Giải pháp để giải quyết/ khắc phục vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đảm bảo an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 27 - 35)

2. Cơ sở thực tiễn

3.2 Giải pháp để giải quyết/ khắc phục vấn đề

Thường xuyên tập huấn, kiểm tra kiến thức an toàn trong truyền máu - Thuận lợi:

+ Ban lãnh đạo Bệnh viện và khoa phòng tạo điều kiện

+ Có sự hỗ trợ của phòng chỉ đạo tuyến trong quá trình tập huấn + Đã thành lập được Hội Đồng truyền máu tại Bệnh viện.

- Khó khăn:

+ Điều dưỡng không thể tập trung tốt trong lớp khi phải tham gia học trước ca làm việc hoặc tham gia các lớp học sau các ca trực đêm hoặc trách nhiệm chăm sóc con nhỏ.

+ Hiện tại mới chỉ áp dụng hình thức đào tạo tập trung mà chưa triển khai được hình thức đào tạo trực tuyến.

+ Nguồn giảng viên còn hạn chế do phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên việc mời giảng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Trang thiết bị, vật tư tiêu hao còn thiếu: Máy chiếu mới chỉ có tại các hội trường lớn của viện mà chưa có tại các khoa phòng.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng công tác đảm bảo an toàn truyền máu của Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020 chưa thật sự tốt:

- Điểm kiến thức trung bình của Điều dưỡng về an toàn truyền máu đạt 21/30 điểm.

- Trong tổng số 43 Điều dưỡng tham gia vào nghiên cứu có 60,5% Điều dưỡng có kiến thức đúng về an toàn truyền máu và 39,5% Điều dưỡng có kiến thức không đúng.

- Kiến thức đúng của Điều dưỡng về việc cần làm khi truyền máu cho người bệnh với tốc độ nhanh và khối lượng lớn chiếm tỷ lệ là 58,1%.

- Nhận biết đúng của Điều dưỡng về thời gian không được phép truyền tiếp đơn vị máu có liên quan đến tai biến chiếm tỷ lệ là 51.2%.

- Nhận biết đúng của Điều dưỡng về các dấu hiệu của tai biến truyền máu sớm chiếm tỷ lệ là 65.1 %.

2. Đề xuấtmột số giải pháp có tính khả thi nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn truyền máu của Điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình:

* Đối với Bệnhviện.

- Mở các lớp đào tạo về an toàn truyền máu và giám sát chặt chẽ sự tham gia của học viên trong suốt quá trìnhhọc.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát của các khoa/phòng chức năng trong việc thực hiện tuân thủ quy trình kỹ thuật an toàn truyền máu.

* Đối với Khoa.

- Bố trí nhân lực Điều dưỡng hợp lý, để có thể vừa đảm bảo số nhân lực làm việc tại khoa, vừa đảm bảo số nhân lực được cử đi đào tạo, tập huấn đầy đủ, giúp cho việc đào tạo đạt hiệu quảcao.

- Cập nhật tài liệu về an toàn truyền máu và sắp đặt tài liệu ở nơi thích hợp dễ thấy, dễtìm, thuận lợi cho việc cập nhật kiến thức của Điều dưỡng.

* Đối với Điều dưỡng .

- Tích cực tham gia các khóa đào tạo, các buổi báo cáo chuyên đề, cập nhật kiến thức, thực hành về an toàn truyền máu một cách đầyđủ.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP * Đối với Bệnh viện.

•Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các tài liệu phát tay như tài liệu bỏ túi để Điều dưỡng có thể tham khảo bất cứ lúc nào thấy cầnthiết.

•Mở các lớp đào tạo về an toàn truyền máu và giám sát chặt chẽ sự tham gia của học viên trong suốt quá trìnhhọc.

•Tăng cường kiểm tra, giám sát của các khoa/phòng chức năng trong việc thực hiện tuân thủ quy trình kỹ thuật an toàn truyền máu.

• Tăng cường hoạt động của Hội Đồng truyền máu. • Lắp đặt máy chiếu cho các khoa.

•Bổ sung đầy đủ nhân lực Điều dưỡng cho khoa.

• Bổ sung nguồn giảng viên hỗ trợ cho quá trình đào tạo. * Đối với Khoa.

•Lãnh đạo khoa tăng cường kiểm tra, giám sát Điều dưỡng về kiến thức an toàn truyền máu để nhắc nhở và hỗ trợ kịpthời khi có tai biến xảy ra.

•Thực hiện chế tài đủ sức răn đe đối với Điều dưỡng khi để xảy ra sai sót đáng tiếc trong quá trình truyền máu.

•Bố trí nhân lực Điều dưỡng hợp lý, để có thể vừa đảm bảo số nhân lực làm việc tại khoa, vừa đảm bảo số nhân lực được cử đi đào tạo, tập huấn đầy đủ, giúp cho việc đào tạo đạt hiệu quảcao.

•Cập nhật Tài liệu về an toàn truyền máu và sắp đặt tài liệu ở nơi thích hợp dễ thấy, dễtìm thuận lợi cho việc cập nhật kiến thức của Điều dưỡng.

•Tổ chức đào tạo trực tuyến bằng các phần mềm đào tạo…. * Đối với Điều dưỡng .

• Tích cực tham gia các khóa đào tạo, các buổi báo cáo chuyên đề, cập nhật kiến thức về an toàn truyền máu bằng các hình thức tại chỗ và trực tuyến.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bệnh viện Nhi trung ương (2016), "Quy trình kỹ thuật truyền máu", Quy

trình kỹ thuật điều dưỡng Nhi khoa cơ bản, Hà Nội, tr.89-94.

2. Bộ Y tế (2014), Quy định giá tối đa và chi phí phục vụ cho việc xác định

giá một đơn vị máu toàn phần, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn, Thông tư

33/2014/TT-BYT ngày 27 tháng 10 năm 2014.

3. Bùi Văn Viên (2013), "Phản ứng bất lợi và biến chứng do truyền máu", Bài

giảng Nhi khoa tập 2, NXB Y học, Hà Nội, tr.125-132.

4. Đỗ Trung Phấn (2000), An toàn truyền máu, NXB khoa học kỹ thuật, Hà

Nội, tr. 46-92.

5. Phan Thị Kim Thoa và Hứa Hồng Tài 92014) Đề tài nghiên cứu “ Khảo sát

kiến thức về an toàn truyền máu của Điều dưỡng tại Bệnh viện ĐKKV Định Quán năm 2014”

6. Trịnh Xuân Quang và cộng sự (2009), "Kiến thức và thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa Tiền Giang năm 2009",

Tạp chí Y học thực hành. 14(4), tr.227-233.

TIẾNG ANH

7. Yosef Aslani, Shahram Etemadyfar và Kobra Noryan (2004), "Nurses’

knowledge of blood transfusion in medical training centers of Shahrekord

University of Medical Science in 2004", Iranian Journal of Nursing and

Phụ lục: PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU

Được sự đồng ý và cho phép của Ban Lãnh đạo bệnh viện, hôm nay chúng tôi tiến hành điều tra về kiến thức và kỹ năng thực hành truyền máu an toàn theo quy định của Bộ Y tế cho điều dưỡng viên tại các khoa hệ Nội – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Anh/chị vui lòng dành cho chúng tôi ít thời gian và trả lời một số câu hỏi. Nếu có câu hỏi nào chưa rõ, anh /chị xin cứ hỏi lại.

Mọi thông tin mà Anh/chị cung cấp chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu.

• THÔNG TIN CHUNG

• Giới tính: ... • Tuổi: ………... • Trình độ: ... • Thâm niên: ... • Đơn vị: ... • Mã số phiếu: ...

• Người điều tra: ...

• Ngày điều tra: ... •

• KIẾN THỨC VỀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU

TT Câu hỏi Câu trả lời Đáp

án

I An toàn truyền máu

A1

An toàn truyền máu chủ yếu nhằm bảo vệ

1. Nhân viên truyền máu

2. Người cho máu.

3. Người nhận máu. 4. Tất cả đều đúng. 5. Chỉ có 2 và 3 đúng. 4 A2 Hệ nhóm máu quan trọng nhất trong thực hành truyền máu lâm sàng 1. Hệ ABO 2. Hệ Rh(-) (+) 3. Hệ M, N, P 4. Ý 1 và 2 đúng 1 A3 Nhóm máu (A) có kháng nguyên – kháng thể tương ứng là:

1. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là A, kháng

thể trong huyết tương là Anti A

2. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là A, kháng

thể trong huyết tương là Anti B

3. Không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu

và có kháng thể Anti A trong huyết tương.

2

A4

Nhóm máu (B) có kháng nguyên – kháng thể tương ứng là:

1. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là B, kháng

thể trong huyết tương là Anti A

2. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là B, kháng

thể trong huyết tương là Anti B

3. Không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu

A5

Nhóm máu (AB) có kháng nguyên – kháng thể tương ứng là:

1. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là A, kháng

thể trong huyết tương là Anti A

2. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là A, kháng

thể trong huyết tương là Anti B

3. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là A và B,

không có kháng thể trong huyết tương

4. Không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu,

có kháng thể trong huyết tương là Anti A và Anti B 3 A6 Nhóm máu (O) có kháng nguyên – kháng thể tương ứng là

1. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là A, B;

kháng thể trong huyết tương là Anti A

2. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là A, B

kháng thể trong huyết tương là Anti B

3. Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu là A và B,

không có kháng thể trong huyết tương

4. Không có kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu,

có kháng thể Anti A, B trong huyết tương

4

A7

Người nhận có nhóm máu (O), có thể nhận được máu toàn phần của người cho thuộc nhóm máu nào?

1. Nhóm A 2. Nhóm B 3. Nhóm AB 4. Nhóm O 4 A8 Người nhận có nhóm máu (AB), có thể nhận được khối hồng cầucủa người cho thuộc nhóm máu nào?

1. Nhóm A 2. Nhóm B 3. Nhóm AB 4. Nhóm O 5. Cả 4 nhóm 5 A9 Người nhận có nhóm máu (A), có thể nhận được khối hồng cầu của người cho thuộc nhóm máu nào?

1. Nhóm A hoặc O 2. Nhóm B 3. Nhóm AB 4. Cả 4 nhóm 1 A10 Người nhận có nhóm máu (O), có thể nhận được huyết tương của người cho thuộc nhóm máu nào? 1. Nhóm A 2. Nhóm B 3. Nhóm AB 4. Nhóm O 5. Cả 4 nhóm 5 A11

Nguyên tắc truyền máu là không để:

1. Hồng cầu người cho không bị ngưng kết với

huyết thanh của người nhận

2. Hồng cầu người nhận không bị ngưng kết bởi

huyết thanh của người cho.

3. Huyết thanh người cho không bị ngưng kết bởi

hồng cầu của người nhận.

4. Huyết thanh của người nhận không bị ngưng kết

bởi hồng cầu của người cho.

A12

Vẽ sơ đồ truyền máu

II Điều kiện bảo quản máu và chế phẩm máu

A13

Thời gian lưu giữ tối đa túi máu tại buồng bệnh trước khi truyền máu cho người bệnh là:

1. Không quá 15 phút

2. Không quá 30 phút

3. Không quá 45 phút

4. Không quá 1 giờ.

2

A14

Việc cần làm khi truyền máu với tốc độ nhanh và khối lượng lớn:

1. Ủ ấm túi máu trước khi truyền 50 phút

2. Ngâm túi máu vào cốc nước nóng để làm ấm

máu trước khi truyền

3. Ủ ấm đoạn dây truyền chế phẩm máu với nhiệt

độ không quá 37 độ C

3

A15

Không sử dụng các đơn vị máu và chế phẩm khi có các dấu hiệu nào:

1. Thủng, hở, nứt, vỡ ở túi đựng, ống dây, vị trí

cắm dây truyền;

2. Hiện tượng không phân lớp hoặc phân lớp bất

thường giữa các thành phần máu khi đã để lắng hoặc ly tâm;

3. Có màu sắc bất thường

4. Cả 3 đáp án trên

4

A16

Thời gian từ khi kết thúc việc làm tan đông đến khi kết thúc việc truyền máu cho người bệnh là: 1. Không quá 3h 2. Không quá 4h. 3. Không quá 5h 4. Không quá 6h 4

III Tai biến truyền máu

A17

Tai biến truyền máu là: 1. Là tất cả các phản ứng có hại liên quan đến việc

truyền máu xảy ra trên bệnh nhân trong và sau truyền máu.

2. Là tất cả các dấu hiệu xảy ra liên quan đến việc

truyền máu xảy ra trên bệnh nhân trong và sau truyền máu.

3. Là tất cả các phản ứng có hại liên quan đến việc

truyền máu xảy ra trên bệnh nhân trong khi truyền máu.

1

A18

Các tai biến do truyền máu có thể do:

1. Sai sót về kỹ thuật.

2. Lấy nhầm bệnh phẩm.

3. Truyền nhầm cho người bệnh khác.

4. Tất cả đều đúng.

5. Chỉ có ý 1 và ý 2 là đúng

4

A19

Các tai biến truyền máu nào được gọi là tai biến sớm

1. Tan máu cấp do bất đồng nhóm máu hệ ABO.

2. Phản ứng sốt run lạnh không do tan máu.

3. Nhiễm trùng.

A20

Các tai biến truyền máu nào được gọi là tai biến muộn:

1. Sốc phản vệ.

2. Quá tải tuần hoàn.

3. Tai biến ứ sắt.

4. Tất cả đều đúng.

3

A21

Tai biến nào sau đây không do truyền máu gây nên:

1. Gây tan máu cấp 2. Phản ứng dị ứng 3. Phản ứng sốt rét 4. Nôn máu 4 A22 Các phản ứng có thể xảy ra sau truyền máu

1. Ngứa, nổi mề đay. 2. Vàng da

3. Sốt rét run, khó thở 4. Cả 3 đáp án trên

4

A23

Thời điểm nào đã có thể phát hiện các tai biến truyền nhầm nhóm máu

1. Trong vòng 15 phút đầu 2. 1- 2 giờ đầu

3. Cuối quá trình truyền máu

1

A24

Không được tiếp tục truyền đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan đến tai biến sau khi đã ngừng truyền quá:

1 . 1 giờ 2 . 2 giờ 3 . 3 giờ 4 . 4 giờ

4

IV Chăm sóc, theo dõi truyền máu

A25

Yêu cầu theo dõi người bệnh khi truyền máu là:

1. Liên tục trong suốt quá trình truyền máu.

2. 30 phút đầu khi truyền máu

3. 15 Phút đầu khi truyền máu

4. Theo dõi ít nhất 3 lần trong 1 đơn vị máu.

1

A26

Trong khi truyền máu, nếu bệnh nhân có chỉ định tiêm/ truyền thuốc, anh chị sẽ đưa thuốc vào người bệnh bằng cách nào?

1. Sử dụng trực tiếp đường truyền máu 2. Thiết lập một đường truyền khác

2

A27

Xử trí đầu tiên của điều dưỡng khi xảy ra phản ứng tan máu cấp tính do truyền máu gây ra:

1. Ngừng truyền máu, giữ nguyên hiện trạng, mời

bác sỹ.

2. Ngừng truyền máu, rút ngay đường truyền.

3. Tìm bác sỹ báo để bác sỹ xử trí.

1

A28

Điều nào sau đây không đúng khi điều dưỡng xử trí với tai biến truyền máu mức

độ trung bình:

1. Dừng ngay đường truyền máu.

2. Tiêm bắp Adrenalin 1mg

3. Đánh giá dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân.

4. Báo bác sỹ thực hiện y lệnh.

2

A29

Trong trường hợp xảy ra tai biến truyến máu, phải duy trì đường truyền tĩnh mạch, anh/chị sử dụng dung dịch gì? 1. Glucose 5% 2. NaCl 0.9% 3. Ringerlactat 2

A30

Sau truyền máu, điều dưỡng cần ghi hồ sơ bệnh án những nội dung gì?

1. Loại chế phẩm, thể tích máu, nhóm máu, mã số

túi máu, tốc độ truyền.

2. Thời gian bắt đầu truyền máu và túi máu.

3. Phản ứng phụ nếu có

4. Cả 3 đáp án trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác đảm bảo an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020 (Trang 27 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)