tiêm truyền tĩnh mạch ở mức 11,96%. Việc giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh chưa tốt, nhất là hướng dẫn các tác dụng phụ sau tiêm truyền.

CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tiêm an toàn của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa huyện phú bình tỉnh thái nguyên năm 2019 (Trang 25 - 29)