Phân tích thực trạng kiến thức tự chăm sóc dự phòng biến chứngbàn chân cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khảo sát kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 37 - 41)

III. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

3. Phân tích thực trạng kiến thức tự chăm sóc dự phòng biến chứngbàn chân cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa

chân cho người bệnh ĐTĐ type 2 tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định.

3.1 Kiến thức chung về biến chứng bàn chân

Theo David H. Keast ước tính có khoảng 15% người bệnh ĐTĐ có vấn đề đối với bàn chân trong suốt thời gian họ mắc bệnh[9]. Hiểu biết các nguy có thể sẽ giúp người bệnh phòng ngừa các biến chứng bàn chân có thể xảy ra. Qua kết quả nghiên cứu, phân tích tại bảng 2.1 ta thấy 16,6% người bệnh ĐTĐ biết được các yếu tố nguy cơ cao gây nên biến chứng bàn chân, có 56,7% người bệnh còn chưa hiểu đủ về các yếu tố nguy cơ, 26,7% người bệnh còn không biết các yếu tố nguy cơ này.

Về kiến thức về dấu hiệu sớm để phát hiện bệnh, cũng như việc dự phòng biến chứng bàn chân có thể xảy ra thì mức độ hiểu biết của người bệnh còn hạn chế. Mức độ hiểu biết của người bệnh lần lượt là 30% và 16,6%, tuy nhiên tỷ lệ người bệnh có hiểu biết về các hậu của của vết loét và nhiễm trùng ở chân lại khá cao chiếm 80%. Từ đó cho thấy rằng kiếm thức về tự chăm sóc bàn chân của người bệnh ĐTĐ còn nhiều hạn chế.

3.2 Kiến thức về dấu hiệu nhận biết sớm của biến chứng bàn chân

Như chúng ta đã biết, vết thương bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ cắt cụt chi dưới cao từ 10-15 lần so với người không bị ĐTĐ. Đây là sự phối hợp của một hay nhiều yếu tố liên quan hoặc không liên quan đến bệnh ĐTĐ xảy ra trước đó đối với bệnh nhân như: Tổn thương thần kinh (bệnh thần kinh ĐTĐ), tổn thương động mạch (thiếu máu nuôi dưỡng), tổn thương tĩnh mạch sâu (viêm, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, phù nề, loét), biến dạng cấu trúc bàn chân (thay đổi hình dáng bàn chân, thay đổi điểm tựa…), loạn dưỡng (bệnh lý thần kinh, hạ đường huyết mạn tính, khô da), chấn thương, nhiễm khuẩn… được gọi tên là Bệnh lý bàn chân đái tháo đường.

Theo kết quả nghiên cứu tại bảng 2.2 cho thấy có 50% người bệnh biết dấu hiệu tê bì chân, 46,7% người bệnh biết dấu hiệu ngứa rát bàn chân,36,7% người bệnh biết về dấu hiệu mức độ nhạy cảm của bàn chân, 70% người bệnh biết về dấu hiệu biến đổi màu sắc da.

3.3 Kiến thức về kiểm tra chân hàng ngày

Đa số người bệnh đã có nhận thức đúng về việc nên kiểm tra bàn chân hàng ngày bởi chính bản thân hoặc một ai đó 50% bệnh nhân có nhận thức đúng, 10% người bệnh có nhận thức sai. Trong nghiên cứu trước đó của bệnh viện chợ Rẫy [5] tỷ lệ người bệnh nhận không biết tự kiểm tra bàn chân hàng ngày là 42,5%. Qua đó ta thấy được ý thức của người bệnh trong việc kiểm tra bàn chân đã ngày một được nâng cao. 60% người bệnh đã biết kiểm tra chân trước khi đi giầy mới, 70% đã nhận thức đúng nên kiểm tra bàn chân bất kỳ khi nào cảm thấy không thoải mái, và 33,3% trả lời đúng khi cho rằng không nên chỉ kiểm tra bàn chân khi có vấn đề trước đó. Tỷ lệ nhận thức sai và trả lời không biết chiếm tỷ lệ nhỏ, 3,3% cho là sai với việc nên kiểm tra chân trước khi đi giầy mới tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của bệnh viện Chợ Rẫy là 48,1%[5].

3.4 Kiến thức về chăm sóc bàn chân

Đây là phần kiến thức rất quan trọng trong việc chăm sóc chân của người bệnh ĐTĐ. Đa số người bệnh đều biết rằng phải tuân thủ chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc theo hướn dẫn của nhân viên y tế. Tuy nhiên chỉ có người bệnh biết việc tự kiểm tra chân hàng ngày, trong khi đây là một nội dung cần đặc biệt chú ý. Theo ADA, việc kiểm tra bàn chân hàng ngày giúp người bệnh phát hiện những bất thường ở chân từ đó có các biện pháp xử trí kịp thời. Kiến thức đúng về rửa chân hàng ngày với nước ấm và xà phòng nhẹ đạt 83,3%[9]. Đối với người bệnh ĐTĐ việc cắt móng chân đúng cách rất quan trọng (cắt đầu móng chân bằng, không cắt sâu vào khóe móng, hàng tuần hoặc khi cần thiết), điều này sẽ giúp tránh bị tổn thương bàn chân xuất

3.4 Kiến thức về bảo vệ bàn chân tránh tổn thương

Theo khuyến cáo IDF, người bệnh ĐTĐ cần mang giầy dép đúng cách có thể làm giảm các yếu tố gây loét chân tới 85%. Tuy nhiên có 46,7% người bệnh trả lời đúng về việc lựa chọn giày dép phù hợp, kiểm tra giày trước khi đi là 56,7%, 60% người bệnh cho rằng mang giầy cần mang tất. Điều này cho thấy công tác giáo dục sức khỏe về bảo vệ bàn chân tránh tổn thương cho người bệnh còn ở mức thấp.

3.5 Kiến thức về tăng cường tuần hoàn bàn chân

Theo nghiên cứu của IDF và ADA, người bệnh ĐTĐ không nên hút thuốc vì hút thuốc có thể làm giảm tuần hoàn máu tới chân vì thế sẽ tăng nguy cơ cho bàn chân ĐTĐ. Người bệnh không nên đi tất quá chật, quá dầy vì sẽ làm ảnh hưởng đến tuần hoàn chi dưới, tránh ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài để máu có thể lưu thông tốt hơn[11]. Kết quả nghiên cứu tại bảng 2.6cho thấy có 26,7% trả lời không biết khi được hỏi về mang tất chật, đàn hồi, có đai cao su quanh cổ chân, 66,7% người bệnh không biết được tác hại của thuốc lá đến lưu thông tuần hoàn máu từ đó ảnh hưởng đến bàn chân của người bệnh.

3.6 Kiến thức về khám và xử trí các bất thường ở chân

Theo khuyến cáo của ADA và IDF khi da bị khô, người bệnh nên dùng kem dưỡng ẩm bôi lên chân trừ các kẽ ngón chân, và khi xuất hiện vết chai hoặc bất thường ở chân phải đi khám bác sĩ chuyên khoa. Theo bảng 2.7 cho thấy 10% có kiến thức sai về việc khám sức khỏe định kỳ cho bàn chân, xử trí khi da chân bị khô chỉ đạt 56,7%, xử trí khi có vết chai chân là 36,7%.

4.Ưu, nhược điểm

Ưu điểm

- Cơ sở vật chất của bệnh viện khang trang, sạch sẽ, phòng bệnh thoáng mát. Không có tình trạng 2 người bệnh nằm một giường. - Bệnh viện có đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế được đào tạo liên

tục,không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nhất là trong chuyên khoa về nội tiết ĐTĐ.

- Người bệnh có kiến thức tốt về chế độ ăn uống, dùng thuốc, chế độ luyện tập và đi khám định kỳ theo quy định.

Nhược điểm

- Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ về vấn đề chăm sóc bàn chân còn hạn chế. Chưa có tranh ảnh, áp phích để giáo dục sức khỏe cho người bệnh.

- Sự quá tải trong công việc vì vậy chưa có nhiều thời gian để tư vấn và giáo dục sức khỏe.

- Người bệnh còn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề chăm sóc bàn chân, chỉ khi phát hiện các biến chứng mới chú ý đến nó.

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) khảo sát kiến thức chăm sóc bàn chân của người bệnh đái tháo đường type 2 tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)