• Về phía người nhà bệnh nhi.
- Vẫn còn một số bà mẹ chưa thực sự quan tâm và lo lắng nghe khi các nhân viên y tế truyền thông, tư vấn về kiến thức, thực hành chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ.
- Các bà mẹ vẫn chưa hiểu được rõ tầm quan trọng của kiến thức, thái
độ, thực hành chăm sóc và phòng bệnh đối với quá trình điều trị bệnh. - Ý thức của bà mẹ về chế độ ăn, uống cho trẻ khi trẻ mắc bệnh chưa
được tốt.
- Nguồn thông tin mà các bà mẹ tiếp nhận vẫn chưa được chắt lọc dẫn
đến việc chăm sóc cho trẻ chưa tốt.
• Về phía bệnh viện.
- Nguồn nhân lực còn hạn chế, công tác đào tạo năng lực chuyên sâu về
tư vấn, giáo dục sức khỏe cho bà mẹ còn chưa được đẩy mạnh.
- Khoa vẫn chưa có phòng tư vấn riêng cho người nhà bệnh nhi, các tài liệu về chăm sóc và phòng bệnh NKHHCT như video và hình ảnh mẫu chưa đa dạng dẫn tới hiệu quả tư vấn chưa cao.
- Các hoạt động tư vấn giáo dục sức khoẻ đang diễn ra dưới quy mô nhỏ, lẻ cho các cá nhân. Chưa có các buổi tư vấn về bệnh định kỳ hàng tuần cho người nhà bệnh nhi.
Chương 3
KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI.
Từ thực trạng nghiên cứu về kiến thức, thái độ, chăm sóc và phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ, có con dưới 5 tuổi đang điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020 chúng tôi đưa ra một số kiến nghị và đề xuất như sau: 3.1. Khuyến nghị. Đối với nhân viên y tế: Cần chú trọng tư vấn kiến thức cho bà mẹ về NKHHCT, đặc biệt các dấu hiệu bệnh, nhận biết dấu hiệu cần đưa trẻ tới cơ sở y tế, chọn nơi khám bệnh, chếđộ ăn uống khi trẻ mắc bệnh và kiến thức chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ.
Tích cực tăng cường hướng dẫn thực hành cho các bà mẹ về chăm sóc và phòng bệnh cho trẻ bằng những biện pháp dễ hiểu, tin cậy. Đặc biệt là tập trung vào các bà mẹ có trình độ học vấn thấp, bà mẹ làm nghề nông và nhóm dân tộc thiểu số.
Nghiên cứu giảm bớt các thủ tục hành chính để điều dưỡng có thời gian tư
vấn giáo dục sức khỏe cho người nhà bệnh nhi.
Phát tài liệu của khoa dinh dưỡng về chế độ ăn giành cho trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo lại cho NVYT làm công tác phòng chống NKHHCT.
Xây dựng tài liệu tuyên truyền, chú ý đến tác hại của khói thuốc đối với trẻ em, cách nuôi dưỡng, làm sạch mũi, cách cho trẻ uống thuốc và cho ăn uống khi trẻ mắc bệnh.
Đối với các bà mẹ:
Các bà mẹ cần phối hợp hợp, tuân thủ điều trị cùng với NVYT để giúp cho bệnh nhi có chếđộ chăm sóc và điều trị tốt nhất.
3.2. Đề xuất các giải phá khả thi.
Đối với người nhà của bệnh nhi:
Các bà mẹ cần chủ động trao đổi những vấn đề thắc mắc về bệnh, về chế độ chăm sóc, phòng bệnh, các yếu tố liên quan đến bệnh với nhân viên y tế. Đồng thời cần tích cực tham gia thường xuyên các buổi tư vấn về bệnh. Cố gắng tuân thủ
thật tốt việc điều trị theo đúng hướng dẫn của NVYT.
Bà mẹ cũng nên tự mình nâng cao kiến thức về bệnh để có thể phối hợp với nhân viên y tế giúp cho trẻđược chăm sóc một cách tốt nhất.
Bệnh viện cần tăng cường truyền thông, thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ, đặc biệt là những người ở
nông thôn, trình độ học vấn thấp và thuộc nhóm dân tộc thiểu số. Song song đó cần
đẩy mạnh đào tạo nhân lực có chuyên môn sâu về tư vấn, các nhân viên truyền thông giỏi.
Bệnh cạnh đó cần giảm thiểu các thủ tục khi thăm khám để có thêm thời gian tư vấn.
Đối với người điều dưỡng:
Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe.
Chương 4
KẾT LUẬN
Qua khảo sát 164 bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đang điều trị tại khoa hô hấp Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định, tôi rút ra một số
kết luận sau:
4.1. Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ về chăm sóc và phòng nhiễm
khuẩn hô hấp cấp tính.
4.1.1. Kiến thức của bà mẹ về chăm sóc và phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Có 87,8% các bà mẹ có kiến thức đạt về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Bà mẹ
biết yếu tố nguy cơ gây NKHHCT chiếm 84,1%, cao hơn nghiên cứu của Đỗ
Thị Hòa là 67,3% [9]. Bà mẹ cho rằng nguyên nhân gây bệnh NKHHCT do vi khuẩn chiếm nhiều nhất (99,4%), tiếp đến là do virus chiếm 79,3%. Dấu hiệu mà tất cả các bà mẹ đều biết đến là sốt và ho, 97,6% bà mẹ chọn khó thở, khò khè là 89%, sổ mũi nước là 74,4%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thủy sổ mũi nước là 53,2%, sốt chiếm 76,1% [16].
Kiến thức về chăm sóc bệnh đúng của bà mẹ khi trẻ bị NKHHCT là luôn giữ ấm cổ ngực chiếm tỷ lệ cao nhất là 52,4%, giữấm cố ngực là 57,8%.
Kiến thức về dự phòng của bà mẹ, tất cả các bà mẹ đều biết giữấm cho trẻ khi trời lạnh, tiêm chủng đầy đủ và cho uống vitamin A. Các bà mẹ cho rằng khói bếp, khói thuốc lá, bụi, lông động vật cũng làm trẻ dễ mắc NKHHCT là 90,9%, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đảm bảo vitamin A chiếm 81,7%. Mang khẩu trang cho trẻ khi ra đường là 90,2%. Trong khi đó, số bà mẹ biết cách ly trẻ với người bị nhiễm trùng lây lan chiếm tỷ lệ thấp 20,8%. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Chu Thị Thùy Linh giữ ấm cổ ngực, bú sữa mẹ là 91,4%, 76% [7], cao hơn kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa tránh tiếp xúc khói bếp, khói thuốc lá, bụi, lông động vật là 89,2% [9].
4.1.2. Thái độ của bà mẹ về chăm sóc và phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính.
Trong 5 câu hỏi thái độ, số bà mẹ rất đồng ý và đồng ý chiếm tỷ lệ cao 70,7%- 96,3%. Thái độ bà mẹ về chăm sóc, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý,
đưa trẻ đến cơ sở y tế sớm, không cho trẻ tiếp xúc nơi khói bụi, lông động vật có tỷ lệ bà mẹ rất đồng ý và đồng ý là 96,3%, 87,4%, 95,7%. Kết quả này cũng tương đồng với một số nghiên cứu khác [9], [13], [21].
Tuy nhiên, thái độ về phòng NKHHCT trẻđược nuôi dưỡng bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, không cần cho trẻ ăn uống kiêng khem có tỷ lệ rất đồng ý và đồng ý là 87,2%, 70,7%. Còn 29,3% bà mẹ có thái độ chưa tích cực về ăn uống kiêng khem, bà mẹ quá kiêng khem dẫn đến trẻ không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, trẻ dễ bị thiếu chất cần thiết để hồi phục và phát triển bệnh, nặng hơn trẻ có thẻ bị suy dinh dưỡng sau khi khỏi bệnh hoặc bệnh nặng hơn và khó hồi phục. Còn 12,8% bà mẹ có thái độ chưa tích cực về nuôi con bằng sữa mẹ
trong 6 tháng đầu.
Đánh giá thái độ chung có 84,1% bà mẹ có thái độ tích cực của các bà mẹ về
NKHHCT, có 15,9% bà mẹ có thái độ chưa tích cực. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Đỗ Thị Hòa năm 2017 bà mẹ có thái độ tích cực là 77,1%. Sự
khác biệt này có thể do các bà mẹ trong nghiên cứu của chúng tôi có kiến thức cao hơn nên do đó thái độ chăm sóc và phòng bệnh cũng tốt hơn.
4.2. Các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ của bà mẹ về chăm sóc và phòng
bệnh với các đặc điểm nhân khẩu học.
4.2.1. Mối liên quan giữa kiến thức với các đặc điểm nhân khẩu học của các bà
mẹ tại bệnh viện Nhi khoa tỉnh Nam Định.
Các bà mẹ có kiến thức tăng dần ở nhóm tuổi từ 26 đến 35 tuổi, 63,2% bà mẹ
có kiến thức đạt. ≤ 25 tuổi có 33,3% bà mẹ có kiến thức đạt. Trong khi đó, >36 tuổi chỉ có 3,5% bà mẹ có kiến thức đạt. Kết quả này giống với kết quả của Chu Thị
Thùy Linh là trong nhóm tuổi thì nhóm từ 26 đến 35 tuổi là có kiến thức đúng nhiều nhất. Kiến thức của bà mẹ tăng dần theo trình độ học vấn. Bà mẹ trình độ trung học phổ thông có kiến thức đạt chiếm nhiều nhất (34,7%), trình độđại học, trên đại học kiến thức đạt là 32,6%, trung học cơ sở có 9,7% là có kiến thức đạt, tiểu học thì có 1,4% bà mẹ có kiến thức đạt. Bà mẹ làm công nhân có kiến thức đạt cao nhất 42,4%, công chức, viên chức là 31,9%, nông dân có 6,2% bà mẹ có kiến thức đạt. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lành [18].
Như vậy, qua kết quả phân tích ta thấy các đặc điểm nhân khẩu học (nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn) có liên quan với kiến thức của các bà mẹ (p<0,001).
4.2.3 Mối liên quan giữa thái độ với các đặc điểm nhân khẩu học của các bà mẹ
tại bệnh viện Nhi khoa tỉnh Nam Định.
Bà mẹ từ 26-35 tuổi có thái độđúng nhiều nhất chiếm 63,8%. Thái độ của bà mẹ có xu hướng tăng ở nhóm có trình độ học vấn cao và nhóm công chức, viên chức. Bà mẹ có thái độ giảm ở nhóm bà mẹ làm nông dân, tự do và nhóm bà mẹ có trình độ học vấn tiểu học, trung học cơ sở.
Qua kết quả trên ta thấy, có mối liên quan giữa thái độ của các bà mẹ với các
đặc điểm nhân khẩu học (nhóm tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn) của các bà mẹ
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt
1. Bộ môn Nhi Đại học Y Hà Nội (2012), Bài giảng Nhi khoa tập 1, tái xuất
bản lần thứ 3. Nhà xuất bản Y học, tr 294 – 298.
2. Bộ môn Nhi trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (2018), Bài giảng Nhi
khoa, tr 280-289.
3. Bộ Y tế (1994), “Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em”. Phòng bệnh và chăm sóc trẻ em bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, Hà Nội, tr 147-150.
4. Bộ Y tế (2003), “Chương trình NKHHCT trẻ em”. Tài liệu hướng dẫn xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em ở bệnh viện huyện”, Hà Nội, tr 3- 4.
5. Bộ Y tế (2006), Hội Thảo định hướng xây dựng kế hoạch hoạt động năm 2006 và giai đoạn 2006 - 2010. Dự án nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trẻ em, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2016), “Kế hoạch hành động Quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ em giai đoạn 2016 – 2020”, Hà Nội.
7. Chu Thị Thùy Linh (2016), Kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bệnh viên đa khoa trung ương Thái Nguyên năm 2016. Luận văn thạc sĩđiều dưỡng, trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định.
8. Đàm Thị Tuyết và Trần Thị Hằng (2014), Thực trạng và 1 số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của trẻ dưới 5 tuổi tại 1 số xã huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tạp chí Y học thực hành, tr 44-48.
9. Đỗ Thị Hòa (2017), Thay đổi kiến thức về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính sau giáo dục sức khỏe của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định.
10. Lê Minh Thượng, Điều tra tại nhà về ARI tháng 9/1995. Hội thảo tổng kết
11. Lý Thị Chi Mai và Huỳnh Thanh Liêm ( 2011), Nghiên cứu tình hình mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và 1 số yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi tại huyện Châu Thành tỉnh Trà Vinh, Trung tâm y tế dự phòng Trà Vinh.
12. Lý Văn Xuân, Phạm Ngọc Hà ( 2006), “Khảo sát kiến thức – thái độ – thực
hành (KAP) về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của những bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh năm 2004”, Tạp chí Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 10, Phụ bản của Số 1.
13. Mai Anh Tuấn (2008), Thực trạng 1 số yếu tố nguy cơ về nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 1 số xã miền núi tỉnh Bắc Kan, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên.
14. Nguyễn Đức Thanh (2013), Kiến thức và thực hành của các bà mẹ về chăm
sóc sức khỏe trẻ em ở một số tỉnh vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tạp chí y học thực hành số 3 (864) 2013.
15. Nguyễn Thị Minh Hiếu (2012), Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong
thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi tại huyện Ba Vì và Đan Phượng Hà Nội, Luận án tiến sĩ.
16. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2015), Khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành về
nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi điều trị tại khoa nội bệnh viện Nhi Quảng Nam,Đề tài cấp cơ sở.
17. Nguyễn Thị Thùy Hương, Lê Hoàng Ninh (2012), Kiến thức, thái độ và
thực hành về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại khoa nhi bệnh viện Ninh Phước, Ninh Thuận. Tạp chí nghiên cứu khoa học, 16 (3), tr 38-45.
18. Nguyễn Xuân Lành (2010), Kiến thức về bệnh viêm phổi của bà mẹ có con
dưới 5 tuổi và ác yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ.
19. Phạm Ngọc Hà (2005), Khảo sát kiến thức, thái độ thực hành về phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại thị trấn Tân Túc Huyện Bình Chánh thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ.
20. Phạm Văn Bài, Kiến thức thái độ thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về
bệnh NKHHCT tại xã Xuân Thới Thượng, Huyện Hóc Môn, Luận văn bác sĩ
chuyên khoa 1, 2001, tr 12 – 72.
21. Trần Đỗ Hùng và Nguyễn Đài Trang (2013), Khảo sát kiến thức về chăm
sóc của các bà mẹ có con bị viêm phổi tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, Tạp chí y học thực hành, 6, tr16-21.
* Tiếng anh
22. Anand Krishnan et al. ( 2015), Epidemyology of acute respiratory infections
in children – preliminary results of a cohort in a rural north Indian community, 15: 462
23. Bandyopadhyay. (2013), A study of knowledge, attitude and practice among
mothers towards acute respiratory infection in Urban and Rural communities of Burdwan district, west Bengal, India.
24. Black, R.E., et al. (2008), Global, regional, and national cause of child
mortality in a systematic analysis. The Lancet, 2010. 375(9730) pp. 1969 – 1987.
25. Cesar Augusto Gálvez et al. (2002), Peruvian mothers’ knowledge and
recognition of pneumonia in children under 5 years of age.
www.scielosp.org/pdf/rpsp/vlln2/8380.pdf.
26. Gombojav N, Manaseki H.S, Pollck J et al. (2009), The effects of social
variables on symptom recognition and medical care seeking behaviour foracute respiratory infections in infants in urban Mongolia”, An international peer-reviewed journal for heath professionals and researchers covering conception to adolescence. Arch Dis Child 2009, 94, pp. 849-854
27. Harish N, James N, Bradford D.G et al. (2010), Global burden of acute
lower respiratory infections due to respiratory syncytial virus in young children: a systematic review and meta-analysis. The Lancet, 375(9725), pp. 1545-1555.
29. Kumar et al. (2012), Knowledge Attitude and Practice about Actuce Respiratory Infection among the Mothers of Under Five children Attending Civil Hospital Mithi Tharparkar Desert.
30. PANDEY NR and Et Al, Impact of a pilot acute respiratory infections (ARI)
control program in a rural community of the hill region of Nepal. Annals of