Những ưu điểm và tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh tổn thương tủy sống điều trị tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh sơn la năm 2019 (Trang 37)

2.5.1. Ưu điểm

- Tại khoa Ngoại chỉnh hình có 9 điều dưỡng, kỹ thuật viên. Điều dưỡng trong khoa đều có trách nhiệm trong chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

- Áp dụng Thông tư 07/2011/TT-BYT về “Hướng dẫn công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện”.

- Điều dưỡng tận tình, chu đáo trong chăm sóc người bệnh.

- Khoa có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh.

- Áp dụng mô hình chăm sóc theo đội, nên dễ dàng trong CSNB.

- Điều dưỡng tích cực học tâp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

2.5.2. Tồn tại

- Chưa có quy trình chăm sóc người bệnh Tổn thương tủy sống thống nhất trong toàn Khoa.

- Vệ sinh hàng ngày cho người bệnh là do người nhà làm.

- Người bệnh tổn thương tủy sống chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh, việc tư vấn còn chung chung và chưa thật sự được quan tâm.

- Người bệnh Tổn thương tủy sống chưa được quan tâm, động viên kịp thời về mặt tinh thần.

- Nguồn nhân lực Điều dưỡng của Khoa còn thiếu. 2.6. Nguyên nhân

- Điều dưỡng chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác

chăm sóc người bệnh tổn thương tủy sống; chưa có đầy đủ kiến thức về bệnh, phương pháp điều trị, dự phòng và chăm sóc.

- Do nguồn nhân lực Điều dưỡng thiếu, nên chưa đảm bảo được công tác vệ sinh cho người bệnh hàng ngày, chưa động viên kịp thời tinh thần người bệnh.

- Do kiến thức còn hạn chế, nên chưa thật tự tin trong tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế.

Chương 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP

- Xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh Tổn thương tủy sống thống nhất trong toàn Khoa và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình.

- Tổ chức tập huấn về kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh Tổn thương tủy sống trong sinh hoạt chuyên môn hàng tháng.

- Định kỳ triển khai thăm dò, lấy ý kiến của người bệnh và người nhà trước khi ra viện về công tác chăm sóc của Điều dưỡng.

- Tổ chức thi Điều dưỡng, kỹ thuật viên giỏi giữa các khoa trong bệnh viện và tăng cường nguồn nhân lực Điều dưỡng cho Khoa.

- Bệnh viện cần tăng cường bồi dưỡng đào tạo lại và đào tạo liên tục cho đội ngũ Điều dưỡng viên về chuyên môn, nghiệp vụ; kỹ năng chăm sóc toàn diện theo đội và kỹ năng làm việc nhóm.

- Chú trọng hơn nữa về công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe cho đội ngũ Điều dưỡng, kỹ thuật viên; góp phần hạn chế tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tổn thương tủy sống.

- Bệnh viện cần có giải pháp tích cực, hữu hiệu để giải quyết tình trạng quá tải người bệnh như hiện nay.

KẾT LUẬN

Thực trạng chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh tổn thương tủy sống điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La năm 2019:

Bệnh viện đã làm khá tốt công tác điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh tổn thương tủy sống. Đây là nơi mà người bệnh tin tưởng, hài lòng về chất lượng điều trị, chăm sóc. Tuy nhiên, do chưa có quy trình chăm sóc thống nhất, Điều dưỡng chưa được đào tạo cập nhật liên tục về kiến thức; do vậy, còn một số hạn chế cần được khắc phục.

Đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc người bệnh tổn thương tủy sống tại bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh Sơn La:

Bệnh viện cần xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh tổn thương tủy sống và triển khai thực hiện chăm sóc người bệnh một cách toàn diện. Điều dưỡng cần thường xuyên tham gia các lớp tập huấn để bổ sung và cập nhật kiến thức về chăm sóc toàn diện cho người bệnh tổn thương tủy sống. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe để người dân biết cách sơ cứu ban đầu cho người bệnh tổn thương tủy sống, góp phần hạn chế mức thấp nhất di chứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đỗ Thị Ngọc Anh (2015), Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chấn thương tủy sống giai đoạn tái hòa nhập cộng đồng, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân

y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.

2. Bộ môn Phục hồi chức năng Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Phục hồi chức năng (dùng đào tạo cử nhân điều dưỡng), NXB Giáo dục, tr.65-66.

3. Bộ môn Phục hồi chức năng - Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Phục hồi chức

năng tổn thương tủy sống- Bài giảng Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng, Nhà

xuất bản Y học, tr. 126-139.

4. Bệnh viện PHCN tỉnh Sơn La (2016), Báo cáo tổng kết công tác khám, chữa bệnh năm 2016, phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm năm 2017.

5. Bệnh viện PHCN tỉnh Sơn La (2017), Báo cáo tổng kết công tác khám chữa bệnh năm 2017, phương hướng và nhiệm vụ năm 2018.

6. Cao Minh Châu (2009), Phục hồi chức năng, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr.33-40, tr.66-77, tr.82, tr.100.

7. Nguyễn Phương Sinh (2012), Nghiên cứu hiệu quả phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân chấn thương cột sống có liệt tuỷ bằng phương pháp tập thở tự điều khiển, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.

8. Cầm Bá Thức (2008), Nghiên cứu thực trạng bệnh nhân liệt hai chi dưới do chấn thương tuỷ sống tại cộng đồng và đề xuất một số giải pháp can thiệp. Luận án

tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.

9. Nguyễn Anh Tú (2016), Đánh giá một số khía cạnh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân chấn thương tủy sống và yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện Bạch Mai,

Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, Trường Đại học Y tế công cộng.

10. Vũ Thị Hiền Trinh (2005), Nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng và kết quả phục hồi chức năng cho bệnh nhân tổn thương tủy sống tại Trung tâm Phục hồi chức năng bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa. Trường Đại học Y Hà

Nội.

11. Bộ Y tế (2013), Thông tư 46/2013-TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2013, Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ sở phục hồi chức năng.

công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

13. Đỗ Đào Vũ (2006), Bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt tứ chi sau chấn thương cột sống cổ, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú,

Trường Đại học Y Hà Nội.

14. Đỗ Đào Vũ (2014), Nghiên cứu hiệu quả điều trị bàng quang tăng hoạt do nguyên nhân thần kinh bằng tiêm BoNT/A trong phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống, Luận văn tốt nghiệp tiến sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà

Nội. Tiếng Anh

15. Akkoç Y., Ersöz M., Yıldız N., et al. (2013), Effects of different bladder management methods on the quality of life in patients with traumatic spinal cord

injury, Spinal Cord, 51(3), 226–231.

16. Cushman D.M., Thomas K., Mukherjee D., et al. (2015), Perceived Quality of Life With Spinal Cord Injury: A Comparison Between Emergency Medicine and

Physical Medicine and Rehabilitation Physicians. PM&R, 7(9), 962–969.

17. Joy B. (2012), Relationship of nursing education and care management inpatient rehabilitation interventions and patient characteristics to outcomes following

spinal cord injury: The SCIRehab project, The Journal of Spinal Cord Medicine.

18. Leeuwen C.M., Kraaijeveld S., Lindeman E., et al. (2012), Associations between psychological factors and quality of life ratings in persons with spinal cord

injury: a systematic review. Spinal Cord, 50(3), 174–187.

19. Mortenson W.B., Noreau L., và Miller W.C (2010), The relationship between and predictors of quality of life after spinal cord injury at 3 and 15 months after

DANH SÁCH BỆNH NHÂN LIỆT TỦY

ĐẾN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH SƠN LA

Stt Họ và tên

Tuổi

Địa chỉ Ghi chú

Nam Nữ

1. Lò Văn Phan 44 Tông lệnh thuận châu 1. Đỗ Trung Quang 71 TK 19 Hát Lót Mai Sơn 2. Nguyễn Thị Phường 20 Hạt 8 - Mường Hung Sông Mã 3. Lò Văn Trọng 48 Xã Hồng Ngài - Bắc Yên

4. Hà Văn Ính 46 Xã Chiềng Mung - Mai Sơn

5. Thào Giống Sếnh 50 Chiềng Ly - Thuận Châu

6. Giàng Nó Súa 36 Huyện Sông Mã

7. Vũ Thị Oanh 45 P. Chiềng Lề - TP Sơn La 8. Lò Văn Dương 20 Bon Phặng - Thuận Châu

9. Lê Văn Huệ 48 Cò Nòi - Mai Sơn

10. Quàng Văn Yêu 71 Nậm Lầu - Thuận châu 11. Phạm Thị Thêu 34 TK 2 mường Bú - Mường La

12. Lò Văn Ỉnh 20 Xã Đứa Mòn - Sông Mã

13. Lê Xuân Ba 32 Chiềng khoang - Quỳnh Nhai 14. Tòng Văn Hải 20 Chiềng Đông - Mai Sơn 15. Nguyễn Văn Khánh 18 Chiềng Xôm - Sơn La 16. Quàng Văn Lả 52 Chiềng Cọ - Sơn La 17. Lò Văn Lương 22 Bó Mười - Thuận Châu 18. Trần Thanh Phúc 64 P. Chiềng lề - Sơn La 19. Lường Văn Hơn 45 Chiềng Pấc - Thuận châu

20. Lê Đức Lập 51 P. Tô Hiệu - TP Sơn La

21. Cầm Văn Nguyện 19 Chiềng Đông - Mai Sơn 22. Nông Trung Tuyến 37 Cò Nòi - Mai Sơn

23. Mùi Văn Thi 22 Noong Luông - Mộc Châu

24. Vàng A Trư 23 Mường La - Sơn La

25. La Văn Duyên 29 Mường Giàng - Quỳnh Nhai

27. Lường Văn Thắm 28 Chiềng Ly - Thuận châu 28. Phạm Thị Thúy Hạnh 57 TP Lào Cai

29. Phạm Thị Hưởng 39 TK 2 - Hát lót - Mai Sơn 30. Quàng Văn Lả 54 Chiềng cọ - Thuận Châu

31. Lò Thị Sâu 45 Mường Giàng - Quỳnh Nhai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc, phục hồi chức năng người bệnh tổn thương tủy sống điều trị tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh sơn la năm 2019 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)