Nghĩa biểu tợng của hình ảnh con cò

Một phần của tài liệu on van9 thi vao 10 (Trang 53 - 54)

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm:

1. nghĩa biểu tợng của hình ảnh con cò

Hình tợng con cò là một môtíp rất quen thuộc của ca dao truyền thống (là biểu tợng của ngời nông dân lao động vất vả, cần cù trên đồng ruộng, nơi đầu sông bến bãi để kiếm ăn; là hình ảnh của những ngời phụ nữ lam lũ, nhọc nhằn mà giàu đức hy sinh, giàu lòng vị tha và tràn đầy niềm vui cuộc sống).

Hình ảnh con cò – cánh cò trắng làm nền và xuyên suốt bài thơ, nối liền các đoạn thơ, khi là thực, khi là biểu tợng; không cụ thể, cũng không tĩnh tại mà phát triển theo từng đoạn thơ nhng vẫn mang tính thống nhất.

Với ý nghĩa ẩn dụ: Con cò là hình ảnh ngời nông dân, ngời phụ nữ vất vả, cực nhọc nhng giàu đức tính hy sinh.

* ở đoạn đầu, hình ảnh con cò đợc gợi tả ra trực tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru.

+ Con cò bay lả... từ cổng phủ bay ra cánh đồng; ... ; bay về Đồng Đăng → Gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xa, từ làng quên đến phố xá bình yên, êm ả.

+ Con cò mà đi ăn đêm ... Cái cò lặn lội bờ sông ... → Con cò tợng trng cho những

ngời mẹ, ngời phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống, nuôi chồng còn.

- Con cò ăn đêm ... Cò sợ sáo măng → Qua lời ru, dờng nh mẹ còn dự cảm cả những

điều không hay có thể đến với con. Nhng “ngủ yên...” mẹ sẵn sàng che chở, bao bọc cho con. Tấm lòng của mẹ dịu dàng ấm áp, trong trẻo tơi tắn nh hơi thở mùa xuân.

→ Những con cò trắng muốt vỗ cánh từ ca dao, bay vào trong giấc ngủ của con, đến với tâm hồn ấu thơ của con một cách tự nhiên, vô thức, bản năng nh dòng sữa mẹ ngọt ngào thơm mát. Đây chính là sự khởi đầu con đờng đi vào thế giới tâm hồn con ngời của những lời ru, của ca dao dân ca... Tuy cha hiểu và cũng cha cần hiểu nội dung của lời ru nhng điệu hồn dân tộc và nhân dân cứ thấm dần vào tinh thần bé, nuôi dỡng tâm hồn bé bằng âm điệu dịu dàng, ngân nga của tình mẹ bao la. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống: “Ngủ yên! ngủ yên!... chẳng phân vân .”

* Cánh cò đi vào trong tâm hồn trẻ thơ cùng với âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con ngời suốt chặng đờng đời.

- Từ tuổi ấu thơ trong nôi: Con ngủ yên thì cò cũng ngủ Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

- Đến tuổi tới trờng: Mai khôn lớn con theo cò đi học Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.

- Và đến lúc trởng thành: Cánh cò trắng bay hoài không nghỉ Trớc hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn.

→ Hình ảnh con cò tiếp tục sự sống trong tâm thức mỗi ngời. Bằng sự liên tởng phong phú độc đáo của tác giả, cánh cò bay ra từ những bài ca dao nhẹ nhàng, sâu lắng, vỗ cánh theo bớc chân và nâng đỡ tâm hồn con ngời. Nó mang ý nghĩa biểu tợng về lòng mẹ, về sự chở che, bao dung, dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của mẹ hiền chắp cánh cho cả ớc mơ con. Cánh cò và tuổi thơ; cánh cò và cuộc đời; cánh cò và tình mẹ... Rõ ràng, ở đây đã có sự gắn bó, hoà quyện. Cái màu trắng phau phau của cánh cò, dịu dàng êm ả của cánh cò bay lả bay la, cứ nh thế gắn với mỗi con ngời trên bớc đờng khôn lớn, trởng thành. Con đắp chung chăn hay con đắp cánh cò? Cánh cò theo chân con tung tăng tới lớp; cánh cò lại che, lại quạt hơi mát vào câu thơ mới viết của con. Cách tởng tợng và liên tởng thật lạ, lạ đến ngỡ ngàng mà cũng rất đỗi thân quen.

- Hình ảnh con cò là biểu tợng cho tấm lòng ngời mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt cuộc đời.

Nhà thơ đã khái quát thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững và sâu sắc. “Dù ở gần con... Yên con”

- Từ sự thấu hiểu tấm lòng ngời mẹ, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc:

“Con dù lớn... lòng mẹ vẫn theo con”

* Phần cuối trở lại với âm hởng lời ru và đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tợng

con cò:

“Một con cò thôi ... Vỗ cánh qua nôi”

→ Rồi con sẽ khôn lớn, có thể sẽ không còn ở bên mẹ nữa. Nhng có một điều bao giờ cũng đúng nh chân lý cuộc đời: Con dù ... Vẫn theo con“ ”. Dù con đã trởng thành, đã nếm trải mọi lẽ ở đời thì bao giờ con cũng là con của mẹ, mẹ luôn luôn mong muốn, chở che, bao bọc cho con nh lúc còn ở trong nôi.

Đến gần cuối bài thơ, hai tiếng “à ơi” mới cất lên → là lúc mẹ gửi trong cánh cò cả cuộc đời của mẹ, có khi là cả những cay đắng lẫn ngọt bùi. Không có một hình ảnh cụ thể nào, song ta hiểu trong cánh cò kia có chất chứa cả những nông sâu của cuộc đời. Hơn cả chức năng “ru ngủ”, những câu hát của mẹ còn là nơi giãi bày tình cảm, thổ lộ tâm t.

Mẹ muốn mang theo cánh cò bay lả bay la và cả sắc trời đến hát cho con. ở đây, theo Chế Lan Viên, mẹ có nói đến điều gì, cánh cò của mẹ có mang ý nghĩa gì thì tất cả đều hớng cho con, dành trọn cho con.

Một phần của tài liệu on van9 thi vao 10 (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w