Những ưu điểm và những điểm còn tồn tại trong công tác giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa thành phố thái bình năm 2019 (Trang 29)

khỏe cho bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2019.

Thực tế trong năm gần đây tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình có nhiều tiến bộ trong công tác chăm sóc người bệnh cũng như trong công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh. Tuy nhiên trong chuyên đề này tôi cũng nhận thấy những ưu điểm và tồn tại như sau:

2.4.1. Về ưu điểm

- Sản phụ khi đến bệnh viện được tiếp đón chu đáo, giải quyết các thủ tục nhanh chóng giúp cho người bệnh giảm bớt lo lắng, yên tâm điều trị.

- Người bệnh điều trị tại bệnh viện, việc kiểm tra thăm khám, thực hiện thuốc do hộ sinh/ điều dưỡng trong khoa theo dõi, thực hiện hàng ngày. Điều đó giúp cho công tác điều trị đạt kết quả cao bởi sự giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh trong việc theo dõi và chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh.

- Bệnh viện đã có khoa dinh dưỡng, chế độ ăn dành cho người bệnh luôn được đảm bảo dinh dưỡng, cũng như phòng tránh được những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe người bệnh, giúp cho sản phụ và gia đình sản phụ yên tâm điều trị.

21

- Kỹ năng tư vấn của hộ sinh/điều dưỡng còn chưa đồng đều, còn hạn chế. - Bệnh viện chưa có phòng tư vấn riêng vì vậy công việc tư vấn chưa mang lại hiệu quả cao, sản phụ ngại trao đổi trước các sản phụ khác.

- Khối lượng công việc khá nhiều: khoa có 07 hộ sinh/điều dưỡng, trong đó có 06 hộ sinh/điều dưỡng phụ trách chăm sóc tại phòng, buồng và trực tiếp tư vấn, giáo dục sức khỏe cho sản phụ mà có tới 65 sản phụ sinh tại Khoa Sản trong tháng 6/2019.

- Do đó hộ sinh/điều dưỡng của khoa chưa dành được nhiều thời gian để tư vấn cho sản phụ được tỷ mỉ, kỹ lưỡng được.

2.5. Nguyên nhân của những việc đã làm được và chưa làm được. Nguyên nhân của những việc đã làm được:

- Bệnh viện có những công cụ để tư vấn giáo dục sức khỏe cho sản phụ như: tài liệu, hình ảnh, pano... giúp hộ sinh/điều dưỡng dễ dàng áp dụng trong công tác tư vấn cho sản phụ.

- Có chủ trương của ban lãnh đạo, cũng như hiểu được tầm quan trọng của tư vấn giáo dục sức khỏe.

Nguyên nhân của những việc còn tồn tại:

- Hộ sinh/điều dưỡng còn thiếu nhân lực, trong khi số lượng sản phụ sinh tại khoa khá đông.

- Hộ sinh/điều dưỡng chưa được đào tạo chuyên sâu về giáo dục sức khỏe. - Cơ sở vật chất còn hạn chế, chưa có phòng tư vấn giáo dục sức khỏe.

22

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP

Nhằm cải thiện công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2019. Tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau:

(1) Tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm đã đạt được. (2) Nâng cao trình độ công tác chuyên môn:

Bệnh viện cần lên kế hoạch cụ thể trong công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác chuyên môn.

- Đào tạo dài hạn: Bác sĩ chuyên khoa chuyên ngành sản, chuyên ngành nội tiết, chuyên ngành nhi khoa. Cử nhân điều dưỡng đại học, chuyên khoa I, cử nhân xét nghiệm...

- Đào tạo ngắn hạn: Bác sĩ chuyên khoa sơ bộ sản.

- Đào tạo theo chủ đề chuyên môn: Các kỹ thuật của hộ sinh/điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh.

(3) Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử cho đội ngũ cán bộ bệnh viện. Lên kế hoạch mở các lớp tập huấn về kỹ năng giao tiếp ứng xử, tư vấn, truyền thông giáo dục sức khỏe.

(4) Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

- Thành lập đội chăm sóc khách hàng tại các khoa phòng với nhiệm vụ đón tiếp, hướng dẫn, chỉ dẫn người bệnh, gia đình người bệnh khi đến bệnh viện.

- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những gương điển hình và xử lý sai phạm nếu có.

(5) Xây dựng quy trình chăm sóc chuẩn phù hợp với đặc điểm của khoa phòng, bệnh viện và địa phương.

(6) Cần phối hợp với gia đình và một số ban ngành khác để tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, lồng ghép giáo dục sức khỏe với chăm sóc

23

và điều trị nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

(7) Lên kế hoạch xây dựng, bố trí phòng tư vấn riêng, phòng điều trị tại Khoa Sản và mua sắm thêm các trang thiết bị cho một số khoa phòng khác nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung và cho sức khỏe sinh sản nói riêng.

Formatted: Font: 13 pt

24 KẾT LUẬN

Qua kết quả báo cáo chuyên đề ở trên về thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh tại Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Thái Bình năm 2019. Tôi có thể đưa ra kết luận như sau:

Thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh

Các bước trong công tác quản lý được thực hiện tương đối đầy đủ, có nhiều điểm tích cực như:

- Sản phụ đến viện được tiếp đón chu đáo, giải quyết các thủ tục nhanh giúp cho sản phụ giảm bớt lo lắng khi đến viện.

- Sản phụ được hộ sinh/điều dưỡng theo dõi, chăm sóc phù hợp và thực hiện thuốc đúng, giúp sản phụ yên tâm điều trị.

- Bên cạnh những mặt đã làm tốt vẫn còn một số hạn chế

Một số giãi pháp nhằm cải thiện thực trạng này

Để cải thiện có hiệu quả công tác Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh cần:

- Tiếp tục duy trì và phát huy những ưu điểm đã đạt được.

- Nâng cao trình độ công tác chuyên môn.

- Nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử cho đội ngũ cán bộ bệnh viện.

- Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

- Xây dựng quy trình chăm sóc chuẩn phù hợp với đặc điểm của khoa phòng, bệnh viện và địa phương.

- Phối hợp giữa gia đình và một số ban ngành khác để tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, lồng ghép giáo dục sức khỏe với chăm sóc và điều trị nhằm nâng cao kiến thức cho người bệnh mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

- Bên cạnh đó bệnh viện cần đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho một số khoa phòng khác nhằm nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung và cho sức khỏe sinh sản nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2009) - Điều dưỡng sản phụ khoa, NXB Y học.

2. Bộ Y tế (2009) - Tạp chí Y học thực hành, số 660,661.

3. Bộ Y tế thông tư 07/2001/TT-BYT về việc hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

4. Bộ Y tế (2001), Quyết định của bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành qui định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế, Hà Nội.

5. Bộ Y tế (2008), Điều dưỡng Sản phụ khoa, NXB Giáo dục.

6. Bộ Y tế (2016), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh

sản.

7. Bộ Y tế và Liên hợp quốc tại Việt Nam (2011), “ Đánh giá người đỡ đẻ có kỹ

năng ở Việt Nam”

8. Bộ Y tế và Quỹ dân số Liên hợp quốc (2011), Báo cáo rà soát thực hiện can

thiệp về làm mẹ an toàn, tập trung vào cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2006-2010.

9. Bộ Y tế - Số 4637/QĐ-BYT-2014: Quyết định về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.

10. Đại học Y Hà Nội (2015), Giáo trình Bệnh viện học Sản phụ khoa. NXB Y

học.

11. Phạm Văn Lình và Cao Ngọc Thành (2007), Sản phụ khoa, NXB Y học, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác giáo dục sức khỏe cho bà mẹ sau sinh của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa thành phố thái bình năm 2019 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)