CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khảo sát kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 25 - 27)

Một số nghiên cứu về bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ

Trên thế giới:

Theo Martin năm 2001 cho thấy ở Tây Ba Nha tỷ lệ biến chứng bàn chân là 14%. Ở Ấn Độ, nguyên nhân bệnh lý bàn chân khiến bệnh nhân phải vào viện chiếm trên 70% các trường hợp này phải can thiệp ngoại khoa. Trong nghiên cứu tại Manchester, Young và cộng sự theo dõi 496 bệnh nhân ĐTĐ cho thấy 10,2% bị loét bàn chân[4].

Ở Mỹ hàng năm có tới 50.000 trường hợp cắt cụt chi dưới ở bệnh nhân ĐTĐ, trong đó 245 cắt cụt ngón chân, 6%cắt cụt nửa bàn chân, 39% cắt cụt dưới gối và 21% cắt cụt 1/3 dưới đùi[4].

Các hoạt động trên thế giới như:

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) năm 2017 tổ chức hoạt động khám chữa cho người đái tháo đường, cách phòng biến chứng bàn chân… kết hợp với hiệp hội đái tháo đường các nước trong đó có Việt Nam, đào tạo 60 bác sĩ chuyên khoa nội tiết về đái tháo đường.

Ở Việt Nam:

Thống kê của khoa nội tiết bệnh viện chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh 25% số bệnh nhân ĐTĐ điều trị nội trú có nhiễm trùng chân[8].

Nghiên cứu của Lê Thị Tuyết Hoa(2008) về xác định yếu tố nguy cơ loét bàn chân ở người bệnh ĐTĐ đã khẳng định yếu tố nguy cơ loét bàn chân liên quan đếnhành vi của người bệnh và là yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được[7].

Nghiên cứu của Vũ Thị Là tại bệnh viện chợ Rẫy năm 2010, kiến thức trung bình về chăm sóc bàn chân là 5,6 ± 1,9; trong đó bệnh nhân có mức điểm kém dưới 5 chiếm tới 37%. Một số sai lầm trong kiến thức chăm sóc bàn chân ở nghiên cứu này bao gồm bệnh nhân không biết đươc nguy cơ mất cảm giác ở bàn chân, không biết tự kiểm tra chân hàng ngày, không biết phải lau khô bàn chân và kẽ ngón chân sau khi rửa, không biết lựa chọn giầy dép đúng và phù hợp với bàn chân ĐTĐ, không biết phải kiểm tra giày dép trước khi mang, không biết về việc không nên ngâm chân vào nước nóng, không biết cách xử trí khi bàn chân có dấu hiệu bất thường, và không biết phải đi khám bàn chân định kỳ[8].

Một số chương trình hành động:

Chương trình chăm sóc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam (VDCP) được thực hiện trong 3 năm (2013-2015), tập trung vào 5 mục tiêu hành động rõ ràng nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh đái tháo đường, chăm sóc bàn chân của bệnh đái tháo đường, thu thập dữ liệu về tình trạng biến chứng bàn chân và đưa ra giải pháp nhằm dự phòng, nâng cao kiến thức cho người bệnh. Ngày 12/08/2010, tại bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức chương trình hội thảo “Giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ và chăm sóc dự phòng bàn chân cho người bệnh ĐTĐ”, trong hội thảo, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc sức khỏe bằng chế độ ăn, dung thuốc, thập thể dục thể thao sao cho hợp lý, cung cấp các giải pháp đẩy lùi các biến chứng trong đó đặc biệt là các biến chứng về tim mạch, biến chứng thần kinh và biến chứng về bàn chân cho người bệnh.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khảo sát kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)