17
Báo cáo đánh giá thực hiện TAT và quản lý chất thải do tiêm tại 71 cơ sở y tế của 4 huyện trực thuộc Ethiopia của tổ chức USAID năm 2009 cho thấy sau 4 năm triển khai chương trình can thiệp, thực hành tiêm của cán bộ y tế được cải thiện đáng kể: 80% vệ sinh tay trước khi tiêm; 78% thực hiện phân loại BKT ngay sau tiêm trong khi đó tỷ lệ này vào năm 2004 chỉ đạt lần lượt là 4% và 8% [23].
Nghiên cứu cắt ngang trên 80 ĐDV tại BV miền Tây Ấn Độ năm 2009 cho thấy, chỉ có 12,5% rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi thực hành tiêm có 42,5% dùng hai tay đậy lại nắp kim tiêm sau tiêm [9].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang về thực hành tiêm của ĐDV bằng phương pháp quan sát trực tiếp theo bảng kiểm gồm 17 tiêu chí trên 776 mũi tiêm tại 18 BV của 8 tỉnh đại diện ba vùng Bắc, Trung, Nam trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2005 của Đào Thành và cộng sự, kết quả cho thấy chỉ có 22,6% mũi tiêm đạt đủ 17/17 tiêu chí tiêm an toàn. Hầu hết các các mũi tiêm đều xác định đúng vị trí tiêm (99,2%), góc độ tiêm (97%), độ sâu kim (92%) và bảo đảm 2 nhanh 1 chậm (96%). Tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ chỉ đạt 35,4% và rửa tay trước khi đâm kim qua da đạt 55,8%. Còn 9% ĐDV dùng hai tay đậy nắp kim tiêm [15]. Tuy nhiên một số nội dung trong bảng công cụ đánh giá thực hành tiêm trong nghiên cứu chưa được cập nhật so với Hướng dẫn tiêm an toàn. Nghiên cứu cũng chưa tìm được các yếu tố liên quan giữa các yếu tố như tuổi, kinh nghiệm thực hành tiêm hay kiến thức TAT với thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng.
Tháng 7 năm 2005, Nguyễn Thị Như Tú đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang “Thực trạng TAT tại tỉnh Bình Định sau 5 năm hưởng ứng cuộc vận động TAT” trên đối tượng 120 ĐDV, hộ sinh, y sỹ đang công tác tại 7 BV đa khoa tỉnh, BV đa khoa khu vực, các trung tâm y tế trực thuộc Sở Y tế Bình Định. Kết quả quan sát thực hành tiêm cho thấy: 94% người tiêm không rửa tay/SK trước khi đưa kim qua da, 72% không SK tay trước khi chuẩn bị thuốc, 24% không đúng góc độ tiêm, 17% kim lấy thuốc không đảm bảo vô khuẩn, 3% kim tiêm thuốc không đảm bảo vô khuẩn trước khi đưa qua da. Đánh giá theo 10 tiêu chuẩn mũi TAT, chỉ có 6% mũi tiêm đạt 10/10 tiêu chuẩn đề ra [24].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang “Khảo sát thực trạng TAT tại BV Trung ương Huế” của Phan Cảnh Chương và cộng sự tại 30 khoa lâm sàng, bằng phương pháp quan sát 1000 mũi tiêm trong thời gian từ ngày 01 đến ngày 12 tháng 12 năm 2009 cho thấy
18
các tiêu chí sử dụng dụng cụ tiêm thích hợp, an toàn được thực hiện rất tốt, 100% các mũi tiêm sử dụng bơm tiêm vô khuẩn dùng 1 lần, bông SK được hấp tiệt khuẩn 95,2%, dung dịch SK tay nhanh có sẵn trên xe tiêm đạt 98,1%, hộp kháng thủng gần nơi tiêm đạt 97,5%. Tuy nhiên thực hành tiêm còn một số vấn đề tồn tại: 37,7% ĐDV không rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ, 29,0% khi rút thuốc tiêm chạm tay vào vùng vô khuẩn, 48,6% ĐDV sát khuẩn da vùng tiêm không đúng quy định, 34,5% không giao tiếp, quan sát người bệnh trong và sau khi tiêm, 61,7% ĐDV dùng hai tay đậy nắp kim tiêm, 64,3% ĐDV dùng tay để tháo kim sau khi tiêm, 74,5% ĐDV không mang găng tay khi tiêm truyền tĩnh mạch. Nghiên cứu chưa tìm được mối liên quan đến thực hành tiêm an toàn của ĐDV tại BV [20].
Nghiên cứu “Khảo sát thực trạng TAT tại BV Tim Hà Nội” của Đoàn Hoàng Yến và cộng sự được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2011 với phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả: trung bình mỗi ngày có khoảng 136 mũi tiêm được thực hiện tại BV; mỗi ĐDV thực hiện khoảng 3 mũi tiêm/ngày; các dụng cụ, phương tiện thực hànhTAT đã được chuẩn bị đầy đủ; 100% ĐDV thực hiện đúng kỹ thuật tiêm; tỷ lệ sát khuẩn vị trí tiêm đúng quy định là 97,8%; cô lập ngay vật sắc nhọn sau khi tiêm 98,4%. Tuy nhiên, còn một số thực hành của NVYT chưa tốt như tỷ lệ kiểm tra sự nguyên vẹn của bơm tiêm còn thấp 27,5%; SK đầu ống thuốc, lọ thuốc 13,4%. Nghiên cứu chưa đưa ra được tỷ lệ mũi tiêm đạt đủ cả 4 nhóm tiêu chuẩn đề ra [25].
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp định lượng và định tính được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2012, tại BVĐK Hà Đông Hà Nội của Trần Thị Minh Phượng cho thấy tỷ lệ mũi tiêm thực hành đúng 23 tiêu chí TAT là 22,2%[16].
1.2.4.2.1.Yếu tố kiến thức về TAT
Khi tìm hiểu mối liên quan giữa kiến thức và thực hành TAT của ĐDV tại BV đa khoa Hà Đông năm 2012, Trần Thị Minh Phượng đã cho thấy tỷ lệ thực hành đúng trong nhóm có kiến thức đạt (26,7%) cao gấp 3 lần so tỷ lệ đúng trong nhóm có kiến thức không đạt (10,5%), nhưng chưa có khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên trong nhiên cứu này có thể cỡ mẫu chưa đủ lớn, để làm rõ sự khác biệt mối liên quan này cần có những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và trên địa bàn rộng hơn [16].
1.2.4.2.2.Yếu tố tuổi, giới, thâm niên công tác
Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng TAT tại BV Y học cổ truyền TW năm 2009” của Phạm Tuấn Anh và cộng sự tại 7 khoa lâm sàng bằng quan sát trực tiếp, chấm
19
điểm theo bảng kiểm bằng phương pháp quan sát 210 mũi tiêm là một trong số ít các nghiên cứu đã xác định có sự khác biệt tỷ lệ TAT trong các nhóm yếu tố như tuổi, giới nhưng vẫn chưa tìm hiểu các mối liên quan đến tỷ lệ TAT tại BV Y học cổ truyền Trung ương [26].
Nghiên cứu đánh giá thực hiện TAT tại BV đa khoa Hà Đông - Hà Nội, năm 2012 của Trần Thị Minh Phượng cho thấy có các yếu tố liên quan đến thực hành TAT của ĐDV là nhóm tuổi (OR=3,l; p<0,05) và thâm niên công tác (OR=2,8; p<0,05). Ngoài ra còn một số yếu tố như thời điểm tiêm, đường tiêm, thứ tự thực hiện mũi tiêm cũng có
mối liên quan tới tỷ lệ TAT (p<0,05) [16].
Qua một số nghiên cứu đại diện trên các vùng miền khác nhau, tại các thời điểm khác nhau, thiết kế nghiên cứu khác nhau và bộ công cụ đo lường kiến thức, thực hành TAT của ĐDV khác nhau các tác giả đã đưa ra một bức tranh về tình trạng TAT hiện nay. Xét riêng về góc độ thực hành TAT tại các cơ sở y tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêm không an toàn: Thiếu trang thiết bị, dụng cụ do không được cung cấp đầy đủ hoặc do sự chuẩn bị không đầy đủ của NVYT; Sự tuân thủ các nguyên tắc vô khuẩn kém, điều này rất nguy hiểm vì đây chính là những nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho NB đặc biệt là tiêm truyền qua đường tĩnh mạch; Chưa thực hiện đúng các qui trình kỹ thuật khi tiêm dẫn đến những nguy cơ không nhỏ cho NB và cho cả người tiêm; Xử lý chất thải sắc nhọn sau khi tiêm không đúng cách gây nguy cơ tai nạn thương tích cho cộng đồng. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mức độ thực hiện các tiêu chuẩn TAT. Có những nghiên cứu (Phan Cảnh Chương, 2010) đã tiến hành quan sát, đánh giá, so sánh sự khác biệt giữa các nhóm kết quả khác nhau. Một số nghiên cứu đánh giá cả phần kiến thức và thực hành của ĐDV (Nguyễn Như Tú, năm 2005; Trần Thị Minh Phượng, năm 2012)[16]. Tuy nhiên do cách chọn mẫu chưa có sự kết nối giữa kiến thức TAT và thực hành TAT của NVYT nên chỉ có thể nhận xét riêng biệt từng cấu phần, từng chỉ số, tiêu chuẩn đánh giá. Đa số là các nghiên cứu định lượng, chỉ dừng lại ở việc quan sát, đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chuẩn, và liệt kê những nguyên nhân mà chưa đi sâu tìm hiểu và đo lường sự tác động của các nguyên nhân đó, chưa đi sâu phân tích, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành TAT.
20 Chương 2
MÔ TẢ VỀ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Một số thông tin về bệnh viện Thanh Nhàn
Bệnh viện Thanh Nhàn là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Sở Y tế Hà Nội thực hiện chức năng khám chữa bệnh, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân theo quy định của pháp luật và chịu sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Y tế Hà Nội. Bệnh viện có 20 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng, 18 phòng chức năng. Bệnh viện có hơn 1000 cán bộ viên chức và 550 giường kế hoạch. Bệnh viện (BV) là tuyến đầu của Sở Y tế Hà Nội với nhiều chuyên khoa, tiếp nhận những bệnh nhân nặng của Hà Nội và các địa phương khác chuyển về. Hàng năm, số bệnh nhân đến khám là 200.000 đến 300.000 lượt. Số bệnh nhân điều trị nội trú nằm viện trung bình từ 30.000 đến 40.000 lượt. Cơ sở vật chất trang thiết bị đã được bệnh viện trang bị đầy đủ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Tuy nhiên hiện nay bệnh viện đang trong thời gian mở rộng xây dựng do đó diện tích các khoa phòng bị thu hẹp, ghép chung các khoa phòng một tầng điều trị nên tình trạng đông và quá tải bệnhnhân là một khó khăn cho công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân tại bệnh viện. Mặt khác với việc áp dụng hệ thống công nghệ thông tin toàn bệnh viện để đảm bảo cho quá trình quản lý được nâng cao đã tăng thêm một khối lượng công việc hành chính dẫn đến thời gian cho điều dưỡng viên thực hiện công tác chuyên môn bị thu hẹp hơn. Lượng bệnh nhân tới khám và nằm viện hàng năm đông cũng là nguyên nhân, yếu tố cản trở cho việc thực hành chuyên môn của ĐDV.
2.2 Thực trạng kiến thức thực hành về quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng các khoa lâm sàng bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020
Nghiên cứu được thực hiện trên 163 ĐDV bằng hình thức phát vấn kiến thức, quan sát thực hành 2 mũi tiêm/1 ĐDV. Kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày theo các nội dung sau:
2.2.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
21
Biểu đồ 2.1. Sự phân bố đối tượng nghiên cứu tại các khoa lâm sàng Bảng 2.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nội dung n % Tuổi <25 30 18,4 25-40 113 69,3 > 40 20 12,3 Giới Nam 28 17,2 Nữ 135 82,8 Hạng chức danh nghề nghiệp ĐD hạng 3 ĐD hạng 4 124 39 23,9 76,1 Thâm niên công tác
< 5 năm 40 24,5
5 - 10 năm 68 41,7
> 10 năm 55 33,7
Kinh nghiệm tiêm < 5 năm >5 năm 117 46 28,2 71,8 Đã được tập huấn về TAT Không Có 161 2 98,8 1,2 Được tập huấn trong vòng 12
tháng trở lại
Có 154 94,5
Không 9 5,5
* Nhận xét:
Bảng 2.1 mô tả đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu: Tuổi trung bình của ĐDV trong nghiên cứu là từ 25 đến 40 tuổi, tuổi cao nhất là 55 tuổi và thấp nhất là 21 tuổi. Nhóm ĐD ≤ 25 tuổi chiếm 18,4%, nhóm từ 25 - 40 tuổi chiếm 69,3% và nhóm >40 tuổi chiếm 12,3%. Tỷ lệ ĐDV nữ chiếm đa số 82,8% so với ĐDV nam 17,2%. Về trình độ chuyên môn, nhóm ĐDV trình độ học vấn hạng 3 chiếm 23,9%, nhóm ĐDV
4.9 7.4 17.8 14.7 13.5 3.1 4.9 11 6.1 3.7 12.9 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Bệnh nghề nghiệp Chấn thương chỉnh hình Cấp
cứu Hồi sức tích cực Ngoại Tổng hợp Ngoại thận Ngoại thần kinh Ngoại Ung bướu Nội tiết chuyển hóa Thần kinh mạchTim
22
trình độ học vấn hạng 4 chiếm 76,1%. Thời gian công tác trung bình của các ĐDV tham gia nghiên cứu là trên 5 năm. Có 154 ĐDV đã được tham gia các lớp tập huấn về Tiêm an toàn trong vòng 12 tháng qua (chiếm 94,5%).
2.2.2. Kiến thức về tiêm an toàn của điều dưỡng viên 2.2.2.1. Kiến thức chung về tiêm an toàn
Bảng 2.2. Kiến thức chung về tiêm an toàn đạt theo từng tiêu chí
Kiến thức n % Mục đích TAT Điều trị, chẩn đoán 13 7,98 Tiêm chủng& KHHGĐ 13 7,97 Cả hai đáp án trên 137 84,05 Định nghĩa TAT
Không nguy hại cho người nhận 0 0
Không nguy hại cho người tiêm, người nhận,
cộng đồng. 163 100
Không phơi nhiễm cho người thực hiện mũi
tiêm. 0 0
Tai biến của tiêm không an toàn
Shock phản vệ 129 79,6
Xơ hóa cơ 92 56,8
Lây nhiễm các bệnh truyền qua đường máu 104 64,2
Abcess 130 80,3
Các biện pháp phòng chống shock phản vệ
Khai thác tiền sử dị ứng 151 93,2
Mang hộp chống shock đi tiêm 131 80,4
Bơm chậm vừa bơm vừa quan sát sắc mặt của
người bệnh 131 80,4
Tiêm cho người bệnh1 ống Dimedrol 1ml
trước khi tiêm kháng sinh 5 3,1
Sau khi tiêm đề nghị người bệnh nghỉ ngơi tại
chỗ 10 - 15p 121 74,2
Hành động đầu tiên khi có người bệnh
shock phản vệ
Ngưng tiêm truyền ngay 163 100
Tiếp tục tiêm, truyền 0 0
Tiêm Adrenalin 1mg x 01 ống 0 0
* Nhận xét:
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy: Có 137 ĐDV chiếm 84,05% biết rõ mục đích của việc tiêm an toàn trong công tác điều trị và chăm sóc người bệnh. Tỷ lệ ĐDV có hiểu biết đúng và đầy đủ về mục đích TAT khá tốt, 100% ĐDV nắm được định nghĩa về mũi tiêm an toàn theo WHO. Có 79,6% ĐDV biết các tai biến nặng nề có thể xảy ra khi thực hiện mũi tiêm không an toàn là gây shock phản vệ và 56,8% biết gây xơ hóa cơ. Để phòng tránh được tai biến shock phản vệ có thể xảy ra đối với bệnh nhân 93,2% ĐDV cho rằng phải khai thác tiền sử dị ứng của người bệnh trước khi thực hiện kỹ thuật tiêm
23
truyền và 80,4% biết phải mang theo hộp chống shock khi đi tiêm. Khi có dấu hiệu phản ứng shock phản vệ 100% các ĐDV biết hành động đầu tiên là dừng đường tiếp xúc với dị nguyên.
2.2.2.2. Kiến thức về chuẩn bị người bệnh của điều dưỡng viên
Bảng 2.3. Kiến thức chuẩn bị người bệnh của điều dưỡng viên đạt theo từng tiêu chí
Kiến thức n %
Thời điểm vệ sinh bàn tay
6 thời điểm 12 7,4
5 thời điểm 151 92,6
Khi nào thì rửa nước và xà phòng
Khi trên tay có vết bẩn nhìn thấy được 41 25,2
Khi chạm vào các chế phẩm máu, chất thải
của NB 122 74,9
Động tác cần làm trước khi tiêm
Vệ sinh tay 156 95,7
Thăm hỏi người bệnh 7 4,3
Thực hiện5 đúng
NB, thuốc, liều, thời gian, giường 100 61,4
NB, thuốc, liều, thời gian, đường dùng 3 1,8
NB, thuốc, nhãn, đơn thuốc, thời gian 60 36,8
Điều cần làm trước khi tiêm kháng sinh
Mang hộp chống shock 2 1,2
Hỏi tiền sử dị ứng 26 15,95
Cả 2 đáp án trên 135 82,8
Chỉ định mang găng
Có nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch tiết 120 73,6
Thực hiện các thủ thuật tiêm 43 26,4
Điều dưỡng thay găng khi nào
Tiêm cho người bệnh 150 92
Chuyển sang phòng tiêm khác 13 8
Chỉ định mang khẩu trang trong
trường hợp nào
Người bệnh mắc bệnh lây qua đường hô
hấp 112 68,7
Ngay sau khi tiếp xúc với BN 51 31,3
* Nhận xét
Như vậy, kiến thức về 5 thời điểm rửa tay theo quy định Bộ Y tế có 92,6% nắm được. Có 74,9% ĐDV cho rằng khi chạm tay vào bất kỳ chế phẩm máu hay chất thải của người bệnh đều phải rửa tay bằng nước và xà phòng. Tại bước chuẩn bị người
24
bệnh, 61,4% ĐDV thực hiện 5 đúng (nhận định, giải thích cho người bệnh biết việc mình sắp làm, trợ giúp tư thế an toàn, thuận tiện). Có 82,8% ĐDV hỏi kỹ tiền sử dị ứng và mang hộp chống shock khi đi tiêm. Có 73,6% ĐDV biết rõ chỉ định mang găng khi có nguy cơ tiếp xúc với máu và dịch tiết. Tỷ lệ ĐDV biết được quy định mang khẩu trang khi tiếp xúc với người mắc bệnh lây qua đường hô hấp là 68,7%.
2.2.2.3. Kiến thức của điều dưỡng về chuẩn bị dụng cụ và thuốc tiêm