Thực trạng CS-NB sau PT-NS viêm ruột thừa tại Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Nam Định:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 25 - 29)

3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

3.1. Thực trạng CS-NB sau PT-NS viêm ruột thừa tại Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Nam Định:

tỉnh Nam Định:

3.1.1. Thông tin chung:

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định là một bệnh viện hạng I với quy mô 680 giường bệnh, số giường thực kê là 860, với 652 cán bộ nhân viên (trong đó có 532 nhân viên, hợp đồng 120), 06 phòng chức năng và có 28 khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Số người bệnh nằm viện nội trú: 40.315, khám bệnh: 250.190, tổng số ca phẫu thuật: 9.162 ( trong đó phẫu thuật nội soi các loại là 2.800 ).

Khoa Ngoại tổng hợp với chỉ tiêu là 60 giường bệnh, giường bệnh thực kê là 90 giường. Số người bệnh nằm tại khoa 120.

Hệ thống nhân viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh tại Khoa Ngoại Tổng hợp có tổng số 29 cán bộ, trong đó có 12 Bác sĩ và 17 Ðiều dưỡng trực tiếp được đánh giá thực hiện chăm sóc NB sau PT nội soi viêm ruột thừa. Trong số cán bộ điều dưỡng được đánh giá này thì độ tuổi trung bình ~ 28 tuổi. Phần lớn các điều dưỡng có tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm nghề nghiệp nói chung và thực hành chăm sóc NB sau PT còn chưa nhiều, thâm niên công tác < 8 năm. Mặc dù vậy PT-NS- VRT là một phẫu thuật đã được bệnh viện triển khai từ lâu nên CS-NB sau PT–NS- VRT đã đạt được kết quả khả quan.

Về trình độ chuyên môn ĐD: khi thực hiện CSNB sau PT, phần lớn là điều dưỡng trung học (58,8%), điều đưỡng cao đẳng (17,6%), điều dưỡng đại học (23.5%).

Số lần chăm sóc NB sau PT nội soi VRT, một Đ D cần thực hiện trong ngày trung bình là 1NB/ngày, đây là con số ít để ĐD có thêm kinh nghiệm, hơn nữa ĐD ở đây còn có nhiệm vụ chăm sóc NB về đường tiêu hóa, gan mật, chấn thương ngực trung bình mỗi ĐD phải chăm sóc 7 người bệnh/ngày.

3.1.2. Thực trạng thực hiện chăm sóc NB sau phẫu thuật nội soi VRT:

Qua khảo sát chăm sóc 35 người bệnh sau phẫu thuật nội soi ruột thừa tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định chúng tôi thấy:

3.1.2.1. Nhận thức điều dưỡng về chăm sóc sau phẫu thuật.

- Khi được hỏi về mục đích, ý nghĩa, chăm sóc sau PT nội soi VRT c ủ a ĐD kiến thức trả lời đạt 88,2%.

- Kiến thức chuẩn bị NB tiến hành thay băng VM, CS ống dẫn lưu: Với nội dung phỏng vấn liên quan đến kiến thức chuẩn bị NB trước khi tiến hành chăm sóc đạt kết quả cao 88,2%.

- Chuẩn dụng cụ và thuốc để thay băng vết mổ:

+ Điều dưỡng chuẩn bị dụng cụ đầy đủ đạt 76,4%; còn lại 23,6% chuẩn bị dụng chưa đầy đủ.

Hình 9: chuẩn bị dụng cụ thay băng vết mổ

3.1.2.2. Thực trạng thực hành của ĐD chăm sóc NB sau PT nội soi VRT

- Chăm sóc tại phòng hồi tỉnh: 94,1% ĐD chăm sóc NB đảm bảo những điều kiện sau:

+ Đảm bảo nhiệt độ phòng trung bình khoảng 300 C: + Đặt NB nằm thẳng, đầu thấp, mặt nghiêng về một bên trong 6 giờ đầu.

+ Kiểm tra đường truyền tĩnh mạch còn chảy không.

+ Theo dõi dịch qua ống dẫn lưu.

+ Đo và ghi các chỉ số: Mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ, tình trạng NB 1giờ/lần.

+ Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ cần thiết.

+ Giờ giao, đón NB, vào phiếu chăm sóc, ký tên người giao, nhận.

Hình 10: Điều dƣỡng đo huyết áp - Theo dõi trong 24h đầu

+ Nhận định đúng và đủ tình trạng người bệnh đạt 88,2%.

+ Theo dõi DHST 3giờ / lần đạt 82,3%, còn 17,7% theo dõi ở mức trung bình (ĐD có đo, có theo dõi, nhưng sau 5-6 giờ mới nhớ đo để ghi hồ sơ).

+ Thực hiện y lệnh thuốc điều trị đạt 100%.

+ Lập bảng theo dõi lượng dịch vào và dịch ra, nước tiểu 24 giờ (màu sắc, số lượng, tính chất) đạt 100%.

+ Tập cho NB vận động sớm tại giường đạt 80%, còn lại do NB già yếu nên chưa vận động được là 20%.

+ Làm các xét nghiệm theo y lệnh đạt tỷ lệ cao: 100%.

+ Tư thế nằm của người bệnh: đạt 100% điều dưỡng cho NB nằm đúng tư thế đầu thấp.

- Theo dõi các ngày sau:

+ Theo dõi tình trạng đau vết mổ: 88% điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh nằm đúng tư thế đầu cao nghiêng về bên vết mổ để giảm đau. Thực hiện y lệnh đạt tỷ lệ cao 100%.

Đa số điều dưỡng có nhận định da, niêm mạc cho NB đạt: 94%, còn: 6% điều dưỡng nhận định chưa đầy đủ, khi đo chỉ sổ sinh tồn cho NB còn có 12% điều dưỡng đo sai quy trình (chưa cho NB nghỉ ngơi 5-10 phút trước khi đo và khi chỉ số huyết áp NB cao báo cho bác sỹ điều trị chưa kịp thời); 100% điều dưỡng kiểm tra và theo dõi dịch qua dẫn lưu về số lượng màu sắc và tình trạng ống dẫn lưu và khi phát hiện ra máu màu hồng thì các ĐD báo phẫu thuật viên để thực hiện y lệnh xử trí.

+ Theo dõi hội chứng nội soi:

Khi NB có các triệu chứng: Tri giác lơ mơ, lẫn lộn, co giật, nhìn mờ, đồng tử giãn, mạch và nhịp tim chậm, có hội chứng sốc, HA hạ, bụng chướng, 100% ĐD đều có phản xạ rất tốt là báo kịp thời với phẫu thật viên và xử trí theo y lệnh.

+ Theo dõi hội chứng nhiễm khuẩn:

Khi NB xuất hiện da, niêm mạc nhợt, sốt cao, rét run, mạch nhanh, HA hạ ĐD đã kịp thời báo với phẫu thật viên và thực hiện y lệnh, hạ sốt, truyền dịch, lấy máu để xét nghiệm, lấy dịch để nuôi cấy.

- Theo dõi, chăm sóc ống dẫn lưu.

+ Khi chăm sóc ống dẫn lưu 100% ĐD luôn giữ cho hệ thống dây dẫn và túi chứa vô khuẩn, một chiều , kiểm tra và thay dịch khi đến vạch qui định và ghi lại số lượng, theo dõi sự lưu thông của ống dẫn lưu và số lượng, màu sắc dịch qua dẫn lưu. Khi NB có chỉ định rút ống dẫn 100% ĐD thực hành tốt đảm bảo vô khuẩn để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào.

- Giáo dục sức khỏe:

+ Trong thời gian người bệnh nằm viện: 82% ĐD hướng dẫn cho người bệnh tập vận động sớm sau PT, hướng dẫn gia

đình cho người bệnh ăn uống sớm sau PT khi đường tiêu hóa đã thông, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, tránh các chất kích thích (cà phê, chè, ớt, tiêu, rượu, bia...) và tăng cường uống nước vì nếu NB bị táo bón khi đại tiện phải rặn sẽ tăng nguy cơ chảy máu. Giải thích rõ cho BN hiểu mục đích của việc đặt ống dẫn lưu và dặn NB không được tự ý rút và thường xuyên vệ sinh cá nhân đặc biệt là khu vực quanh ống dẫn lưu. Hướng dẫn NB và gia đình nếu có bất thường gì xảy ra báo ngay với nhân viên y tế để xử trí kịp thời ( ống dẫn lưu chảy dịch đỏ số lượng lớn, NB thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau bụng, chướng bụng. . . ). Còn 18% ĐD hướng dẫn cho NB chưa đầy đủ.

+ Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện:

88% ĐD hướng dẫn NB hàng ngày vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh bộ phận sinh dục tránh nhiễm khuấn tiết niệu. Hướng dẫn cho NB phát hiện sớm các triệu chứng biến chứng sau PTVRT đến khám lại ngay: Đau bụng từng cơn, chướng bụng, nôn, bí trung tiện, đại tiện.

Đối với trường hợp đám quánh ruột thừa: Khi NB ra viện, hướng dẫn người bệnh trong quá trình về nhà nếu có đau lại hố chậu phải, sốt thì phải đến bệnh viện khám lại ngay.

12% ĐD hướng dẫn chưa đầy đủ khi NB ra viện.

76,4% ĐD hướng dẫn cho giáo dục cho cộng đồng hiểu biết về viêm ruột thừa cấp để người bệnh có ý thức đến viện sớm khi có các triệu chứng của bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật nội soi cắt ruột thừa tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2018 (Trang 25 - 29)