Giáo dục sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản tại khoa ngoại tiết niệu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ 6 tháng đầu năm 2019 (Trang 25)

Để tránh sỏi tái phát cần tuyên truyền cho NB:

- Uống nhiều nước trong ngày (2 - 3 lít/ngày), uống nhiều lần trong ngày, tránh tình trạng khát nước.

- Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý:

+ NB có sỏi calci nên hạn chế ăn tôm, cua, sò, cá biển, trứng…

+ NB có sỏi acid uric nên hạn chế ăn thịt, tôm, đậu, thức ăn lên men, cần tăng cường ăn rau cải, trái cây (trừ mận, nho) để tăng tính kiềm trong nước tiểu.

+ NB có sỏi oxalate nên hạn chế trà, cà phê, đậu.

+ NB có sỏi phosphate nên hạn chế ăn đậu phộng, sữa, phô mai, ngô để giảm phosohate trong nước tiểu; cần tăng cường trứng, cá, mận để tăng acid trong nước tiểu.

+ NB có sỏi cystine cần tăng cường rau cải, rau xanh, trái cây (trừ mận, nho) để tăng tính kiềm trong nước tiểu.

- Điều trị và phòng bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu

- Hưỡng dẫn NB vệ sinh trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, tẩy giun định kỳ.

- Khi có dấu hiệu bất thường cần tái khám. Kiểm tra siêu âm đường tiết niệu định kỳ [4]

CHƯƠNG 2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 2.1. Đặc điểm bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ

Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Thọ là Bệnh viện tuyến cao nhất của tỉnh Phú Thọ, được xếp loại Bệnh viện hạng I với quy mô 1500 giường bệnh, tổng số cán bộ viên chức Bệnh viện trên 1400 cán bộ, trong đó có 420 bác sĩ.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ có tổng số 43 Khoa, Phòng, Trung tâm bao gồm 9 Phòng chức năng, 7 Khoa cận lâm sàng, 25 Khoa lâm sàng và 7 Trung tâm (Trung tâm Đào tạo và chỉ đạo tuyến, Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Ung bướu, Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, Trung tâm Huyết học truyền máu và Trung tâm xét nghiệm tự động, trung tâm sản nhi).

Hình 2.1. Hình ảnh tổng thể BVĐK tỉnh Phú Thọ

2.2. Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản 2.2.1. Người bệnh sỏi niệu quản/ THA 2.2.1. Người bệnh sỏi niệu quản/ THA

- Họ tên bệnh nhân: Nguyễn Xuân An. tuổi: 58 - Địa chỉ: Xuân An- Yên Lập- Phú Thọ

- Ngày/giờ vào viện: 14 tháng 10 năm 2019

- Lý do vào viện: đau bụng mạn sườn phải/ Tăng huyết áp - Chăm sóc: Người bệnh sỏi niệu quản (P)/ THA

2.2.1.1. Nhận định điều dưỡng  Toàn trạng:

- Người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt - Da không xanh niêm mạc kém hồng

- Thể trạng trung bình: cao: 165 cm cân nặng: 58kg - BMI: 19

Dấu hiệu sinh tồn:

- Mạch:78 lần/ phút - Huyết áp: 140/90 mmHg - Nhịp thở: 20

- Nhiệt độ:370c  Cơ năng:

- NB đau tức vùng thắt lưng, tiểu khó, tiểu nhiều lần, nước tiểu màu vàng.không đái buốt, đái rắt

- NB đại tiện ngày 1 lần

- NB ngủ 4-5 tiếng/ngày.giấc ngủ chập chờn không sâu giấc - Nb ăn ngày 3 bữa:

- Bữa sáng : ½ bát cháo thịt.trưa và tối mỗi bữa ăn được 2 lưng cơm với thịt lợn và canh rau

- Vận động: NB tự vận động được nhưng đi lại hạn chế do đau mỏi vùng thắt lưng phải.

- Vệ sinh: Người bệnh tự vệ sinh thân thể, răng miệng ngày 2 lần: sáng, tối.  Thực thể:

- Bụng mềm không chướng - Hố chậu mềm

- Chạm thận (+) - Bập bềnh thận (+)

Tiền sử

- Bản thân:

- Bị THA 10 năm nay điều trị thường xuyên. - Phát hiện sỏi thận cách đây 2 năm

- Kinh tế: bình thường - Tâm lý: Lo lắng về bệnh

2.2.1.2. Chẩn đoán và các can thiệp điều dưỡng

 NB có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu do sỏi kẹt

Cho người bệnh đi lại nhẹ nhàng trong phòng

- Chườm ấm vùng hạ vị, tắm với nước ấm - Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài 2 lần/ngày

Thực hiện y lệnh thuốc + Vitamin k 5mg x 4 ống Tiêm tĩnh mạch 8h -20h + Ceftriaxone 1g x 2 ống Tiêm tĩnh mạch 8h-20h  NB đau tức vùng thắt lưng

- Đặt người bệnh nằm phòng yên tĩnh, thoáng mát - Chườm ấm vùng hạ vị

- Dặn bệnh nhân không vận động mạnh, làm việc nặng - Thực hiện y lệnh thuốc

- Atropin sunfat 0,25mg x 2 ống - Dimedron 10mg x 2 ống - Tiêm bắp 08h

 NB lo lắng trước mổ

- Cho NB ăn nhẹ dễ tiêu ngày3 bữa mỗ bữa 1 bát cơm với thịt và rau - Dung dịch Glucosse 5% x 500ml

- Truyền tĩnh mạch XL giọt/ phút

Thuốc Huyết áp

- Để người bệnh nằm phòng yên tĩnh nghỉ ngơi hợp lý - Vệ sinh cá nhân răng miệng đặc biệt là vùng sẽ mổ

- Giải thích động viên để bệnh nhân và người nhà tin tưởng phối hợp tốt - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

NB được phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản vào hồi 10h ngày….sau mổ người bệnh về khoa:

2.2.1.3. Chăm sóc 24h đầu + Nhận định sau mổ  Toàn trạng

- NB tỉnh chậm, tiếp xúc tốt

- Da xanh, niêm mạc hồng nhạt không phù không xuất huyết dưới da. Mạch 90 lần/ phút. HA 130/90mmHg. Nhiệt độ 370 C.

 Cơ năng

- NB đau nhiều vết mổ, không nôn, không buồn nôn. - NB chưa trung tiện, đại tiện

 Thực thể:

- Bụng mềm không chướng di động đều theo nhịp thở

- Vết mổ có 4 vết mỗ vết 2 mũi chân chỉ.vết mổ khô không chồng mép, không sole không tấy đỏ có ít dịch máu thấm băng.

+ Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng

 Nguy cơ rối loạn các dấu hiệu sinh tồn do tác dụng của thuốc gây mê

Can thiệp điều dưỡng

- Chăm sóc về hô hấp:

+ Đặt Canuyn Mayo đề phòng tụt lưỡi, hút đờm rãi, cho nằm đầu nghiêng sang 1 bên tránh chất nôn trào ngược vào đường hô hấp.

+ Mắc monitoring cho người bệnh - Chăm sóc tuần hoàn:

+ Theo dõi mạch: tần số, biên độ, nhịp độ/ph. - Chăm sóc nhiệt độ:

+ NB nằm đúng tư thế sau phẫu thuật. cho NB nằm nghiêng về 1 bên + Thực hiện y lệnh thuốc sau mổ.

+ Nguy cơ chảy máu vết mổ do vết mổ cắt qua nhiều cơ, làm tổn thương nhiều mạch máu.

Can thiệp điều dưỡng:

- Theo dõi tình trạng chảy máu, đã kiểm tra vết mổ không có máu thấm băng thêm. - Đã theo dõi dấu hiệu sinh tồn: M, T, HA, NT.

Hình 2.2. Điều dưỡng thay băng vết mổ và dẫn lưu

+ Nguy cơ tắc ống dẫn lưu, sonde niệu đạo - bàng quang

Can thiệp điều dưỡng

- Theo dõi dẫn lưu hố thận và sode niệu đạo bàng quang thì thấy:

- Dẫn lưu hố thận:

- Dẫn lưu hố thận chảy ra ít dịch tiết, dịch máu. Dịch chảy qua ống số lượng 50ml. - Sonde niệu đạo bàng quang: có 200ml nước tiểu màu vàng nhạt, không có máu.

Hình 2.3. Dẫn lưu hố thận và sonde bàng quang của người bệnh sau mổ 2.2.1.4. Ngày 2

+ Nhận định  Toàn trạng:

- Người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt - Da không xanh, niêm mạch kém hồng - Không phù không xuất huyết dưới da

- Huyết áp: 140/80mmHg, Mạch: 90l/p, nhiệt độ 370 C  Cơ năng:

- Bệnh nhân đau nhiều vết mổ - Không nôn

- Người bệnh đã trung tiện nhưng chưa đại tiện  Thực thể:

- Bụng mềm không chướng

- Vết mổ có 4 vết mỗi vết 2 mũi chân chỉ.vết mổ khô không chồng mép, không sole không tấy đỏ

- Vết mổ dịch thấm băng ít,màu hồng nhạt

- Người bệnh được đặt sode niệu đạo bàng quang nước tiểu vàng có khoảng 1300ml/24h

- Người bệnh có đặt dẫn lưu hố thận, chân ống dẫn lưu khô, không xưng nề, tấy đỏ dịch dẫn lưu khoảng 200ml dịch màu hồng nhạt.

+ Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng

- Người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu do

đặt dẫn lưu.

Can thiệp điều dưỡng

- Thay băng rửa vết mổ bằng dung dịch sát khuẩn povidin 1% - sát khuẩn chân ống dẫn lưu thay túi dẫn lưu

- Rút sonde folay an toàn

- Đo lượng dịch ống dẫn lưu bể thận theo dõi màu sắc và số lượng. - Thực hiện y lệnh thuốc

Hình 2.4. Chăm sóc vết mổ và chăm sóc ống dẫn lưu

- Người bệnh mệt ngủ kém do đau vết mổ

Can thiệp điều dưỡng

- Cho người bệnh nằm nghỉ ngơi ở phòng yên tĩnh ấm áp tránh nhiều người vào thăm

- Người bệnh thiếu dinh dưỡng do ăn kém

Can thiệp điều dưỡng

- Cho người bệnh ăn nhạt theo nhu cầu, ăn những thức ăn nhỏ dễ tiêu

- Hướng dẫn người nhà vệ sinh răng miệng cho người bệnh để tạo cảm giác ngon miệng

- Thực hiện y lệnh thuốc 2.2.1.5. Ngày 3

+ Nhận định  Toàn trạng:

- Người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt - Da không xanh, niêm mạch kém hồng - Không phù, không xuất huyết dưới da

- Huyết áp: 140/90mmHg, Mạch: 90l/p, nhiệt độ 370 C  Cơ năng:

- Bệnh nhân đã đau vết mổ - Không nôn

- Người bệnh đã đại tiện một lần phân vàng.  Thực thể:

- Bụng mềm không chướng

- Vết mổ có 4 vết mỗ vết 2 mũi chân chỉ.vết mổ khô không chồng mép, không sole không tấy đỏ

- Vết mổ dịch thấm băng ít,màu hồng nhạt

- Người bệnh tự đi tiểu được nước tiểu vàng nhạt.

- Người bệnh có đặt dẫn lưu hố thận, chân ống dẫn lưu khô, không xưng nề, tấy đỏ dịch dẫn lưu khoảng 200ml dịch màu hồng nhạt.

+ Chẩn đoán và can thiệp điều dưỡng

- Người bệnh có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu do

đặt dẫn lưu.

Can thiệp điều dưỡng

- Rút dẫn lưu an toàn - Thực hiện y lệnh thuốc

Hình 2.5. Điều dưỡng rút dẫn lưu cho người bệnh - NB và người nhà lo lắng do thiếu kiến thức về bệnh

Can thiệp điều dưỡng

- Động viên giải thích cho Nb và người nhà yên tâm điều trị

- Hướng dẫn người bệnh ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng ăn tăng đạm vitamin, hoa quả tươi

- Vệ sinh răng miệng thân thể hằng ngày. Uống nhiều nước

- Hướng dẫn người bệnh nếu có dấu hiệu bất thường như đau vùng thắt lưng, đau lan xuống chếch ra phía trước thì cần đến ngay bệnh viện để khám

Hình 2.6. Điều dưỡng tư vấn,GDSK cho người bệnh 2.2.1.6. Ngày 4

+ Nhận định  Toàn trạng:

- Người bệnh tỉnh táo, tiếp xúc tốt - Da không xanh, niêm mạch kém hồng - Không phù, không xuất huyết dưới da

- Huyết áp: 140/90mmHg, Mạch: 90l/p, nhiệt độ 370 C Cơ năng:

- Bệnh nhân đau nhiều vết mổ - Không nôn

- Người bệnh đã đại tiện một lần phân vàng. Thực thể:

- Bụng mềm không chướng

- Vết mổ dài 2 cm khâu 4 mũi chân chỉ và mép không sole không tấy đỏ - Vết mổ dịch thấm băng ít,màu hồng nhạt

- Người bệnh tự đi tiểu được nước tiểu vàng nhạt.

- Vị trí rút dẫn lưu không chảy dịch,không sung nề tấy đỏ

2.2.2. Các ưu, nhược điểm 2.2.2.1. Ưu điểm: 2.2.2.1. Ưu điểm:

Trong quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản đã đạt được kết quả:

- Người điều dưỡng chăm sóc đúng quy trình như kỹ thuật rút sonde, rút dẫn lưu, thay băng vết mổ, quy trình tiêm an toàn...v.v.v.

- Bệnh viện được trang bị đầy đủ trang thiết bị cho công tác chăm sóc người bệnh. - Các điều dưỡng viên đã áp dụng được quy trình thay băng theo chuẩn năng lực trong quá trình chăm sóc người bệnh, thực hiện chăm sóc vết mổ một cách hiệu quả được người bệnh đánh giá cao,

- Việc giao tiếp với người bệnh và người nhà luôn được trú trọng và nâng cao, người bệnh và người nhà được giải thích cặn kẽ về các thủ thuật sắp làm, các hướng dẫn về chế độ ăn và sinh hoạt khi nằm viện

- Việc sử dụng găng tay vệ sinh trong thay băng đã được tiệt trùng là một bước tiến mới trong công tác thay băng,vẫn đảm bảo được nguyên tắc vô khuẩn mà làm giảm hao phí khoa phòng.

- Khay thay băng được áp dụng tại khoa đem lại rất nhiều thuận tiện và đảm bảo vô khuẩn.

Hình 2.8. Khay thay băng

2.2.2.2. Nhược điểm:

Tuy nhiên còn một số nhược điểm trong chăm sóc:

- Dấu hiệu sinh tồn của người bệnh thực sự chưa được theo dõi đúng quy định,các điều dưỡng viên chủ yếu vẫn chỉ cặp nhiệt độ và đo huyết áp còn lại nhịp thở và mạch không được chú trọng, phần lớn là bịa trong hồ sơ chăm sóc

Hình 2.9. Điều dưỡng viên đo huyết áp cho người bệnh

- Việc tuân thủ các thời điểm rửa tay và các bước của quy trình rửa tay còn hạn chế Người điều dưỡng vẫn chưa tạo được thói quen vệ sinh bàn tay trong chăm sóc người bệnh.

- Người bệnh chưa được chăm sóc toàn diện như chăm sóc về dinh dưỡng, chăm sóc về vận động...chủ yếu là do người nhà người bệnh đảm nhiệm.

- Việc tư vấn về chế độ ăn, chế độ sinh hoạt và hẹn tái khám cho người bệnh sau khi người bệnh ra viện vẫn chưa được trú trọng.

- Kỹ năng tư vấn sức khỏe của người điều dưỡng cho người bệnh còn hạn chế, thiếu về tranh ảnh minh họa nên việc tư vấn cho người bệnh chưa hiệu quả

- Nhân lực còn ít mà lượng người bệnh đông thường xuyên trong tình trạng quá tải. 2.2.2.3. Nguyên nhân của việc đã làm và chưa làm được

- Trình độ đầu vào còn chưa đồng đều chủ yếu là trình độ điều dưỡng trung học, nhân lực điều dưỡng còn thiếu, chưa đáp ứng được nhiệm vụ của từng vị trị được giao.

- Số lượng người bệnh mỗi ngày một đông, người bệnh chưa được tư vấn đầy đủ, chưa có phòng tuyên truyền riêng để người bệnh tiếp cận với nhân viên y tế để hiểu về bệnh và chia sẻ những thắc mắc của mình, chưa chú trọng về các tranh ảnh poster để tư vấn cho người bệnh đạt hiệu quản

- Việc tư vấn cho người bệnh sau khi người bệnh ra viện còn bị bỏ ngỏ do thói quen của ĐD chỉ chú trọng đến người bệnh nằm viện tại khoa,do số lượng người bệnh nằm viện đông mà số lượng điều dưỡng còn hạn chế.

- Sự hiểu biết của người bệnh và người nhà về chăm sóc người bệnh sau mổ sỏi niệu quản còn hạn chế, do vậy người bệnh cần được cung cấp kiến thức về tự chăm sóc sau mổ đề phòng các biến chứng.

- Đội ngũ điều dưỡng chăm sóc người bệnh còn quá trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật.

CHƯƠNG 3

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI 3.1. Đối với bệnh viện

- Cần phát động và tổ chức thực hiện chương trình vệ sinh bàn tay cho người điều dưỡng.

- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng. Cập nhật kiến thức mới cho điều dưỡng trong công tác chăm sóc, tư vấn cho người bệnh.

- Thường xuyên tập huấn kỹ năng giao tiếp, tư vấn sức khỏe cho điều dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản tại khoa ngoại tiết niệu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ 6 tháng đầu năm 2019 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)