Qua việc thực hiện và theo dõi về quá trình giáo dục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh tại Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình trong tháng 6 năm 2019. Tôi thấy công tác giáo dục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh được thực hiện qua các bước sau:
Trong tổng số 07 hộ sinh/điều dưỡng thì có 06 là chăm sóc chính, còn lại làm công tác hành chính, 06 hộ sinh chăm sóc này đều tham gia vào quá trình tư vấn cho sản phụ sau sinh.
100% hộ sinh/điều dưỡng tham gia vào công tác tư vấn giáo dục sức khỏe đầu thực hiện đầy đủ các nội dung cần tư vấn cho bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên có những nội dung còn sơ sài, cần bổ sung thêm.
Việc tư vấn sức khỏe diễn ra tại giường bệnh khi hộ sinh/điều dưỡng có thời gian hoặc lồng ghép khi đi buồng, đi tiêm. Do đó giáo dục sức khỏe diễn ra bất kỳ lúc nào trong quá trình sản phụ nằm viện.
Sản phụ ngay sau khi sinh được đưa về khoa, phòng và được hộ sinh/điều dưỡng phụ trách phòng/ buồng tư vấn, hướng dẫn chế độ theo dõi và chăm sóc ngay sau đẻ:
- Theo dõi sản dịch: 100% hộ sinh/điều dưỡng đã hướng dẫn sản phụ về cách theo dõi và báo cáo khi có dấu hiệu bất thường về sản dịch. Bình thường trong
18
2-3 ngày đầu sau sinh, sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang màu đỏ sậm. Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 chất dịch loãng hơn, lẫn với chất nhầy lừ lờ như máu cá. Từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12, sản dịch chỉ còn là một chất nhày trong, ít đi dần dần. Nếu bị nhiễm trùng sản dịch có mùi hôi, có thể có lẫn mủ.
- Sự xuống sữa: Hộ sinh/điều dưỡng đã hướng dẫn cách vệ sinh vú khi sữa xuống, thao tác massage để tăng cường tiết sữa. Cũng như cách cho con bú càng sớm càng tốt.
Nội dung giáo dục sức khỏe: Sau khi sinh, lượng sữa non tăng dần lên. Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh có hiện tượng lên sữa. Sản phụ sẽ thấy vú căng cứng, đau nhức, có thể sốt nhẹ (38-38,5oC), đôi khi kèm nhức đầu, khó chịu. Tình trạng căng sữa có thể kéo dài 24-48 giờ, sau đó sữa thực sự sẽ chảy ra. Nếu căng sữa nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, bú đúng cách và vắt sữa dư. Trong trường hợp sữa bị tắc cần vệ sinh, xoa bóp, chườm… làm thông sữa.
- Có 06 hộ sinh/điều dưỡng hướng dẫn vệ sinh vết mổ/ vết cắt tầng sinh môn cũng như vệ sinh thân thể.
Nội dung hộ sinh/ điều dưỡng tư vấn: Vết khâu tầng sinh môn cần được kiểm tra (xem có bị sưng về, bầm tím, đỏ, đau nhiều, có tụ máu âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ…) và sát khuẩn 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng, sản phụ nên tự rửa thêm khi có tiểu tiện, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài, vết khâu tầng sinh môn sẽ chậm lành và dễ bị nhiễm trùng, tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh táo bón… Kháng sinh thường được bác sĩ cho sử dụng trong 5 ngày. Nếu vết khâu tầng sinh môn tốt và lớp da khâu bằng chỉ không tiêu thì thường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sinh.
- Vận động sau sinh: Hộ sinh/ điều dưỡng phụ trách các buồng cũng đã hướng dẫn sản phụ tích cực vận động để co tử cung và sản dịch nhanh hơn. Trong 6 giờ sau sinh nên nghỉ ngơi tại giường, sau đó ngồi dậy và có thể tự làm các việc vệ sinh cá nhân, nên vận động nhẹ nhàng những ngày sau sinh, để giúp tử cung co hồi. Trong giai đoạn hậu sản không nên tập thể dục gắng sức, mà chỉ nên áp dụng các động tác nhẹ nhàng như tập co cơ vùng đáy chậu, xoa thành bụng giúp tử cung co hồi. Đã có 06 hộ sinh/điều dưỡng có giáo dục cho sản phụ về nội dung này.
- Chế độ ăn uống và sử dụng thuốc khi cho con bú: Ăn đủ 4 thành phần như ô vuông thức ăn, (thịt, trứng, sữa, rau, củ, quả…) hợp khẩu vị, luôn thay đổi để
19
không bị chán, cần uống nhiều nước để tiết sữa tốt. Khi sử dụng thuốc cần theo đúng chỉ định của thầy thuốc. Nội dung này 100% họ sinh/điều dưỡng đều thực hiện, tuy nhiên cũng chưa cụ thể theo ô vuông thức ăn, mới chỉ dừng lại ở mức chung chung, chưa rõ ràng nên sản phụ cũng như người nhà thực hiện chế độ dinh dưỡng chưa được tốt lắm, chưa đúng như ô vuông thức ăn.
- Ngoài ra sản phụ có những thắc mắc gì thì đều được các hộ sinh/điều dưỡng tư vấn, giải thích giúp sản phụ không lo lắng về tình trạng sức khở của mẹ cũng như của trẻ.
Những ngày sau sản phụ cũng được hộ sinh/điều dưỡng thường xuyên quan tâm, thăm hỏi xem có vấn đề gì còn lo lắng hay gặp khó khăn gì trong quá trình nằm viện hay không.
Khi sản phụ xuất viện: Hộ sinh/điều dưỡng bác sĩ cũng đã tư vấn, hướng dẫn các nội dung tự theo dõi tại nhà, chăm sóc tại nhà. Hầu hết các sản phụ sau khi xuất viện đều có kiến thức tương đối về những nội dung cần theo dõi, chăm sóc tại nhà.
20
Hình 2.5. Hướng dẫn cho con bú