Thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường tuýp II điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type ii ở khoa nội bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2017 (Trang 26)

điều trị tại khoa Nội bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa

Qua thực tế chăm sóc cũng như các khảo sát 98người bệnh ĐTĐ tại khoa Nội bệnh viện tỉnh Thanh Hóa trong khoảng thời gian từ 23/4/2017 đến 30/5/2017 với bộ câu hỏi soạn sẵn cho thấy kiến thức về chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ type 2

26

2.1. Kiến thức về tác dụng của chế độ ăn

Bảng 3.1. Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về tác dụng của chế độ ăn đối

Nội dung Trả lời đúng

n (%) Trả lời sai/không trả lời n (%) Tổng Chế độ ăn hợp lý giúp ổn định đường máu 53 (54,1) 45 (45,9) 98 (100) Chế độ ăn hợp lý là biện pháp quan trọng để hạn chế các biến chứng 45 (45,9) 53 (54,1) 98 (100) Nhận xét:

Nhận thức về lợi ích của chế độ ăn là hết sức quan trọng, bởi đây là động lực giúp người bệnh thực hiện một chế độ ăn đúng. Theo kết quả khảo sát, kiến thức của người bệnh về lĩnh vực này chưa tốt. Cụ thể, chỉ có 54,1% biết rằng một chế độ ăn hợp lý có thể giúp người bệnh đái tháo đường ổn định đường máu và 45,9% người bệnh cho rằng chế độ ăn hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để hạn chế các biến chứng của bệnh ĐTĐ

2.2. Kiến thức về chế độ ăn

Bảng 3.2. Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về chế độ ăn

Nội dung Trả lời đúng

n (%)

Trả lời sai/không trả lời

n (%)

Tổng

Ăn hạn chế đường (Glucose) 85 (86,7) 13 (13,3) 98(100) Ăn hạn chế muối (ăn nhạt) 57 (58,2) 41 (41,2) 98(100) Ăn hạn chế mỡ 71 (72,4) 27 (27,6) 98(100) Tăng cường rau xanh 64 (65,4) 34 (34,6) 98(100) Mang theo ít bánh/kẹo bên

người đề phòng hạ đường huyết

49 (50,0) 49 (50,0) 98(100)

Nhận xét:

Chế độ ăn hợp lý có thể giúp người bệnh ổ định đường huyết và hạn chế biến chứng, tuy nhiên kết quả khảo sát cho thấy kiến thức của người bệnh về nội dung này chưa thật sự tốt. Cụ thể, có 86,7% người bệnh biết chế độ ăn có chứa glucose, 72,4% biết về chế độ ăn mỡ nhưng số người biết về chế độ ăn muối và rau xanh lại

27

không cao. Bên cạnh đó, một trong các biến chứng thường xảy ra đối với người bệnh đái tháo đường đó là biến chứng hạ đường huyết. Vì vậy các khuyến cáo của Hội nội tiết choằng người bệnh ĐTĐ nên mang ít bánh/kẹo bên người để khi thấy có dấu hiệu của hạ đường huyết người bệnh có thể xử lý kịp thời. Tuy nhiên, trong khi khảo sát chỉ có 50% người bệnh được hỏi biết về vấn đề này

2.3. Kiến thức về cách chế biến thức ăn

Bảng 3.3. Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về cách chế biến thức ăn

Nội dung n (%) Hầm kỹ 35 35,7 Chiên/xào, nướng 16 16,3 Luộc chín 41 41,9 Không biết 6 6,1 Tổng 98 100 Nhận xét:

Cách chế biến thực phẩm cũng là một nội dung cần được chú ý, người bệnh ĐTĐ tốt nhất nên chế biến thức ăn dưới dạng luộc chín, hạn chế chiên xào nướng. Tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hoá, người bệnh chưa có nhiều kiến thức về cách chế biến thức ăn, chỉ có 41,9% người bệnh trả lời đúng, số còn lại 35,6% cho rằng nên chế biến thức ănhầm kỹ, Chiên/xào, nướng (16,3% ), không biết (6%)

2.4. Kiến thức về các thức ăn nên tránh

Bảng 3.1. Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về các thức ăn nên tránh

Nội dung n (%)

Bánh kẹo, nước ngọt 83 84,5

Hoa quả khô 34 34,6

Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn 21 21,4 Tinh bột 43 43,8 Thịt chứa nhiều mỡ 68 69,4 Nhận xét:

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, bệnh nhân ĐTĐ nên hạn chế ăn những thực phẩm có chỉ số đường cao như bánh kẹo, hoa quả khô, tinh bột…, bên

28

cạnh đó các thực phẩm chứ nhiều chất béo, chất bảo quản và muối người bệnh ĐTĐ cũng nên hạn chế sử dụng. Về vấn đề này, người bệnh đã nhận biết được một số thực phẩm cần tránh như bánh kẹo, nước ngọt (84,5%), thịt chứ nhiều mỡ (64,9%). Nhưng các thực phẩm như hoa quả khô, thực phẩm chế biến sẵn, tinh bột vẫn còn một số lượng lớn người bệnh chưa biết

2.5. Kiến thức về thời điểm ăn hợp lý

Bảng 3.5. Kiến thức của người bệnh ĐTĐ về thời điểm ăn hợp lý

Nội dung Trả lời đúng

n (%) Trả lời sai/không trả lời n (%) Tổng Không bỏ bữa 57 (58,2) 41 (41,8) 98(100) Chia nhiều bữa nhỏ 34 (34,7) 64 (65,3) 98(100) Không nên ăn quá no trong

một bữa 67 (68,4) 31 (31,2) 98(100) Trước khi tập luyện, lao động

nặng người bệnh nên bổ sung năng lượng phù hợp với cường độ hoạt động

32 (32,7) 66 (63,3) 98(100)

Nhận xét:

Sự hiểu biết của người bệnh Đái tháo đường type II điều trị ở Khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa về thời điểm ăn hợp lý còn nhiều thiếu hụt: 58,2% người bệnh biết không nên bỏ bữa, 68,4% biết khoongneen ăn quá no trong một bữa. Bên cạnh đó một số lượng không nhỏ người bệnh không biết về việc nên chia thành nhiều bữa ăn, đặc biệt là có 63,3% người bệnh không biết trước khi tập luyện, lao động nặng người bệnh nên bổ sung năng lượng phù hợp với cường độ hoạt động

2.6. Nhận xét chung về kiến thức của người bệnh ĐTĐ về chế độ ăn * Ưu điểm: * Ưu điểm:

- Người bệnh đã có một số kiến thức cơ bản về chế độ ăn. Cụ thể hầu hết người bệnh đã biết được cần ăn hạn chế đường, mỡ từ đó đưa ra được các thực phẩm cần tránh như bánh kẹo, nước ngọt, thịt chứa nhiều mỡ. Hơn một nửa số người bệnh biết không nên ăn quá no trong một bữa.

29

+ Công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ cho người bệnh ĐTĐ đã được triển khai tại bệnh viện

Hình: Buổi giáo dục sức khỏe cho người bệnh tại BVĐK Tỉnh Thanh Hóa

+ Người bệnh cũng được phát một số tờ rơi, hướng dẫn về cách tự chăm sóc +Người bệnh đái tháo đường đã tìm hiểu kiến thức tự chăm sóc qua thông tin đại chúng.

* Nhược điểm

Bên cạnh những kiến thức cơ bản về chế độ ăn người bệnh tại Đái tháo đường type II điều trị ở Khoa Nội Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa vẫn còn tồn tại rất nhiều những thiếu hụt kiến thức. Cụ thể:

- Hơn một nửa người bệnh không biết được lợi ích của chế độ ăn, chế độ ăn muối, ăn rau xanh. Một nửa số người bệnh không biết nên mang theo ít bánh kẹo bên người để đề phòng biến chứng hạ đường huyết

- Về cách chế biến thức ăn chỉ có 41,9% người bệnh nhận thức đúng

- Về cách thực phẩm cần tránh còn một số lượng sơn người bệnh không biết nên tránh các thực phẩm như hoa quả khô, thực phẩm chế biến sẵn, tinh bột

- Về thời điểm ăn hợp lý vẫn còn phần lớn người bệnh chưa nhận thức đúng

* Nguyên nhân của các tồn tại.

30

+ Tại khoa điều trị Đái tháo đường, người bệnh đông, nhân lực còn thiếu đặc biệt là nhân lực điều dưỡng vì thế công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ chưa được triển khai một cách mạnh mẽ.

+ Các khoa chưa có phòng truyền thông riêng để tư vấn GDSK.

+ Chưa thành lập được câu lạc bộ người bệnh để người bệnh có thể chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cho nhau

+ Thời gian tư vấn cho người bệnh chưa nhiều.

+ Khoa tiết chế dinh dưỡng có nhưng chưa cung cấp chế độ ăn cho người bệnh đầy đủ

+ Chưa cung cấp đầy đủ chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh.

- Về phía nhân viên y tế/điều dưỡng:

+ Trình độ điều dưỡng trong khoa còn chưa đồng đều, số lượng điều dưỡng trình độ cao chiếm tỷ lệ thấp.

+ Do quá tải trong công việc nên việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho người bệnh vẫn chưa thực sự được điều dưỡng quan tâm.

+ Điều dưỡng chưa được tập huấn về phương pháp GDSK cho người bệnh cho nên kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe chưa tốt, việc tư vấn cho người bệnh vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.

+ Điều dưỡng chưa tự tin khi tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh. + Hình thức tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh mang tính chất 1 chiều, đơn điệu, chưa thu hút được sự quan tâm của người bệnh

+ Nội dung giáo dục sức khỏe còn chung chung, chưa cụ thể, người bệnh chưa thực sự hiểu để có thể áp dụng thực tế

-Về phía người bệnh:

+ Do gánh nặng về tài chính: Quá trình mắc bệnh kéo dài, phải chi trả chi phí điều trị, trong khi người bệnh không có khả năng tạo ra thu nhập. Những khó khăn và thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày sẽ không đảm bảo cho sức khỏe thể chất và dễ làm cho người bệnh có những sang chấn về tinh thần dẫn đến chán nản và tuyệt vọng.

+ Do tuổi tác, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự tiếp thu của mỗi người bệnh khác nhau nên có một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của cán bộ y tế về chế độ ăn

31

3. Một số giải pháp nâng cao kiến thức cho người bệnh 3.1. Đối với bệnh viện:

- Bổ sung thêm nhân lực phục vụ cho công tác chăm sóc toàn diện cho người bệnh.

- Mở các lớp tập huấn cho điều dưỡng về công tác tư vấn cho người bệnh: kiến thức chuyên sâu về bệnh đái tháo đường, đặc biệt về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh, phương pháp kỹ năng giáo dục sức khỏe

- Bố trí mỗi khoa có 01 phòng truyền thông GDSK cho người bệnh nội trú: có đầy đủ phương tiện truyền thông: bàn ghế, ti vi, áp phích treo dán nơi dễ nhìn; các tài liệu về bệnh đái tháo đường để người bệnh và người nhà tham khảo.

- Có phòng tư vấn, truyền thông GDSK cho người bệnh.

- Thành lập câu lạc bộ đái tháo đường, tổ chức thảo luận, họp hội đồng người bệnh ĐTĐ để người bệnh tự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chế độ ăn.

- Khoa dinh dưỡng cung cấp đầy đủ chế độ ăn cho người bệnh đang nằm điều trị. Hướng dẫn cho người bệnh, người nhà chế độ ăn phù hợp khi họ ra viện.

- Có các quy định cụ thể về viêc tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ

+ Điều dưỡng phải tư vấn cho người bệnh ĐTĐ từ khi vào khoa khám bệnh, điều trị cho tới khi NB ra viện.

+ 2 tuần 1 lần tổ chức thảo luận, họp hội đồng người bệnh cho những người bệnh ĐTĐ

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát:

+ Phòng Điều dưỡng, Điều dưỡng trưởng khoa tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tư vấn GDSK cho người bệnh tại khoa.

+ Đưa công tác tư vấn, GDSK vào trong khen thưởng, kỷ luật hàng tháng, hàng quý.

3.2. Đối với điều dưỡng

- Nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh đái tháo đường đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Chuẩn bị tốt cho các buổi GDSK và sử dụng đa dạng các hình thức truyền thông GDSK như pano, áp phích, sách, báo, tạp chí, tờ rơi...

32

- Xây dựng nội dung GDSK cụ thể cho NB tăng ĐTĐ: Nội dung GDSK đi vào những vấn đề người bệnh còn chưa biết, chưa hiểu, thiếu sót về chế độ ăn như: lợi ích của chế độ ăn hợp lý, các thực phẩm nên tránh, cách chế biến thức ăn và cách phân bố bữa ăn hợp lý

- Trong qúa trình GDSK phải xác định đối tượng được GDSK để có biện pháp GDSK phù hợp

3.3. Đối với người bệnh:

- Tham gia các câu lạc bộ sức khỏe để tăng cường kiến thức cũng như có các kỹ năng tự chăm sóc, phòng biến chứng…

33

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

1. Kiến thức về chế độ ăn của người bệnh

Qua thực tế chăm sóc cũng như các khảo sát người bệnh ĐTĐ tại khoa Nội bệnh viện tỉnh Thanh Hóa cho thấy:

- Người bệnh đã có một số kiến thức cơ bản về chế độ ăn: người bệnh đã biết được cần ăn hạn chế đường, mỡ; đưa ra được các thực phẩm cần tránh như bánh kẹo, nước ngọt, thịt chứa nhiều mỡ. Hơn một nửa số người bệnh biết không nên ăn quá no trong một bữa.

- Những thiếu hụt kiến thức:

+ Hơn một nửa người bệnh không biết được lợi ích của chế độ ăn, không biết nên mang theo ít bánh kẹo bên người để đề phòng biến chứng hạ đường huyết.

+ Chỉ có 41,9% người bệnh nhận thức đúng về cách chế biến thức ăn

- Còn một số lượng lớn người bệnh không biết nên tránh các thực phẩm như hoa quả khô, thực phẩm chế biến sẵn, tinh bột và thời điểm ăn hợp lý

2. Một số giải pháp nâng cao kiến thức

-Bệnh viện bổ sung thêm nhân lực điều dưỡng phục vụ cho công tác chăm sóc toàn diện cho người bệnh

- Quan tâm hơn nữa tới công tác tuyên truyền giáo dục về chế độ ăn cho người bệnh ĐTĐ type II.

- Có các quy định cụ thể về viêc tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh ĐTĐ, tăng cường kiểm tra giám sátcông tác GDSK

- Tăng cường khả năng, năng lực GDSK cho nhân viên y tế: Tập huấn nâng cao trình độ và kỹ năng GDSK, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với người bệnh cho nhân viên y tế

- Xây dựng nội dung GDSK cụ thể cho NB tăng ĐTĐ: Nội dung GDSK đi vào những vấn đề người bệnh còn chưa biết, chưa hiểu, thiếu sót về chế độ ăn như: lợi ích của chế độ ăn hợp lý, các thực phẩm nên tránh, cách chế biến thức ăn và cách phân bố bữa ăn hợp lý

- Đa dạng hóa các hình thức GDSK

- Thành lập và khuyến khích người bệnh tham gia các câu lạc bộ Đái tháo đường.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bệnh viện ĐK tỉnh Thanh Hóa, Báo cáo sơ kết hoạt động 06 đầu năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ 06 tháng cuối năm 2017.

2. Tạ Văn Bình (2003), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh đái tháo đường tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

3. Tạ văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam - các phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

4. Tạ Văn Bình (2007), Làm gì để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Tạ Văn Bình (2007), Người bệnh đái tháo đường cần biết, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội.

6. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng bệnh đái tháo đường tăng glucose máu, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7.Bộ Y tế (2011), Quyết định số 3280/QĐ-BYT ngày 09/09/2011 về việc ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường type II, Bộ Y tế, Hà Nội.

8.Nguyễn Mạnh Dũng (2007), "Đánh giá nhận thức của người bệnh đái tháo đường về chế độ ăn uống và tập luyện thể lực", Tạp chí Y học thực hành, Số 731, tr 191 - 195.

9. Đỗ Quang Tuyển (2012), Mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám, Bệnh viện lão khoa Trung ương, Luận văn Thạc sỹ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.

10.Phạm Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Lâm (2008), Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

11.Phạm Văn Khôi (2011), Thực trạng tư vấn dinh dưỡng, nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.

12.Nguyễn Trung Kiên và Lưu Thị Hồng Vân (2010), "Nghiên cứu kiến thức, thực hành về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường type II tại Bệnh viện Hòa Bình - Tỉnh Bạc Liêu năm 2010", Y học Thực hành, Số 736 (5), tr 20 - 23.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng kiến thức về chế độ ăn của người bệnh đái tháo đường type ii ở khoa nội bệnh viện đa khoa tỉnh thanh hóa năm 2017 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)