Xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức thực hành về quy trình tiêm an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức thực hành về quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng các khoa lâm sàng bv thanh nhàn (Trang 43)

34

Hiện nay tại Bệnh viện Thanh Nhàn đã mở rộng mặt bằng xây dựng thêm một tòa nhà điều trị mới do đó diện tích các phòng bệnh được mở rộng ra rất nhiểu đảm bảo khoảng cách cho các điều dưỡng viên di chuyển xe tiêm tới tận giường bệnh để thực hành tiêm an toàn đúng quy trình. Mặt khác phòng Điều dưỡng bệnh viện Thanh Nhàn đã triển khai cải tiến xe tiêm trong toàn bênh viện nên việc thực hiện quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng viên đạt yêu cầu cao. Bệnh viện tăng cường tổ chức tập huấn quy trình tiêm an toàn thường xuyên, liên tục cập nhật kiến thức cho điều dưỡng viên hàng tháng, hàng quý.

Tuy nhiên trong thực hành quy trình tiêm tĩnh mạch vẫn còn tồn tại việc cắt bớt một số bước trong quy trình tiêm an toàn dẫn đến việc đảm bảo an toàn và công tác kiểm soát nhiễm khuẩn còn chưa cao.

Điều dưỡng vẫn còn thói quen bỏ qua các cơ hội vệ sinh tay khi thực hành tiên an toàn. Trong công tác đào tạo và quản lý điều dưỡng viên, Bệnh viện đã tổ chức tập huấn nhiều lần về tiêm an toàn cho tất cả các điều dưỡng viên tuy nhiên việc cập nhật kiến thức vẫn chưa cao.

* Những thuận lợi và khó khăn trong việc giải quyết vấn đề của đơn vị hiện nay

Với sự mở rộng mặt bằng và cung cấp trang thiết bị hiện đai, khang trang, cơ sở vật chất đầy đủ và được sự quan tâm, hỗ trợ của Ban Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn công tác thực hành chuyên môn của điều dưỡng ngày được nâng cao và hoàn thiện rất nhiều.

Sự cải tiến sắp xếp xe tiêm đã giúp cho điều dưỡng di chuyển xe tiêm dễ dàng, xe tiêm gọn gàng, sạch sẽ, đạt yêu cầu về thẩm mỹ, phân loại rác thuận tiện. Cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin phần mềm y tế nhanh, tiện cũng góp phần hỗ trợ cho việc xác định đúng người bệnh và thông tin thực hành các quy trình chính xác, đầy đủ số lượng.

Tuy nhiên hiện nay số lượng người bệnh nằm viện khá đông, cùng với sự đa kháng với kháng sinh ngày càng rộng dẫn đến số lượng các mũi tiêm tĩnh mạch ngày càng nhiều. Các công viêc thủ tục hành chính và chạy ngoài (chụp chiếu, siêu âm, xét nghiệm…) trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh nằm nội trú rất lớn dẫn

35

đến quá tải trong công việc của người điều dưỡng. Vì vậy nên đã hình thành thói quen cắt bớt hoặc làm tắt một số bước hoặc bỏ qua các cơ hội vệ sinh tay trong thực hiện quy trình tiêm an toàn.

Khối lượng công việc hàng ngày của người điều dưỡng viên khá lớn cũng là nguyên nhân dẫn đến những áp lực về tâm lý của người điều dưỡng đôi khi làm cho người điều dưỡng chán nản, làm việc không tập trung.

* Một số giải pháp khắc phục vấn đề:

Để giảm tải số lượng công việc khác ngoài chuyên môn ( thủ tục hành chính, chạy ngoài …) cần cân đối lại nguồn nhân lực điều dưỡng để tâp trung vào công tác làm chuyên môn. Có thể xây dựng thêm hệ thống nguồn lực thư ký điều dưỡng để hỗ trợ công tác hành chính, chạy ngoài của điều dưỡng viên.

Cung cấp đầy đủ, kịp thời trang thiết bị, vật tư tiêu hao để đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng của người điều dưỡng khi thực hành các quy trình tiêm an toàn.

Tăng cường tập huấn và giám sát quy trình thực hành tiêm an toàn. Xây dựng kế hoạch tập huấn theo chuyên đề của bệnh viện và kế hoạch tập huấn cụ thể quy trình trong khoa phòng hoặc các nhóm. Ngoài việc tập huấn của bệnh viện trong năm, khoa phòng phải có kế hoạch tập huấn quy trình kỹ thuật hàng tháng cả lý thuyết và thực hành. Đồng thời tiến hành giám sát từ trưởng khoa, điều dưỡng trưởng đến kiểm tra giám sát chéo giữa các nhóm điều dưỡng với nhau. Có cơ chế khen thưởng để động viên và hình thành các thói quen thực hành tiêm an toàn đúng quy trình cho người điều dưỡng.

Ngoài ra để tạo tinh thần tập trung, hăng hái làm việc và yêu nghề giảm tải áp lực cho điều dưỡng viện các khoa phòng và bệnh viện có thể xây dựng các chương trình nghỉ ngơi, hoạt động có ích đan xen vào công việc của điều dưỡng để nâng cao hiệu quả làm việc cho điều dưỡng viên.

36 KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 163 đối tượng điều dưỡng thực hiện công tác TAT tại Bệnh viện Thanh Nhàn, chúng tôi có kết luận như sau:

1. Thực trạng kiến thức và thực hành về quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng các khoa lâm sàng bệnh viện Thanh Nhàn năm 2020

Kiến thức chung về tiêm an toàn của điều dưỡng đạt 55,2%. Việc cập nhật kiến thức tiêm an toàn các ĐDV chưa có đánh giá trọng tâm vào các nội dung kiến thức, bệnh viện tổ chức tập huấn thường xuyên tuy nhiên việc tập trung hiểu và nhận thức các nội dung kiến thức của ĐDV chưa cao hoặc một số có thể do theo thói quen thực hành lâm sàng hàng ngày cắt bớt hoặc làm tắt nên không chú ý các nội dung kiến thức đó có trong quy trình tiêm an toàn.

Thực hành tiêm an toàn của điều dưỡng đạt là 68,7%. Một số các tiêu chí đạt tỷ lệ thấp như công tác rửa tay thường quy, mang phòng hộ các nhân và các công tác làm tư tưởng giải thích, động viên người bệnh còn chưa đạt yêu cầu. Kỹ năng thực hành của ĐDV tương đối thạo tuy nhiên một số điều dưỡng vẫn giữ thói quen cắt bớt hoặc làm tắt khi thực hiện quy trình kỹ thuật trên bệnh nhân.

2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao kiến thức thực hành về quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng các khoa lâm sàng tại BV Thanh Nhàn

Cung cấp đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế để đáp ứng nhu cầu sử dụng của điều dưỡng viên khi thực hành các quy trình kỹ thuật tiêm an toàn.

Cân đối nguồn nhân lực theo đề án cải tiến việc làm, xây dựng thêm hệ thống trợ lý điều dưỡng để giảm tải các công việc hành chính, chạy ngoài cho điều dưỡng. Tăng cường tập huấn giám sát lồng ghép các chương trình, hoạt động có ý để khích lệ động viên điều dưỡng viên yêu nghề, tích cực nâng cao trình độ chuyên môn, có ý thức rèn luyện kỹ năng thực hành. Có cơ chế khen thưởng để động viên khuyến khích điều dưỡng.

37

KHUYẾN NGHỊ

Thông qua nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số khuyến nghị với bệnh viện như sau:

1. Ban lãnh đạo bệnh viện Thanh Nhàn:

Ban lãnh đạo bệnh viện và phòng điều dưỡng phối hợp tích cực tổ chức tập huấn, cập nhật bổ sung liên tục các kiến thức nội dung hướng dẫn TAT cho toàn bộ điều dưỡng trong bệnh viện. Đánh giá nhận thức và mức độ tiếp cần của điều dưỡng viên với nội dung kiến tiêm an toàn sau mỗi buổi tập huấn và hàng tháng, hàng quý tại các khoa lâm sàng. Phương pháp đào tạo nên kết hợp lý thuyết và thực hành lâm sàng tại các khoa để điều dưỡng viên tiếp cận dễ dàng.

Nội dung đào tạo tập trung chủ yếu vào các vấn đề còn hạn chế trong kiến thức và thực hành tiêm an toàn cụ thể như: công tác vệ sinh tay, kiểm tra và sát khuẩn thuốc, vị trí góc độ tiêm, kỹ năng giao tiếp và ứng xử đối với người bệnh.

Bệnh viện cung cấp đầy đủ trang thiết bị, vật tư y tế tiên tiến để công tác thực hành tiêm an toàn đảm bảo tốt nhất.

Ngoài ra việc mở rộng mặt bằng và giải phóng các khoa phòng tránh tình trạng ghép chung các khoa trên 1 tầng điều trị, giảm tải số lượng bệnh nhân nằm ghép điều trị chung giường.

Cung cấp các trong thiết bị hiện đại,sử dụng phần mềm tiên tiến để quản lý và giảm tải các công việc hành chính thủ tục giấy tờ cho điều dưỡng, dành nhiều thời gian cho công tác chuyên môn hơn.

2. Các khoa lâm sàng :

Tại các khoa phòng lãnh đạo khoa cùng điều dưỡng trưởng phải tổ chức kiểm tra và giám sát thực hiện công tác chuyên môn phát hiện các tồn tại trong thực hiện tiêm an toàn để hàng tuần họp điều dưỡng nhắc nhở khắc phục tồn tại và tập huấn lại thường xuyên quy trình tiêm an toàn cho các điều dưỡng đặc biệt là các điều dưỡng trẻ mới vào học tập hoặc ký hợp đồng.

Xây dựng các quy chế kiểm tra giám sát, cơ chế khen thưởng để đảm bảo tích cực trong công tác thực hiện tiêm an toàn.

Sắp xếp bố trí nhân lực hợp lý, phù hợp giảm tải khối lượng công việc cho các điều dưỡng để đảm bảo công tác chuyên môn của điều dưỡng được thực hiện tốt nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2012), Hướng dẫn TAT trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nguyễn Bích Diệp, Nguyễn Hồng Tú (2010),Điều kiện lao động đặc thù và sức

khỏe nghề nghiệp của NVYT trong giai đoạn hiện nay, NXB Y học, Hà Nội.

3. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong

các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thông tư 18/2009/TT-BYT.

4. Hội điều dưỡng Việt Nam (2008), báo cáo kết quả khảo sát tiêm an toàn.

5. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở KBCB.

6. Miller MA và Pisani E (1999), "The cost of unsafe injections", Bull Word

Health Organ. 77, pp. 808-811.

7. Hauri AM, Armstrong GL, Hutin YJ (2004), "The global burden of disease

attributable to contaminated injections given in health care settings", Int J STD AIDS. 15(1), pp. 7-16.

8. Bộ Y tế (2005), Không gây hại: TAT trong mối quan hệ với Phòng, chống nhiễm

khuẩn.

9. Bobby Paul, Sima Roy, Dipanka Chattopac, Sukamol Bisoi, Raghunath Misra,

Nabanita Bhattacha, Biswajit Biswas,A study on safe injection practices

o/nursing Personnel in a Tertiary Care Hospital of Kolkata, West Bengal, India.

10. Hutin YJ, Hauri AM, Armstrong GL (2003), "Use of injections inhealthcare

settings wordwide, 2000: literature review and regional estimates", BMJ. 327(7423), pp. 1075 - 1077.

11. Mihaly I (2001),"Prelence genotype distribution and outcome ofhepatitis

injections among the employees of Hungarian Central Hospital for injectious diseases", Hungaian Central Hospital for infectious diseases.

12. Nguyễn Thúy Quỳnh (2008),Điều tra tỷ lệ mới mắc bệnh viêm gan B nghề nghiệp

trong nhân viên y tế tại một sổ Bệnh viện, năm 2008, Hà Nội.

13. Trần Thị Minh Phượng (2009),Đánh giá nguy cơ lây nhiễm viêm gan B của

14. Yan Y (2006),"Study on the injection practices of health facilities in Jingzhou district, Hubei, China", IndianJ Med Sci. 60(60), pp. 407-16.

15. Đào Thành (2005),Đánh giá thực hiện TAT tại 8 tỉnh đại diện, năm 2005,Kỷ

yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội, Tr. 217-223.

16. Trần Thị Minh Phượng (2012),Thực trạng kiến thức, thực hành Tiêm an toàn

và các yếu tổ liên quan tại BV đa khoa Hà Đông, Hà Nội năm 2012, Luận văn

thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội

17. Đào Thành (2010),Kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng TAT tại 13 BV lựa

chọn năm 2010, Hội Điều dưỡng Việt Nam.

18. Phạm Đức Mục (2005),Đánh giá kiến thức về TAT và tần xuất rủi ro do vật sắc

nhọn đổi với Điều dưỡng - Hộ sinh tại 8 tỉnh đại diện, 6 tháng đầu năm 2005, Kỷ yếu đề tài nghiên cứu khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ II, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội, Tr. 224-232.

19. Nguyễn Việt Nga và cộng sự (2011), Đánh giá thực trạng tiêm an toàn tại BV

Xanh Pôn, Kỷ yếu Hội nghị khoa học điều dưỡng lần thứ V, BV Xanh Pôn, Hà

Nội, Tr 1-11.

20. Phan Cảnh Chương (2010), Khảo sát thực trạng TAT tại BV Trung ươngHuế,

Kỷ yếu đề tài Hội thảo khoa học điều dưỡng khu vực miền Trung mở rộng năm 2010, TP. Huế.

21. Phan Thị Dung (2009),Nghiên cứu khảo sát về tiêm an toàn tại bệnh viện Việt

Đức năm 2009, Hà Nội.

22. Adejumo P.O., Dada F.A.,A comparative study on knowiredge, attitude, and

practice ofinjection safety among nurses in two hospitals in Ibadan, Nigeria, International dournai ofInfection Control.

23. USAIDS (2009), Evaluation of injection safety and health care vWaste In

Ethiopia

24. Nguyễn Thị Như Tú (2005), Thực trạng TAT tại tỉnh Bình Định sau 5 năm hưởng

thứ II, 2005, Hội Điều dưỡng Việt Nam, Hà Nội, Hà Nội.

25. Đoàn Hoàng Yến (2011), Khảo sát thực trạng TAT tại BV Tim Hà Nội.

26. Phạm Tuấn Anh (2009),Đánh giá thực trạng TAT tại BV Y học cổ truyền TW

năm 2009, Hà Nội.

27. Quách Thị Hoa (2017), Thực trạng kiến thức, thực hành Tiêm tĩnh mạch an toàn của

các điều dưỡng tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017, Luận văn thạc sỹ Quản lý

bệnh viện, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.

28. Phạm Thị Liên (2015), Kiến thức, thực hành về tiêm an toàn và một số yếu tố

liên quan của điều dưỡng tại 4 khoa lâm sàng hệ Nhi Bệnh viện sản nhi Hưng

Yên năm 2015, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Trường Đại học Y tế công

cộng, Hà Nội.

29. Shyama Prahat Mitra (2010), “Injectiom Satefy: Perception and Pratice of

Nursing student in Tertiary setting”.

30. Phan Thị Thanh Thủy (2010),Nghiên cứu tình hình tiêm an toàn tại Bệnh viện Nam

Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010.

31. Phạm Thị Mỹ Hằng, Nguyễn Thị Minh Đức, Chu Huyền Xiêm (2014), Thực

trạng và các yếu tố liênquan đến tiêm an toàn của điều dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp năm 2014.

32. Vũ Thị Liên (2014), Khảo sát về thực hành mũi tiêm an toàn của điều dưỡng tại

Bệnh viên đa khoa khu vực Định Quán năm 2014.

33. Vincent EOmorogbe, Yivian Omoemmu, Alphosus R isara, (2012),"Injection

safety practices among nursing staff of mission hospitals in Benin City, Nigeria".

34. Hassan H et al (2009), "A study on nurse" perception on the medicat-on errors

at one ofthe hospital in East Malaysia”, Clin Ter. 160 (ố), pp. 477- 486.

35. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong

BV, Thông tư 07/2011/TT-BYT.

36. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn công tác dược lâm sàng trong BV, Thông tư

37. Bộ Y tế (2012), Chương trình hành động quốc gia tác điều dưỡng hộ sinh.

38. Cục Y tế dự phòng và Môi trường và Đại học Y tế công cộng (2008),An toàn vệ

sinh lao động: Phòng chống các bệnh lây nhiễm nghề nghiệp cho nhân viên y tế - Tài liệu đào tạo cho nhân viên y tế, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

39. Đỗ Mộng Thùy Linh, Kiến thức thực hành TAT và các yếu tố liên quan của điều

dưỡng khoa lâm sàng tại Bệnh viện đa khoa Trà Vinh năm 2015.

40. HJ & et al. Rapid assessment of safety injection in one county, north rural area

ỉn Chỉna, Access date 13/7/2012, from web

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12816703.

41. Lê Thị Kim Oanh (2012), "Can thiệp nâng cao tuân thủ quy trình kỹ thuật TAT

của điều dưỡng tại Bệnh viện Bắc Thăng Long năm 2012",Luận văn thạc sỹ y

tế công cộng, Hà Nội.

42. Musa Ol., Parakoyi, D. and Akanbi, A. (2006), “Evaluation of Health Education

Intervention on Safe Immunization Injection among Health Workers in Ilorin,

Nigeria”. Annals of African Medicine 5(3):122 – 128

43. Nguyễn Thị Long và cs (2013),Sự thiếu sót của điều dưỡng trong thực hiện các

bước tiêm tĩnh mạch tại BV đa khoa khu vực Nam Bình Thuận,Tài liệu Hội nghị khoa học điều dưỡng BV Hữu Nghị Việt Đức lần thứ V, năm 2013, Hà Nội.

44. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Tạ Văn Trầm và cs (2008), "Khảo sát về TAT của điều

dưỡng - hộ sinh tại BV Phụ Sản Tiền Giang năm 2008", Kỷ yếu đề tài nghiên

cứu khoa học hội nghị nhi khoa toàn quốc lần thứ V, 2008, BV Nhi Trung ương,

Hà Nội, tr. 42-52.

45. Nguyễn Việt Hùng (2010),Vệ sinh tay trong phòng ngừa nhiễm khuẩn BV, NXB

Y học, Hà Nội.

46. Pruss-Ustiin A, Rapiti E, Hutin Y(2005), Estimation of the global burden of

disease attributable to contaminated sharps iiyuries among health-care workers.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức thực hành về quy trình tiêm an toàn của điều dưỡng các khoa lâm sàng bv thanh nhàn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)