Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thành lập từ năm 2007
- Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, Hà Nội.
Hình 2.1. Hình ảnh Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- Từ khi thành lập, Bệnh viện đã dần có những bước tiến vượt bậc trong công tác thăm khám chữa bệnh. Bệnh viện hiện có hơn 1000 cán bộ nhân viên, trong đó:
+ Trên 600 cán bộ cơ hữu. + Hơn 100 cán bộ kiêm nhiệm.
+ Trên 300 cán bộ của trường Đại học Y Hà Nội tham gia công tác khám chữa bệnh.
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội có 9 phòng chức năng, 6 trung tâm, 14 khoa lâm sàng, 7 khoa cận lâm sàng.
- Bệnh viện có đội ngũ các bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm đều là các PGS.TS, TS, thạc sĩ, bác sĩ CKII, bác sĩ CKI…với nhiều năm kinh nghiệm, trình độ
Khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội thành lập năm 2007, mỗi năm trung bình phẫu thuật 5.000 đến 5.300 ca phẫu thuật tiêu hóa, gan mật. Hiện tại khoa có 13 bác và 14 điều dưỡng với 61 giường bệnh, số lượng trung bình mỗi ngày từ 75 đến 90 NB. Với nguyên tắc lấy NB làm trung tâm nên NB được chăm sóc toàn diện bảo đảm sự hài lòng, chất lượng và an toàn. Công tác Điều dưỡng chịu sự quản lý, giám sát trực tiếp từ phòng Điều dưỡng Bệnh viện thông qua các hoạt động cụ thể hàng ngày của điều dưỡng. Qua khảo sát về đánh giá sự hài lòng của NB của phòng quản lý chất lượng Bệnh viện đánh giá; tỷ lệ hài lòng của NB đạt kết quả rất cao và có tới hơn 90% NB đồng ý sẽ tiếp tục quay lại Bệnh viện hoặc giới thiệu người thân đến khoa điều trị.
2.2. Thực trạng về thay băng vết mổ nhiễm khuẩn cho ngƣời bệnh tại khoa Ngoại tổng hợp bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Qua thực tế thay băng NKVM tại khoa Ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tôi thấy như sau:
2.2.1. Thực hiện quy trình kỹ thuật thay băng
Được sự quan tâm của Lãnh đạo BV cũng như phòng Điều dưỡng: Khoa
Ngoại đã có đủ số trang thiết bị vật tư tiêu hao. Do vậy mà việc thực hiện mỗi NB một bộ dụng cụ thay băng (đạt 100%).
Chuẩn bị người bệnh: Việc thông báo, giải thích giúp cho NB biết việc điều dưỡng sắp làm để NB phối hợp trong khi làm thủ thuật, kết quả cho thấytrước khi làm thủ thuật ĐDV đã giao tiếp và giải thích cho NB rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn một số ĐDV chưa giao tiếp và giải thích rõ ràng cho NB trước khi thay băng đạt 97,5%. Điều này một phần cũng do cản trở của việc đeo khẩu trang trong khi làm thủ thuật và khối lượng công việc của ĐDV quá lớn. Tuy nhiên đây cũng là vấn đề cần khắc phục ngay. Điều dưỡng trưởng khoa Ngoại cần phối hợp với phòng Điều dưỡng tăng cường công tác tập huấn kỹ năng giao tiếp cho tất cả các ĐDV trong khoa.
2.2.2. Vệ sinh tay
Theo quy trình thay băng của các trường đào tạo điều dưỡng, ĐDV trước khi chuẩn bị dụng cụ và thực hiện kỹ thuật thay băng phải rửa tay. Tuy nhiên, trên thực tế việc này không khả thi vì hầu hết người bệnh được thay băng tại giường do vậy việc rửa tay sẽ làm rất nhiều thời gian. Số ĐDV thực hiện chưa đúng cách và không
đủ thời gian (chiếm 95%). Đa số ĐDV chỉ rửa tay khi bắt đầu làm thủ thuật và rửa tay lại khi thay băng xong cho tất cả người bệnh (đa số sử dụng dung dịch sát khuẩn tay nhanh giữa các bệnh nhân).
2.2.3. Sử dụng khẩu trang
Khi thực hiện quy trình thay băng ĐDV bắt buộc phải mang khẩu trang khi tiến hành làm thủ thuật, ĐDV thực hiện tốt đạt 100%. Tuy nhiên, trên thực tế việc đeo khẩu trang làm giảm hiệu quả giao tiếp giữa ĐDV và NB trong quá trình thực hiện thay băng, hơn nữa việc đeo khẩu trang cả ngày và bảo quản khẩu trang không tốt là nguyên nhân dẫn đến lây nhiễm bệnh cho chính bản thân ĐDV.
2.2.4. Sử dụng găng tay
Việc sử dụng găng tay khi thay băng là quy định bắt buộc đối với ĐDV khi thực hiện thay băng VMNK cho NB (100% ĐDV có đeo găng tay khi thay băng vết mổ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên không tuân thủ việc thay găng tay giữa các thì, khi thay băng cho từng người bệnh mà chỉ sử dụng một đôi găng tay cho tất cả quá trình thay băng cho bệnh nhân hoặc sau 2, 3 người bệnh mới thay găng tay). Mục đích mang găng tay trong khi làm thủ thuật là dự phòng phơi nhiễm với máu và dịch tiết của NB) tránh lây chéo bệnh cho chính bản thân ĐDV do giãn nở găng dẫn đến hiện tượng thấm ngược các dịch, máu chứa tác nhân gây bệnh. Do vậy, việc mang găng tay sạch, vô khuẩn khi thay băng, tiếp xúc với máu và dịch tiết của NB.
2.2.5. Việc ĐD thực hiện đánh giá vết mổ trước khi tiến hành thay băng
ĐD thực hiện đánh giá vết mổ trước khi tiến hành thay băng là rất cần thiết, do vậy các ĐDV khi đi thay băng đều đã thực hiện tốt đạt 100%).
Sau khi làm xong thủ thuật thay băng ĐDV phải ghi hồ sơ bệnh án:(100%
ĐDV khoa Ngoại tổng hợp mắc lỗi này). Tất cả ĐDV đều ghi bệnh án khi đã thay băng xong cho tất cả người bệnh trong khoa.
Sau khi quan sát việc chăm sóc vết VMNK của ĐDV khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, tôi nhận thấy ĐDV của khoa thực hiện vẫn chưa thực hiện đúng và đầy đủ các bước quy trình kỹ thuật do Bộ y tế đưa ra.
- Thực hiện khảo sát về các bước của quy trình thay băng vết mổ nhiễm khuẩn trên tất cả các điều dưỡng của khoa cho thấy: Chỉ có 54% điều dưỡng của khoa có điểm số >80/100 điểm.
- Điểm khác nhau giữa thay băng vết mổ nhiễm khuẩn và thay băng vết mổ không nhiễm khuẩn:
Khi chăm sóc VMNK cần: Rửa xung quanh vết mổ trước Nặn hết mủ trong vết mổ ra
Rửa trực tiếp vào vết mổ: Dùng dung dịch muối đẳng trương rửa nhiều lần sau đó rửa bằng nước oxy già, cuối cùng rửa lại bằng dung dịch NaCl 0.9% (nếu có tổ chức hoại tử phải cắt lọc).
- Sau khi quan sát thấy: Điều dưỡng viên của khoa đều đã thực hiện các bước của quy trình. Tuy nhiên chưa đầy đủ. Chỉ có 43% Điều dưỡng thực hiện được đầy đủ các bước của quy trình thay băng vết mổ nhiễm khuẩn.
Chƣơng 3 BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng thay băng vết mổ nhiễm khuẩn tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện đại học Y Hà Nội viện đại học Y Hà Nội
3.1.1. Kết quả thay băng vết mổ nhiễm khuẩn:
- Tất cả ĐDV trong khoa đều có tinh thần học hỏi và cố gắng trong quá trình làm việc. Thường xuyên được tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần phục vụ NB.
- Đã áp dụng được quy trình thay băng VMNK trong quá trình thực hành CSNB, thực hiện việc chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn.
- Hàng năm được tổ chức thi tay nghề để cọ sát và học hỏi giữa các đồng nghiệp. - Dụng cụ thay băng đã được đáp ứng đầy đủ theo quy trình kỹ thuật thay băng của BYT.
- Trong các bước chuẩn bị của quy trình, rửa tay thường quy là một bước rất quan trọng để ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết mổ nhưng hầu hết ĐDV khoa ngoại chưa ý thức được tầm quan trọng của vấn đề rửa tay.
- Sau khi thay băng vết mổ xong cần ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án để theo dõi tình trạng vết mổ của NB, nhưng hầu hết ĐDV còn chưa ghi ngay vào hồ sơ chăm sóc mà khi thay băng xong cho tất cả NB, về phòng hành chính mới ghi tất cả hồ sơ chăm sóc. Việc này rất dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn giữa các người bệnh - Một số ít NB chưa hài lòng vì khi thay băng ĐDV chưa hướng dẫn, giải thích cụ thể về thủ thuật.
- Điều dưỡng do thói quen vẫn chưa sử dụng găng tay riêng cho các người bệnh. - Công tác giao tiếp, giáo dục sức khỏe cho NB chưa được thực hiện tốt và đầy đủ nên sự hiểu biết của NB về NKVM còn chưa đầy đủ, do vậy NB cần được cung cấp kiến thức tự chăm sóc vết mổ đề phòng NKVM do cách vệ sinh kém gây ra, có những NB và người nhà NB tự ý mở vết thương để xem.
3.1.2. Nguyên nhân của việc đã làm được và chưa làm được
Được sự quan tâm của Lãnh đạo Bệnh viện, các phòng ban chức năng đặc biệt là Phòng Điều dưỡng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để công tác chăm sóc NB nói chung và chăm sóc NB có NKVM nói riêng được thực hiện đầy đủ.
Cán bộ ĐD của khoa Ngoại tổng hợp nói riêng và cán bộ ĐD của bệnh viện nói chung luôn có tinh thần học hỏi cao, cố gắng trong công việc.
Trình độ đầu vào của điều dưỡng không đồng đều, Nhân lực y tế còn thiếu chưa đáp ứng được chức năng nhiệm vụ của từng vị trí được giao.
Lưu lượng NB trong khoa luôn tăng. Có khi số lượng NB tăng vọt dẫn đến việc quá tải trong công tác chăm sóc NB nói chung và chăm sóc NB NKVM nói riêng.
Công việc hành chính của ĐD nhiều nên thời gian thực tế chăm sóc trên người bệnh ít.
Khả năng giao tiếp, tư vấn, giáo dục sức khỏe của ĐD với NB còn nhiều hạn chế. Sự hiểu biết của NB về NKVM còn chưa đầy đủ.
3.2. Giải pháp để giải quyết, khắc phục vấn đề
- Điều dưỡng trưởng khoa có các buổi họp hằng tuần với điều dưỡng của khoa trao đổi, học hỏi và nói lên được tầm quan trọng của việc rửa tay, đeo khẩu trang đúng quy định để mỗi điều dưỡng viên ý thức được và tuân thủ.
- Điều dưỡng viên tập thay đổi thói quen để thực hiện rửa tay thường quy trước khi thay băng vết mổ nhiễm khuẩn cho người bệnh.
- Sắp xếp lại khoa phòng để phòng thay băng có đủ nước rửa tay, có nước rửa tay nhanh trong các trường hợp thay băng cho người bệnh tại giường bệnh.
- Khi đi thay băng điều dưỡng viên cần mang theo hồ sơ bệnh án để ghi chép đầy đủ ngay sau khi thay băng.
- Có các buổi trao đổi tại khoa về các tình huống cụ thể để nâng cao kĩ năng giao tiếp, rút kinh nghiệm cụ thể cho từng trường hợp để nâng cao khả năng giao tiếp cho các điều dưỡng trẻ.
- Tổ chức lại cách thức chăm sóc người bệnh ở khoa: Phân công chăm sóc theo phòng bệnh để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các điều dưỡng viên và tạo sự gần gũi, tin tưởng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
- Tỷ lệ điều dưỡng có trình độ đại học, cao đẳng còn thấp, còn lại là trình độ trung học. Do vậy mà hàng năm khoa cần có kế hoạch trình Ban Giám đốc để cử ĐDV đi học các lớp cử nhân đại học, cao đẳng để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ và chăm sóc NB được tốt hơn.
- Cần tuyển đủ nhân lực để phục vụ NB, đáp ứng được khối lượng công việc. - Phòng Điều dưỡng cần phối hợp với khoa Ngoại tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hành của Đ DV.
- Sắp xếp, bố trí lại thời gian làm việc của ĐDV cho phù hợp với thực tế nguời bệnh hiện tại. Giảm thời gian công việc hồ sơ, hành chính, tăng thời gian thực tế chăm sóc người bệnh.
- Hướng dẫn người nhà và người bệnh cách tự chăm sóc vết mổ, vệ sinh cá nhân, không tự ý mở vết thương để xem.
KẾT LUẬN
Qua kết quả đánh giá thực trạng thực hiện chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn cho người bệnh tại khoa ngoại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Chúng tôi rút ra kết luận sau:
- 100% bộ thay băng đuwọc hấp sấy, đóng gói theo đúng quy định, đáp ứng tốt cho công tác thay băng vết mổ nhiễm khuẩn.
- Có 57% Điều dưỡng có kiến thức đúng về thay băng vết mổ nhiễm khuẩn, trong đó có 43% là Điều dưỡng đại học và cao đẳng, 14% là Điều dưỡng trung học. Có 43% Điều dưỡng thực hiện được đầy đủ các bước của quy trình thay băng vết mổ nhiễm khuẩn.
- Công tác giao tiếp, giải thích cho người bệnh về tình trạng vết mổ, nhận định vết mổ được Điều dưỡng tại khoa thực hiện khá tốt. Đặc biệt, những Điều dưỡng nhiều tuổi và có kinh nghiệm thực tế làm việc lâu năm đã tạo được sự tin tưởng của người bệnh và người nhà người bệnh hơn các điều dưỡng trẻ.
- Việc công nghệ hóa các thủ tục hành chính ngày càng nhiều, công việc hành chính tại khoa yêu cầu kỹ năng về máy tính ngày càng cao. Việc này đòi hỏi sự nhanh nhậy và chính xác nên đa số do các Điều dưỡng trẻ đảm nhiệm. Rút ngắn thời gian chăm sóc người bệnh thực tế chăm sóc người bệnh của Điều dưỡng trẻ.
- Việc ghi hồ sơ chăm sóc ngay sau khi làm thủ thuật chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn thực hiện chưa tốt tại khoa. Việc này có thể dẫn đến tình trạng nhầm lẫm khi vào hồ sơ bệnh án giữa các người bệnh.
- Với số lượng Điều dưỡng viên chủ yếu là trình độ Điều dưỡng trung học, việc tiếp nhận kỹ thuật, kiến thức mới còn nhiều hạn chế, khối lượng công việc nhiều ảnh hưởng đến thời gian thực tế chăm sóc người bệnh trong có có người bệnh bị nhiễm khuẩn vết mổ.
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
- Điều dưỡng trưởng khoa có các buổi họp hằng tuần với điều dưỡng của khoa trao đổi, học hỏi và nói lên được tầm quan trọng của việc rửa tay, đeo khẩu trang đúng quy định để mỗi điều dưỡng viên ý thức được và tuân thủ.
- Điều dưỡng viên tập thay đổi thói quen để thực hiện rửa tay thường quy trước khi thay băng vết mổ nhiễm khuẩn cho người bệnh.
- Sắp xếp lại khoa phòng để phòng thay băng có đủ nước rửa tay, có nước rửa tay nhanh trong các trường hợp thay băng cho người bệnh tại giường bệnh.
- Khi đi thay băng điều dưỡng viên cần mang theo hồ sơ bệnh án để ghi chép đầy đủ ngay sau khi thay băng.
- Có các buổi trao đổi tại khoa về các tình huống cụ thể để nâng cao kĩ năng giao tiếp, rút kinh nghiệm cụ thể cho từng trường hợp để nâng cao khả năng giao tiếp cho các điều dưỡng trẻ.
- Tổ chức lại cách thức chăm sóc người bệnh ở khoa: Phân công chăm sóc theo phòng bệnh để nâng cao tinh thần trách nhiệm của các điều dưỡng viên và tạo sự gần gũi, tin tưởng cho người bệnh và người nhà người bệnh.
- Cần tuyển đủ nhân lực để phục vụ NB, đáp ứng được khối lượng công việc. - Phòng Điều dưỡng cần phối hợp với khoa Ngoại tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hành của Đ DV.
- Sắp xếp, bố trí lại thời gian làm việc của ĐDV cho phù hợp với thực tế nguời bệnh hiện tại. Giảm thời gian công việc hồ sơ, hành chính, tăng thời gian thực tế chăm sóc người bệnh.
- Hướng dẫn người nhà và người bệnh cách tự chăm sóc vết mổ, vệ sinh cá nhân, không tự ý mở vết thương để xem.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/ QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012, Tr.1-9.
2. Bộ Y tế (2004), Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh - Nhà xuất bản Y học, tập II Tr.169-172.
3. Bộ Y tế (2013), Tài liệu hướng dẫn quy trình chống nhiễm khuẩn bệnh viện - Nhà xuất bản y học tập I.
4. Chăm sóc ngoại khoa (Tài liệu thí điểm giảng dạy điều dưỡng trung học), Đề
án hỗ trợ hệ thống đào tạo 03- SIDA, HàNội, 1994.