Thực trạng của vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đảm bảo an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 26 - 27)

2. Cơ sở thực tiễn

3.1 Thực trạng của vấn đề

3.1.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 43 điều dưỡng tại khoa Nội Tiêu hóa bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình về quy trình truyền máu đang thực hiện tại bệnh viện. Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu là 97,1% cao hơn nhiều tỷ lệ nam giới tham gia nghiên cứu (2,9%), đây là đặc thù chung của ngành điều dưỡng nói chung và điều dưỡng bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình nói riêng.

Nhóm trên 45tuổi chiếm tỷ lệ thấp 7,0%; tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang và cộng sự (2009) cho biết nhóm tuổi trên 40 có tỷ lệ là 41% [6]. Sự khác biệt này có thể được lý giải là do khoa Nội Tiêu hóa là khoa mới được thành lập năm 2012 nên có nhiều cán bộ trẻ.

Tỷ lệ điều dưỡng có trình độ trung cấp là 20,9%, trong khi tỷ lệ điều dưỡng có trình độ cao đẳng và đại học cao (72,1% và 7,0%), điều dưỡng có trình độ trung cấp trong nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang và cộng sự lên tới 97% [6]. Sức khác biệt này do những năm gần đây, bệnh viện thực hiện theo quyết định của Bộ Y tế về chuẩn hóa trình độ của điều dưỡng tại các cơ sở y tế (từ năm 2025 không còn điều dưỡng trung cấp tại các bệnh viện) do đó nghiên cứu của chung tôi, tỷ lệ điều dưỡng trung cấp thấp hơn nhiều so với tác giả Trịnh Xuân Quang.

Tỷ lệ điều dưỡng có thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 39,5%; có 32,6% có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên; kết quả này khác với nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang có tỷ lệ thâm niên công tác dưới 5 năm và trên 10 năm lần lượt là 28% và 49,3%.

3.1.2 Kiến thức an toàn truyền máu của điềudưỡng

Thông tư 26/2013/TT-BYT hướng dẫn về hoạt động truyền máu quy định các nội dung liên quan đến đảm bảo an toàn truyền máu. Trong đó nội dung về các chế phẩm máu, hệ nhóm và quy tắc truyền máu phải được đảm bảo tốt 100% vì đây là những yếu tố quan trọng trong an toàn truyền máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ kiến thức đúng của điều dưỡng về những nội dung này như sau: hệ nhóm máu quan trọng nhất trong thực hành truyền máu là 25,6% và sơ đồ truyền máu tối thiểu là 46,5% . Trong nghiên cứu của chúng tôi có nhiều nội dung điều dưỡng trả lời đúng đạt tỷ lệ thấp và không có yếu tố nào đạt 100%. Kiến thức về quy tắc truyền máu của điều dưỡng trong nghiên cứu của Trịnh Xuân Quang (2009) và Phan Thị Kim Hoa (2014) có tỷ lệ 100% cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi. Điều này được giải thích do câu hỏi trong nghiên cứu của 2 tác giả này chỉ dừng ở mức hỏi truyền máu cùng nhóm hay khác nhóm

an toàn hơn. Còn nội dung hỏi trong nghiên cứu của chúng tôi yêu cầu Điều dưỡng phải hiểu biết sâu hơn về lý do truyền cùng nhóm, khác nhóm và số lượng truyền tối đa khi sử dụng máu khác nhóm là baonhiêu.

Kiến thức đúng về cách nhận biết tai biến và xử trí của điều dưỡng đảm bảo an toàn truyền máu có sự chệnh lệch lớn giữa các nội dung. 3 nội dung có tỷ lệ kiến thức cao đạt trên 90% là việc làm đầu tiên của Điều dưỡng khi xảy ra tai biến truyền máu (96,9%), thời điểm phát hiện các tai biến truyền nhầm nhóm máu (94,8%), đường truyền máu vào cơ thể bệnh nhân khi đang tiêm hoặc truyền thuốc (93,7%). Kiến thức đúng về dung dịch sử dụng trong trường hợp xảy ra tai biến truyền máu, phải duy trì đường truyền tĩnh mạch là 78,5% và tai biến hay gặp nhất khi truyền tiểu cầu/plassma có tỷ lệ kiến thức đúng là 60,7%. Nội dung tai biến hay gặp nhất khi truyền khối hồng cầu có tỷ lệ kiến thức đúng rất thấp với 35,6%. Theo nội dung thông tư 26/2013/TT-BYT, đòi hỏi ĐDV phải nắm rõ 100% các nội dung trên để có thể nhận biết và xử trí đúng các tai biến không mong muốn xảy ra khi truyền máu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đảm bảo an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)