Kiến thức của người bệnh về thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020 (Trang 31)

Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng hướngdẫn về chế độ ăn cho STMT-LMCK

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện hướng dẫn về chế độ ăn cho STMT- LMCK

Biểu đồ 3.4 cho thấy có 65,4% bệnh nhân đã thực hiện đúng chế độ ăn của bệnh, còn 34,6% bệnh nhân không thực hiện đúng chế độ ăn của bệnh đang điều trị.

Bảng 3.5. Kiến thức của người bệnh về thực phẩm Kiến thức của người bệnh về

thực phẩm

Nên ăn Không nên Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) n (%) Ăn nhạt 130 86,7 20 13,3 150(100%) Uống nước hạn chế 135 90,0 15 10,0 150(100%) Ăn nhiều các loại hoa quả hàm

lượng kali thấp

105 70,0 45 30,0 150(100%)

Ăn ít thức ăn chứa nhiều kali 132 88,0 18 12,0 150(100%)

%

đúng không

Ăn thức ăn chứa nhiều đạm, ít phospho

98 65,4 52 34,6 150(100%)

Không ăn nhiều nghêu, sò, tôm, cua...

105 70,0 45 30,0 150(100%)

Không ăn phủ tạng 140 93,3 10 6,7 150(100%) Không ăn nhiều rau có hàm lượng

đạm cao

100 66,7 50 33,3 150(100%)

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm nên ăn nhạt: Ăn nhạt, không ăn mì chính, không ăn thực phẩm chế biến sẵn (lượng muối <3g/ngày) trả lời đúng 86,7% (n=130 bệnh nhân), còn đến 13,3 % (20 Bn) trả lời chưa đúng

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm: Uống ít nước ( lượng nước vào cơ thể) = nước tiểu + 500 -700ml trả lời đúng 90 % (n=135 bệnh nhân), còn đến 10% (15 Bn) trả lời chưa đúng

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm nên ăn hàm lượng kali thấp: Ăn nhiều các loại hoa quả hàm lượng kali thấp như: táo, lê, mận, dứa, đào ( 200g – 300g/ngày) trả lời đúng 70 % (n=105 bệnh nhân), còn đến 30% (45 Bn) trả lời chưa đúng

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm nên ăn ít thức ăn chứa nhiều kali như : cam, chuối, nho, chanh ( dưới 100g/ngày), hạt điều, hạt tiêu trả lời đúng 88 % (n=132 bệnh nhân), còn đến 12% (18 Bn) trả lời chưa đúng

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm nên ăn thức ăn chứa nhiều đạm, ít phospho như: thịt (lợn nạc, bò gà), cá, lòng trắng trứng trả lời đúng 65,6 % (n=98 bệnh nhân), còn đến 34,6% (52 Bn) trả lời chưa đúng

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm không nên ăn nhiều nghêu, sò, tôm, cua...( ăn thịt + hải sản = 200g -300g/ngày)trứng trả lời đúng 70 % (n=105 bệnh nhân), còn đến 30% (45 Bn) trả lời chưa đúng

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm không nên ăn phủ tạng: tim, gan, não, bầu dục trả lời đúng 93,3 % (n=140 bệnh nhân), còn đến 6,7% (10 Bn) trả lời chưa đúng

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm không ăn nhiều rau có hàm lượng đạm cao: rau dền/rau muống/cải bó xôi/rau ngót/ giá đỗ trả lời đúng 66,7 % (n=140 bệnh nhân), còn đến 33,3% (10 Bn) trả lời chưa đúng

Bảng 3.5 Lượng nước trung bình hàng ngày người bệnh tiêu thụ Nước nước người bệnh tiêu thụ/

ngày Số lượng Tỷ lệ (%) Bình thường (trung bình 800 ml/ ngày) 52 34,6% Dưới 700 ml, trên 900 ml 98 65,4% Tổng 150 100

Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng nước trung bình theo khuyến cáo người bệnh nên uống hàng ngày tương đương khoảng 800 ml/ ngày. Tuy nhiên số bệnh nhân thực hiện đúng chỉ 34,6% (n =52), còn 65,4% (n=98) không thực hiện đúng

Bảng 3.6. Kiến thức của người bệnh về thực phẩm bổ sung Kiến thức của người bệnh

về thực phẩm bổ sung

Nên Không nên Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) n (%)

Bổ sung các vitamin như C, B1, B6, B12, E, folic, sắt, kẽm đẻ chống thiếu máu

45 30 105 70 150(100%)

Bổ sung canxi đẻ chống thiếu can xi 50 33,3 150 66,7 150(100%) Theo bảng kết quả trên khi được hỏi người bệnh lọc máu có nên bổ sung các vitamin như C, B1, B6, B12, E, folic, sắt, kẽm đẻ chống thiếu máu thì có đến 70% (n=105) người bệnh nói không nên. còn chỉ 30% người bênh nói nên bổ sung. Cúng câu

hỏi người bệnh có nên bổ sung canxi đẻ chống thiếu can xi thì 33,3% người bệnh trả lời nên, còn đến 66,7% người bệnh trả lời không nên.

Bảng 3.7.Tỷ lệ người bệnh hiểu được tầm quan trọng của ăn uống với điều trị bệnh STMT- LMCK

Tầm quan trọng ăn uống điều trị STM-LMCK Số lượng Tỷ lệ (%) Rất không quan trọng 0 0 Không quan trọng 0 0 Bình thường 20 13,3% Quan trọng 122 81,4 % Rất quan trọng 8 5,3% Tổng 150 100%

Theo kết quả trên cho thấy người bệnh 81,4% (122 bệnh nhân) cho rằng ăn uống quan trọng, 5,3% (08 bệnh nhân) cho rằng ăn uống rất quan trọng, có đến 13,3% (20 bệnh nhân cho rằng ăn uống không quan trọng bình thường)

Bảng 3.8. Thông tin chế độ dinh dưỡng người bệnh biết được Thông tin chế độ dinh dưỡng người bệnh

biết được Số lượng Tỷ lệ (%) Cán bộ y tế 102 68% Người thân 25 16,7%

Đọc sách báo, phương tiện thông tin 5 3,3% Cán bộ y tế + phương tiện thông tin 18 12%

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy: tỷ lệ người bệnh biết được thông tin hướng dẫn chế độ dinh dưỡng từ cán bộ y tế 68%, từ cán bộ y tế và phương tiện thông tin đại chúng 12%, từ người thân 16,7%, từ đọc báo, phương tiện 3,3%.

Biểu đồ 3.5. Lý do bệnh nhân không thực hiện hướng dẫn về chế độ ăn cho STMT-LMCK

Phần lớn người bệnh không thực hiện đúng chế độ ăn của mình là do không biết nấu, không biết lựa chọn thức ăn (34,4%) và do bản thân người bệnh không muốn thực hiện đúng (32,1%) nhất là đối với những người bệnh không muốn ăn kiêng…

0 10 20 30 40

không có thời gian chuẩn bị không đủ tiền mua thức ăn không biết nấu, lựa chọn thực

phẩm

không muốn thực hiện đúng

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm của bệnh nhân

Tỷ lệ nữ trong đối tượng nghiên cứu chiếm 46%, nam chiếm 54%. So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà năm 2005[11] tỷ lệ nữ là 62,4%, tỷ lệ nam là 37,6%.

Theo số liệu thống kê năm 2016, có đến 18% nam giới đang ở độ tuổi 40 phải đối diện với hiện tượng tiểu đêm, con số này tăng lên 63% với những người trên 50 tuổi, và trên 80% với những người trên 80 tuổi. Tình trạng tiểu đêm nhiều ở nam giới chủ yếu do chức năng thận suy giảm dẫn đến tiểu đêm, tiểu ngày nhiều, yếu sinh lý, vv…Nguyên nhân cụ thể do thói quen sinh hoạt sử dụng nhiều rượu bia, cà phê, trà…làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của các bộ phận trong hệ tiết niệu gây tiểu đêm.

Suy thận mạn là bệnh không lây nhiễm nhưng có tỷ lệ mắc bệnh cao, bệnh diễn biến âm thầm, khi có biểu hiện bệnh cụ thể giai đoạn nặng . Chỉ tính riêng năm 2016 tỷ lệ chạy thận nhân tạo do biến chứng đái tháo đường có liên quan đến thừa cân béo phì đã lên đến 14% cao hơn so với năm 2008 là 8% (Bệnh viện Bạch Mai)

Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn người bệnh tuổi trung niên trở lên 50,7% (76 bệnh nhân) tỷ lệ người cao tuổi là 19,3% (>60 tuổi), người cao tuổi nhất là 74 tuổi. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh tại bệnh viện Bạch Mai năm 2010 có 19% là người cao tuổi (>60 tuổi), người cao tuổi nhất là 76 tuổi. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi tuổi tương đối đồng đều. Đây là độ tuổi chức năng thận của người bệnh giảm. Cụ thể đối tượng dễ bị suy thận là người cao tuổi, người tăng huyết áp, người bị bệnh đường tiết niệu, người bị tiểu đường.

Thu nhập trung bình hàng tháng của người bệnh

Đối tượng nghiên cứu có thu nhập bình quân hàng tháng chủ yếu là dưới 3 triệu đồng chiếm 64,7% (97 người bệnh), còn trên 3 triệu đồng chỉ có 35,5%. Trong khi chi phí cho các cuộc lọc hàng tháng nếu người bệnh có bảo hiểm y tế cũng phải mất khoảng từ 3 đến 4 triệu đồng Việt Nam. Còn nếu lọc máu theo phương pháp sử dụng màng siêu lọc bảo hiểm tế không chi trả một lần lọc máu cũng hết 10 triệu đồng Việt Nam

Hoàn cảnh kinh tế của người bệnh khó khăn, nhất là trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta khủng hoảng, giá dịch vụ y tế thay đổi tăng gấp nhiều lần so với trước đây người bệnh sẽ khó có khả năng chi trả các khoản viện phí, chi thức ăn, đồ uống, sinh hoạt hàng ngày nhất là những người bệnh ở xa đến lọc máu ngoại trú tại bệnh viện và đặc biệt phải sử dụng một số thuốc đắt tiền hỗ trợ tăng sinh hồng cầu trong danh mục bảo hiểm y tế không chi trả. Đây cũng chính là nguyên nhân góp phần làm cho tỷ lệ suy dinh dưỡng của bệnh nhân STMT - LMCK chiếm tỷ lệ cao.

Theo phỏng vấn của chúng tôi về thu nhập của người bệnh đa phần người bệnh chỉ có nguần thu nhập từ lương cơ bản, từ làm các công việc như bán đồ uống, lao động nhẹ, còn lại được sự hỗ trợ kinh tế của gia đình.

Trình độ văn hóa của người bệnh

Trình độ văn hóa thấp của người bệnh là vấn đề ảnh hưởng đến nhận thức của người bệnh

Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 38% người bệnh có trình độ cấp 1,2; 58,75 người bệnh có trình độ cấp 3.

Bệnh nhân theo thời gian điều trị

Thời gian điều trị cũng là một trong yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức của người bệnh. Người bệnh có thời gian điều trị dài thường kiến thức về dinh dưỡng tốt hơn nhũng người bệnh mới bắt đầu điều trị

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho ta thấy dưới 3 năm là 65 bệnh nhân chiếm 43,3%, phần lớn (n=65) bệnh nhân đã điều trị tại bệnh viện từ 4–8 năm chiếm 37,4% và trên 8 năm là 29 bệnh nhân chiếm 19,3% .

Khu vực sinh sống của người bệnh

Phân bố theo khu vực sinh sống là một yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, tình trạng dinh dưỡng, mức độ suy thận của người bệnh của người bệnh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người bệnh đến lọc máu ở thành thị chiếm tỷ lệ cao hơn 60,7% (91 bệnh nhân), còn ở nông thôn chiếm tỷ lệ 39,9% (59 bệnh nhân).

Kết quả này có thể lý giải người bệnh sống tại thành phố cuộc sống ngayd càng hiện đại con người thoải mái hơn trong việc ăn uống sinh hoạt. Tuy nhiên ăn uống như thế nào là đúng cách. Những thói quen ăn uống thiếu khoa học như ăn uống quá nhiều, ăn quá mặn, lười uống nước, lười vận động thể thao, và khẩu phần ăn nhiều chất độc hại như rượu bia, đồ uống có gaz, nhiều chất đạm, chất béo…vv có thể làm thận suy giảm chức năng. Bên cạnh đó một lượng không nhỏ những người sống ở nông thôn. Nguyên nhân cũng có thể do việc lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật để đạt năng xuất cao ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo Cục y tế dự phòng và môi trường hàng năm có trên 5000 người bệnh nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật, có khoảng 300 ca nhiễm độc dẫn đến tử vong, trong khi đó lượng hóa chất tồn đọng quá lâu trong thực phẩm gián tiếp, trực tiếp tiếp xúc với cơ thể về lâu dài gây ra các bệnh huyết áp, tim mạch, ung thư, đặc biệt suy thận mạn tĩnh.

TTDD của bệnh nhân phân loại theo chỉ số khối cơ thể

Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đưa ra kết luận chỉ số khối cơ thể (BMI) liên quan một cách có ý nghĩa với nguy cơ tử vong. Beddhu & cộng sự (2003) nghiên cứa trên 70028 bệnh nhân LMCK tại Mỹ từ năm 1995 – 1999 cho thấy nguy cơ tử vong thấp hơn một cách có ý nghĩa so với nguy cơ tử vong thấp hơn ở nhóm bệnh nhân có chỉ số BMI 

25 so với nhóm bệnh nhân có chỉ số BMI thấp với HR (hazard ratio ) là 0,85, p<0,001[16]. Kết quả này giới hạn ở nhóm bệnh nhân BMI cao với tỷ lệ khối cơ thể bình thường hoặc cao không thấy nguy cơ tử vong thấp hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh nhân thừa cân (6%, p = 0,10). Nguy cơ tử vong tăng một cách có ý nghĩa ở bệnh nhân béo phì (4%, p=0,02). Nghiên cứu đa quốc gia tại Mỹ và Châu Âu đưa ra kết luận: Nhóm bệnh nhân có BMI 30 có nguy cơ tử vong so với nhóm có BMI từ 23 – 24,9 với RR (relative mortality risk) = 0,77 và p =0,002 ở Mỹ, RR= 0,61, p=0,01 ở Châu Âu [42], [56], [59], [64]. Cơ chế chưa hoàn toàn biết rõ, tuy nhiên theo các tác giả này BMI tốt hơn đồng nghĩa với tình trạng dinh dưỡng tốt hơn, là yếu tố bảo vệ bệnh nhân.

Trong đề tài của chúng tôi chưa có điều kiện về thời gian và kinh phí nghiên cứu mối liên hệ này. Chúng tôi chỉ bước đầu đánh giá chỉ số BMI và mối liên quan của nó với các chỉ số dinh dưỡng khác

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có tới 37,2% bệnh nhân có BMI ở mức thấp < 18,5 thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2005) là 38,7% và thuộc mức rất cao so với quần thể bình thường không bị bệnh ở Việt Nam và so với bệnh nhân LMCK ở các nước khác[6], [21]. Còn theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh chỉ số BMI tại bệnh viện Bạch Mai năm 2010 có đến 41% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng (BMI<18,5) cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi. BMI thấp là hậu quả của giảm khối cơ và khối mỡ cơ thể, trong nghiên cứu này chúng tôi chưa có điều kiện để đánh giá khối mỡ cơ thể.

3.2 .Kiến thức của người bệnh về thực phẩm

3.2.1. Kiến thứcvề chế độ ăn cho STMT-LMCK

Khi người bệnh đã chuyển bệnh sang điều trị bằng lọc máu có chu kỳ thì urê creatinin, acid uric máu và một số nitơ phi protein khác sẽ được giảm xuống đến mức an toàn sau chu kì lọc. Natri, kali, nước cũng được điều chỉnh tốt; pH máu có thể trở về bình. Tuy nhiên, do chức năng thận đã suy nặng, những ngày sau chu kì lọc máu, urê, creatinin máu lại tăng, nội mô lại bị rối loạn, nhiều ít là do chế độ ăn uống của bệnh nhân. Do đó không thể bệnh ăn uống một cách tự do, không tính toán mặc dầu có được lọc máu có chu kỳ. thường. Bệnh nhân sẽ thoải mái hơn, ăn ngon hơn và ăn khỏe hơn và khỏe dần ra [13].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có 65,4% bệnh nhân đã thực hiện đúng chế độ ăn của bệnh, còn 34,6% bệnh nhân không thực hiện đúng chế độ ăn của bệnh đang điều trị. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Vân Anh năm 2010 tại bệnh viện Bạch Mai [1] kiến thức dinh dưỡng của bệnh nhân cho thấy: 81% bệnh nhân chưa hiểu rõ về chế độ ăn cho bệnh STM-LMCK. Còn theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà tại bệnh viện Thanh Nhàn năm 2005 là 95% [11]. Còn 10% bệnh nhân cho rằng cần ăn giảm lượng đạm (trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà là 35%). Theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Cần Thơ năm 2016 bệnh nhân suy thận mãn tính có lọc máu chu kỳ kiến thức đúng về dinh dưỡng bệnh chiếm 24% (tức là khoảng 12/50 người) trong khi ở Việt Nam hiện nay có khoảng 5 triệu người mắc bệnh suy thận mạn và con số còn tăng thêm khoảng 8000 ca mắc bệnh mới, con số không có kiến thức chiếm đến 76%. Vậy chúng ta cần đặt câu hỏi phải làm thế nào để người dân hiểu biết về giá trị dinh dưỡng hợp lý nói chung và bệnh suy thận mạn nói chung, để đảm bảo sức khỏe cho chính mình.

3.2.2. Kiến thứcvề nhóm thực phẩm cho STMT-LMCK [7;8]

Trong kỳ lọc máu các ion như natri, kali, hydrogen được điều chỉnh tốt nhưng những ngày không lọc máu mà bệnh nhân thiểu niệu, vô hiệu thì rất dễ bị tăng kali máu do đó không thể để bệnh nhân ăn quá nhiều rau, quả chín được. Đối với nước và natri cũng vậy. Nếu để bệnh nhân ăn quá mặn, quá nhiều mì chính thì cơ thể sẽ bị tích natri, ứ nước, tăng thể tích tuần hoàn, phù, tăng huyết áp. Thêm vào đó bệnh nhân lại bị thiếu máu trường diễn do suy thận mạn tính, bị tạo lỗ thông động tĩnh mạch (Cimino-Brescia fistulae) gây tăng thêm cung lượng tim. Tất cả những yếu tố đó đều là tác nhân gây dày thất trái, giãn thất trái rồi suy tim toàn bộ. Mặc dù urê máu có giảm nhờ lọc máu nhưng chất lượng sống cuộc bệnh nhân có suy tim sẽ không tốt và cuối cùng là tử vong sớm [13].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020 (Trang 31)