Kiến thức về nhóm thực phẩm cho STMT-LMCK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020 (Trang 40 - 43)

Trong kỳ lọc máu các ion như natri, kali, hydrogen được điều chỉnh tốt nhưng những ngày không lọc máu mà bệnh nhân thiểu niệu, vô hiệu thì rất dễ bị tăng kali máu do đó không thể để bệnh nhân ăn quá nhiều rau, quả chín được. Đối với nước và natri cũng vậy. Nếu để bệnh nhân ăn quá mặn, quá nhiều mì chính thì cơ thể sẽ bị tích natri, ứ nước, tăng thể tích tuần hoàn, phù, tăng huyết áp. Thêm vào đó bệnh nhân lại bị thiếu máu trường diễn do suy thận mạn tính, bị tạo lỗ thông động tĩnh mạch (Cimino-Brescia fistulae) gây tăng thêm cung lượng tim. Tất cả những yếu tố đó đều là tác nhân gây dày thất trái, giãn thất trái rồi suy tim toàn bộ. Mặc dù urê máu có giảm nhờ lọc máu nhưng chất lượng sống cuộc bệnh nhân có suy tim sẽ không tốt và cuối cùng là tử vong sớm [13].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấy:

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm không nên ăn: Các loại thức ăn chứa nhiều muối bao gồm dưa cải muối chua, kim chi, thịt kho, cá kho, mắn cá, hột vịt muuois, khoa tây chiên, bột ngọt mì chính, gia vị chứa nhiều natri, không ăn thực phẩm chế biến sẵn (lượng muối <3g/ngày) trả lời đúng 86,7% (n=130 bệnh nhân), còn đến 13,3 % (20 Bn) trả lời chưa đúng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Vân Anh năm 2010 tại bệnh viện Bạch Mai cho thấy, có khá nhiều bệnh nhân trước khi bị bệnh có thói quen thường xuyên ăn các loại thức ăn có nguy cơ gây STMT, sỏi thận và 25% bệnh nhân có thói quen ăn mặn hơn bình thường.

Ăn nhạt tức là người bệnh cần giảm natri. Muối ăn 1-3 gam/ ngày. Khi người bệnh ăn nhiều muối gây tăng trọng lượng quá nhiều giữa 2 kỳ lọc máu, phù, cao huyết áp và khó thở.

Kiến thức của người bệnh về lượng nước nên uống: Uống ít nước ( lượng nước vào cơ thể) = nước tiểu + 500 -700ml trả lời đúng 90 % (n=135 bệnh nhân), còn đến 10% (15 Bn) trả lời chưa đúng. Thông thường người bệnh lọc thận được khuyên nên uống nước khoảng 800 ml/ngày. Nếu bệnh nhân uống theo mức độ khát thì rất nguy hiểm. Lượng nước uống ít hơn nếu có phù nhiều.

Kết quả nghiên cứu khi thực hành uống nước thì cho thấy lượng nước trung bình theo khuyến cáo người bệnh nên uống hàng ngày tương đương khoảng 800 ml/ ngày. Tuy

nhiên số bệnh nhân thực hiện đúng chỉ 34,6% (n =52), còn 65,4% (n=98) không thực hiện đúng

Kiến thức của người bệnh về các loại hoa quả chứa hàm lượng kali:

Trong kỳ lọc máu các ion như natri, kali, hydrogen được điều chỉnh tốt nhưng những ngày không lọc máu mà bệnh nhân thiểu niệu, vô hiệu thì rất dễ bị tăng kali máu do đó không thể để bệnh nhân ăn quá nhiều rau, quả chín được.Kali chủ yếu được thải ra khi bệnh nhân lọc máu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi: Kiến thức của người bệnh về thực phẩm ăn nhiều các loại hoa quả hàm lượng kali thấp như: táo, lê, mận, dứa, đào, xoài, quýt, bí đao, bí đỏ, bầu su su, mướp ( 200g – 300g/ngày) trả lời đúng 70 % (n=105 bệnh nhân), còn đến 30% (45 Bn) trả lời chưa đúng. Kiến thức của người bệnh về thực phẩm ăn ít thức ăn chứa nhiều kali như : cam, chuối, nho, chanh, bưởi, mít, lựu, sầu riêng, Kiwi..., rau dền, rau muống, mồng tơi, củ cải trắng, đậu cove, xu hào..., các loại hạt khô như đậu phộng, ( dưới 100g/ngày), hạt điều, hạt tiêu, chocolate, cafe trả lời đúng 88 % (n=132 bệnh nhân), còn đến 12% (18 Bn) trả lời chưa đúng, còn đến 12% (18 Bn) trả lời chưa đúng

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm nên ăn thức ăn chứa nhiều đạm, ít phospho:

Lọc máu bệnh nhân cũng mất một số protein, một số yếu tố vi lượng qua màng lọc thận nhân tạo, qua màng bụng. Lọc màng bụng chu kỳ kiểu CAPD) mỗi ngày bệnh nhân có thể mất từ 6-8g protein. Lọc thận nhân tạo lượng protein mất ít hơn, khoảng 3-4g/mỗi chu kỳ lọc. Như vậy đối với bệnh nhân lọc máu chu kỳ nếu có dùng chế độ ăn giàu đạm như trong điều trị bảo tồn thì chắc chắn cân bằng nitơ sẽ bị âm tính. Bệnh nhân sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu đạm. Ngược lại nếu cho ăn quá nhiều protein, ăn tự do thì mức urê máu những ngày trước lọc máu tăng cao. Bệnh nhân sẽ kém thoải mái, chán ăn vì vẫn ở trong tình trạng urê máu cao [13]. Do đó ở bệnh nhân có lọc máu chu kỳ thì chế độ ăn uống được nâng cao hơn nhưng cần phải bỏ quan niệm không đúng cho rằng lọc máu ngoài thận thì được ăn uống tự do, tùy ý.

Kết quả theo nghiên cứu của chúng tôi kiến thức của người bệnh về thực phẩm ăn chứa nhiều đạm, ít phospho như: thịt (lợn nạc, bò gà), cá, lòng trắng trứng trả lời đúng 64,6 % (n=98 bệnh nhân), còn đến 34,4% (58 Bn) trả lời chưa đúng

Khi phospho máu tăng dẫn đến tăng họat động tuyến cận giáp, làm huy động calci vào máu: biểu hiện ngứa, đau nhức xương, gẫy xương bệnh lý, vôi hóa ngoài xương như vôi hóa mạch máu, khớp, mô xung quanh khớp, cơ tim, mắt, phổi. Cần hạn chế thức ăn chứa nhiều phospho như sữa, ca cao, chocolate, phomai, cua, sò, lòng đỏ trứng, thịt rừng, các loại trái cây khô, thức ăn khô như tôm khô, thịt bò khô, nội tạng gan, óc. Thịt bê, thịt bò ít phospho hơn hơn cá, gà, thịt heo.

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm không ăn nhiều: như nghêu, sò, tôm, cua...( ăn thịt + hải sản = 200g -300g/ngày)trứng trả lời đúng 70 % (n=105 bệnh nhân), còn đến 30% (45 Bn) trả lời chưa đúng. Kiến thức của người bệnh về thực phẩm: Không ăn phủ tạng (tim, gan, não, bầu dục) trả lời đúng 93,3 % (n=140 bệnh nhân), còn đến 6,7% (10 Bn) trả lời chưa đúng. Kkiến thức của người bệnh về thực phẩm không ăn nhiều rau có hàm lượng đạm cao rau dền/rau muống/cải bó xôi/rau ngót/ giá đỗ trả lời đúng 66,7 % (n=140 bệnh nhân), còn đến 33,3% (10 Bn) trả lời chưa đúng

Kiến thức của người bệnh về thực phẩm bổ sung:

Theo bảng kết quả trên khi được hỏi người bệnh lọc máu có nên bổ sung các vitamin như C, B1, B6, B12, E, folic, sắt, kẽm đẻ chống thiếu máu thì có đến 70% (n=105) người bệnh nói không nên. còn chỉ 30% người bênh nói nên bổ sung. Cúng câu hỏi người bệnh có nên bổ sung canxi đẻ chống thiếu can xi thì 33,3% người bệnh trả lời nên, còn đến 66,7% người bệnh trả lời không nên.

Nên bổ sung canxi 1,4-1,6 gam trên ngày. Do những thực phẩm chứa nhiều canxi thường cũng chứa nhiều phosph nên cần hạn chế những thực phẩm này, nên bổ sung dưới dạng thuốc uống. Đã có nhiều nghiên cứu về liệu pháp Keto Acid giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng đạm trên bệnh nhân lọc máu.

Trong quá trình lọc máu, bệnh nhân thường có những thay đổi bất thường về thành phần acid amin trong máu. Lượng acid amin cần thiết giảm, lượng acid amin không cần thiết lại tăng cao. Khoảng 25-30g protein của cơ thể bị dị hóa để bù vào sự mất mát qua

lọc. Albumin và các globulin miễn dịch cũng bị mất trong quá trình lọc máu. Trong một cuộc lọc 4h có khoảng 25g glucose bị mất qua dịch lọc. Do đó, sẽ có sự mất cân bằng nitơ – năng lượng xảy ra khi bệnh nhân không có một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng [23], [24].

Các vitamin tan trong nước thường bị giảm thấp ở bệnh nhân lọc máu, do bị mất nhiều qua lọc và giảm nguần cung cấp do không đảm bảo khẩu phần ăn vào. Vì vậy, nhu cầu về một số tan trong nước như vitamin B6, vitamin C, acid folic ở bệnh nhân cao hơn so với người bình thường [16].

Ở bệnh nhân STMT-LMCK, chỉ số urê máu cao, tình trạng urê ức chế trực tiếp quá trình đồng hóa protein, mặt khác nó còn gây nên hội chứng về tiêu hóa: buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy… dẫn đến giảm lượng dinh dưỡng ăn vào và giảm hấp thu. Ngoài ra tình trạng toan chuyển hóa do urê máu cao cũng là tác nhân gây tăng dị hóa protein [31]

Chất lượng lọc máu kém, tỷ lệ giảm urê trong cuộc lọc thấp, bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán ăn dẫn đến lượng protein ăn vào ít, kết quả là urê máu trước buổi lọc tăng ít, vì vậy lại giảm thời gian lọc và tạo ra vòng xoắn bệnh lý có thể biểu hiện qua sơ đồ 1.

Yếu tố tâm lý sợ ăn đạm sau một thời gian điều trị bảo tồn với chế độ ăn kiêng đạm chặt chẽ cũng làm giảm cung cấp protein.

Tình trạng tăng huyết áp, suy tim, thiếu máu kéo dài với những đợt nhập viện làm trầm trọng thêm cảm giác chán ăn, giảm hấp thu [26].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về dinh dưỡng của bệnh nhân suy thận mạn tính có lọc máu chu kỳ tại bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020 (Trang 40 - 43)