Hướng dẫn người bệnh đái tháo đường type 2 về chế độ dinh dưỡng

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng kiến thức về chế độ ăn và tập luyện của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 36 - 38)

•Chế độ dinh dưỡng: đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong quản lý bệnh ĐTĐ type 2. Không có một mô hình ăn uống nào phù hợp với mọi người bệnh ĐTĐ type 2 mà cần dựa trên sở thích ăn uống, văn hóa, tôn giáo và mức sống của từng cá nhân. Không thể điều trị ĐTĐ type 2 nếu

và lượng calo đảm bảo cho cân nặng ổn định, phù hợp.

•Mục đích chăm sóc chếđộ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ type 2: -Kiểm soát glucose máu và lipid máu sau ăn

-Đạt và duy trì cân nặng lý tưởng

-Làm giảm các nguy cơ tim mạch, ngăn ngừa và làm chậm các biến chứng

•Yêu cầu trong chăm sóc về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ

type 2:

Đáp ứng nhu cầu năng lượng của người bệnh

Đảm bảo tỷ lệ phù hợp giữa các thành phần dinh dưỡng

•Tiến hành hướng dẫn để người bệnh ĐTĐ type 2 có thể tự chế biến, tự

chăm sóc bản thân: Lựa chọn thực phẩm:

- Thực phẩm sinh đường nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm từ ngũ cốc; không dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh.

- Thực phẩm cung cấp protein nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, đậu hũ; đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.

- Thực phẩm chứa chất béo cần tránh các loại chất béo bão hòa, thí dụ: Mỡ và phủ tạng động vật hoặc các loại chất béo đã qua chế biến, thí dụ: các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại.

- Nên dùng thức ăn giàu chất xơ vì có tác dụng làm giảm glucose, cholesterol, tryglycerid. Lượng chất xơ từ 25-50g/ngày hoặc 15 đến 25g/1000kcal.

- Dùng các loại thực phẩm có chỉ số đường máu thấp, thí dụ: gạo lứt, cam, khoai lang, cà rốt, xoài, lạc, ... Đảm bảo đủ vitamin, đặc biệt vitamin nhóm B.

- Tránh các loại đồ uống có cồn (Không uống quá 01 lon bia (330ml)/ngày, 150-200ml rượu vang đỏ/ngày); các loại nước ngọt có ga, nước quả nhiều đường; bánh kẹo ngọt...

- Hạn chế muối: Nên tiêu thụ dưới 2300 mg Na+, tương đương 5000 mg muối ăn/ngày. Nếu người bệnh ĐTĐ có kèm theo THA thì nên ăn lượng muối dưới 1500 mg Na+/ngày.

- Các yếu tố vi lượng: Nên bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, vì dùng Metformin lâu ngày có thể gây thiếu sinh tố B12, nên chú ý đến tình trạng này nếu người bệnh có thiếu máu hoặc có triệu chứng bệnh lý thần kinh ngoại vi.

- Nên duy trì đều đặn thời gian và khoảng cách giữa các bữa ăn, không bỏ bữa.

- Phân chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường máu quá mức sau ăn. Nếu do điều kiện lao đọng và sinh hoạt chỉ ăn được 3 bữa/ngày thì năng lượng phân phối 20% vào bữa sáng, 40% vào bữa trưa và 40% vào bữa tối.

Bng 4.1: T l các thành phn dinh dưỡng trong chếđộăn ca người bnh ĐTĐ theo khuyến cáo ADA 2006

Thành phần Mức độ cho phép Protein 15-20% • Đặc biệt 10-35% • BC thận 0,8g/kg/ngày Lipid 25-35%

Carbonhydrat 45-65% nhưng không dưới 130g/ngày

Chất xơ ≥ 5g chất xơ/khẩu phần ăn

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) thực trạng kiến thức về chế độ ăn và tập luyện của người bệnh đái tháo đường type 2 tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2021 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)