Thực trạng qua chăm sóc 30 ngƣời bệnh sau phẫu thuật cắt tuyến vú trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt tuyến vú trong điều trị ung thư vú tại khoa phẫu thuật ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2018 (Trang 26 - 34)

3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

3.1. Thực trạng qua chăm sóc 30 ngƣời bệnh sau phẫu thuật cắt tuyến vú trong

điều trị ung thƣ vú tại khoa Phẫu thuật Ung Bƣớu.

3.1.1. Chăm sóc dấu hiệu sinh tồn:

Dấu hiệu sinh tồn đƣợc theo dõi tùy theo tình trạng ngƣời bệnh, giai đoạn bệnh, tùy vào loại phẫu thuật. Ngƣời điều dƣỡng theo dõi dấu hiệu sinh tồn trong ngày đầu 30-60 phút/ lần và thời gian theo dõi có thể 12 giờ hoặc 24 giờ sau phẫu thuật. Những ngày tiếp theo nếu dấu hiệu sinh tồn bình thƣờng theo dõi ngày 2 lần.

Thực trạng chúng tôi nhận thấy dấu hiệu sinh tồn của 30 ngƣời bệnh thực sự chƣa đƣợc theo dõi đúng quy định. Trong 12 giờ đầu dấu hiệu sinh tồn đƣợc theo dõi đầy đủ các chỉ số về huyết áp, mạch, nhịp thở, nhiệt độ. Tuy nhiên những ngày sau dấu hiệu sinh tồn đƣợc theo dõi ngày 01 lần và có 20 ngƣời bệnh chỉ đƣợc chú trọng đến các chỉ số về huyết áp, còn chỉ số mạch, nhịp thở và nhiệt độ không đƣợc chú trọng. Các chỉ số sinh tồn ngƣời điều dƣỡng chƣa thực hiện đúng quy trình nhƣ thông báo và để ngƣời bệnh nghỉ 15 phút trƣớc khi thực hiện quy trình ảnh hƣởng đến độ chính xác của các chỉ số.

3.1.2. Chăm sóc dẫn lưu vết mổ

Điều dƣỡng viên trong khoa đã chăm sóc tốt dẫn lƣu vết mổ. Cụ thể nhƣ: -Dẫn lƣu vết mổ đƣợc nối với ống dẫn lƣu qua hệ thống dẫn lƣu kín ở thành ngực, Theo dõi số lƣợng, màu sắc, tính chất của dịch dẫn lƣu ghi vào phiếu theo dõi 24 giờ cho đến khi rút dẫn lƣu.

-Bình chứa dịch thấp hơn chân dẫn lƣu 60cm, tránh ngƣời bệnh nằm đè lên sonde dẫn lƣu. Điều dƣỡng viên đã hƣớng dẫn ngƣời bệnh vận động khi có ống dẫn lƣu (kẹp ống khi xoay trở, đi lại để tránh tình trạng căng dẫn lƣu dẫn đến tuột ống), kiểm tra hệ thống dẫn lƣu tại diện mổ

Hình 5: Chăm sóc dẫn lƣu vết mổ

-Thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống dẫn lƣu có bị tắc, gập, tuột không.

-Điều dƣỡng tháo bình rời khỏi ống dẫn lƣu và xả hết áp lực trong bình, đánh giá số lƣợng dịch theo vạch chia độ có sẵn trên thân bình đồng thời quan sát màu sắc, tính chất của dịch. Những trƣờng hợp dẫn lƣu là máu đỏ tƣơi, máu cục, số lƣợng nhiều, hở dẫn lƣu, điều dƣỡng đã báo ngay bác sĩ để xử trí kịp thời.

-30 ngƣời bệnh đã rút dẫn lƣu theo chỉ định của phẫu thuật viên.

Hình 6: Điều dƣỡng hút dịch vết mổ

-Tuy nhiên vẫn còn một số trƣờng hợp ĐDV chƣa làm tốt công tác hƣớng dẫn cho ngƣời nhà phối hợp với nhân viên y tế theo dõi dấu hiệu bất thƣờng của dẫn lƣu: dịch qua dẫn lƣu nhiều, máu cục, máu chảy qua chân dẫn lƣu, tụt dẫn lƣu báo ngay nhân viên y tế để xử trí kịp thời.

3.1.3. Chăm sóc vết mổ.

Vết mổ có xảy ra biến chứng chảy máu ở những ngày đầu và thƣờng xảy ra nhiễm khuẩn vào ngày thứ 4 trở đi, ƣu điểm trong công tác chăm sóc vết mổ tại khoa Phẫu thuật Ung Bƣớu Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ là:

-Mỗi ngƣời bệnh đƣợc sử dụng riêng một bộ dụng cụ thay băng đƣợc đóng gói riêng do khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn cung cấp đảm bảo vô khuẩn.

-Điều dƣỡng thực hiện đúng quy trình kỹ thuật thay băng đã đƣợc ban hành theo Bộ Y tế quy định.

Hình 7: Điều dƣỡng thay băng vết mổ

-Điều dƣỡng đã theo dõi sát tình trạng vết mổ: kích thƣớc vết mổ, vết mổ có căng không, băng có thấm máu, thấm dịch, có chảy máu, tụ máu, nhiễm trùng, đọng dịch, đau… theo dõi nhiễm trùng vết mổ (sƣng, nóng, đỏ, đau) tình trạng hoại tử vạt da hoặc mép vết mổ, theo dõi dấu hiệu đọng dịch.

Hình 8: Băng vô khuẩn vết mổ

-Có 29 ngƣời bệnh đƣợc cắt chỉ ở ngày thứ 7 sau mổ, có 01 trƣờng hợp nhiễm trùng vết mổ do ngƣời bệnh này đến viện muộn khi tình trạng khối u hoại tử nhiều.

Ngoài ra còn hạn chế:

-Ngƣời điều dƣỡng chƣa chú trọng đến vấn đề vệ sinh bàn tay, chƣa tuân thủ triệt để 5 thời điểm vệ sinh bàn tay, đây cũng là nguyên nhân gây nhiễm khuẩn chéo từ ngƣời bệnh này sang ngƣời bệnh khác.

3.1.4. Chăm sóc dinh dưỡng

Dinh dƣỡng là một phần quan trọng trong chăm sóc ngƣời bệnh ung thƣ vú nói riêng và ung thƣ nói chung kể từ khi ngƣời bệnh đƣợc chẩn đoán bị ung thƣ. Dinh dƣỡng kém sẽ ảnh hƣởng đến tình trạng sức khỏe và không có sức khỏe sẽ ảnh hƣởng ngƣợc lại đến đáp ứng điều trị. Ngƣợc lại dinh dƣỡng tốt trong thời gian điều trị sẽ giúp có đủ năng lƣợng cần thiết để ngăn ngừa tình trạng sụt cân và phục hồi sức khỏe.

Sau mổ, ngƣời bệnh có nguy cơ suy kiệt do nhịn ăn trƣớc, trong và sau mổ, do chịu đựng, do căng thẳng trong phẫu thuật...Nếu ngƣời bệnh hết nôn điều dƣỡng giúp ngƣời bệnh ăn bằng đƣờng miệng sẽ giúp kích thích tiêu hóa, tăng cƣờng chức

năng dạ dày, ruột. Việc nhai cũng tránh nguy cơ viêm tuyến mang tai, ngƣời bệnh cảm thấy ngon miệng.

Chế độ ăn của ngƣời bệnh là thức ăn mềm, lỏng, giàu dinh dƣỡng, đây là giai đoạn hồi phục cần tăng cƣờng cung cấp chất dinh dƣỡng, năng lƣợng từ 2.000 – 3.000 kcal/ngày.

Tuy nhiên trong chuyên đề này phản ánh việc chăm sóc dinh dƣỡng chƣa đảm bảo. Trong hai ngày đầu khi ngƣời bệnh mệt mỏi, còn đau nhiều tại vết mổ nuôi dƣỡng chủ yếu bằng đƣờng tĩnh mạch. Khi ngƣời bệnh đỡ mệt thì chế độ dinh dƣỡng của ngƣời bệnh chủ yếu do ngƣời nhà đảm nhiệm chính vì vậy dinh dƣỡng của ngƣời bệnh chƣa phù hợp mà ngƣời điều dƣỡng lại không kiểm soát đƣợc chế độ ăn gây ảnh hƣởng đến sự phục hồi sau phẫu thuật của ngƣời bệnh, khoa dinh dƣỡng của Bệnh viện đã đƣợc triển khai nhƣng suất ăn bệnh lý mới đƣợc triển khai cho một số ngƣời bệnh tại các khoa nhƣ: Hồi sức tích cực chống độc, khoa Nội tiết đái tháo đƣờng, khoa Thận Nhân Tạo.

3.1.5. Chăm sóc vận động

Sau mổ, do diện mổ rộng ảnh hƣởng nhiều đến mạch máu, thần kinh ngực và cơ ngực … Ngƣời bệnh thƣờng bị giảm cảm giác vùng cánh tay bên phẫu thuật, căng cơ, giảm lực cơ…Vận động cánh tay bên phẫu thuật là rất quan trọng giúp ngƣời bệnh lƣu thông tuần hoàn, giảm phù.

Vận động đúng sau phẫu thuật sẽ giúp cho ngƣời bệnh tránh đƣợc nhiều biến chứng nhƣ: viêm phổi, viêm đƣờng hô hấp, sớm phục hồi chức năng vận động của cánh tay bên phẫu thuật. Các bài tập điều dƣỡng trƣởng hƣớng dẫn cho ngƣời bệnh trong các buổi họp hội đồng ngƣời bệnh là: động tác kéo ròng rọc, động tác giơ tay sát tƣờng, động tác vòng khuỷu tay.

Kết quả thu đƣợc trong chuyên đề này là vận động của ngƣời bệnh không đƣợc sự giúp đỡ của ngƣời điều dƣỡng mà chủ yếu là do ngƣời nhà đảm nhiệm, điều dƣỡng chỉ hƣớng dẫn ngƣời nhà ngƣời bệnh tập vận động không giám sát đƣợc việc vận động của ngƣời bệnh, ngƣời bệnh có thực hiện đúng theo hƣớng dẫn hay không ảnh hƣởng đến chất lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh. Không có trƣờng hợp nào liệt vận động.

Hình 9: Điều dƣỡng hƣớng dẫn ngƣời bệnh tập vận động sau phẫu thuật

3.1.6. Chăm sóc vệ sinh

Vệ sinh thân thể: đảm bảo cho ngƣời bệnh luôn đƣợc sạch sẽ, tránh mắc thêm các bệnh về da, tóc, tránh biến chứng nhiễm khuẩn (nhƣ viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi), đem lại sự thoải mái và dễ chịu cho ngƣời bệnh.

Kết quả vệ sinh trong chuyên đề này là 100% ngƣời bệnh đến điều trị đƣợc Điều dƣỡng cho mƣợn đầy đủ quần áo, chăn màn, đƣợc thay đổi quần áo hàng ngày theo quy định nhƣng việc vệ sinh cá nhân cho ngƣời bệnh lại do ngƣời nhà ngƣời bệnh đảm nhiệm.

Điều dƣỡng viên cần trực tiếp giúp đỡ ngƣời bệnh khi ngƣời bệnh có khó khăn hoặc hƣớng dẫn chế độ vệ sinh cho NB nhƣ: vệ sinh răng miệng: giữ răng miệng luôn sạch sẽ để phòng nhiễm khuẩn răng miệng, giúp ngƣời bệnh thoải mái, dễ chịu và ăn ngon. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn và súc miệng bằng nƣớc muối sinh lý 0.9% ngày 2 lần. Vệ sinh thân thể cho ngƣời bệnh bằng nƣớc ấm, vệ sinh bộ phận sinh dục. Tránh làm ƣớt vết mổ gây nhiễm trùng vết mổ.

3.1.7. Giáo dục sức khỏe

Khi đƣợc chẩn đoán mình bị UTV, ngƣời bệnh rất hoang mang, lo lắng sợ mình sắp chết vì họ nghĩ rằng UT là bệnh không chữa đƣợc, lo lắng về đau đớn thể xác, sang chấn về tinh thần, sợ biến dạng cơ thể, lo lắng biến chứng sau mổ, lo về điều kiện kinh tế, lo lắng về gia đình, về quan hệ vợ chồng, và mặc cảm với xã hội... Tâm lý lo lắng ảnh hƣởng đến tiến trình phục hồi sau mổ, vì vậy để hiểu đƣợc những lo lắng của ngƣời bệnh, ngƣời điều dƣỡng phải tạo đƣợc niềm tin nơi ngƣời bệnh để họ nói ra những suy nghĩ và lo lắng của mình, luôn gần gũi, động viên, an ủi ngƣời bệnh, giúp ngƣời bệnh thoải mái, an tâm trong điều trị, trong gia đình và cộng đồng.

Hình 10: Điều dƣỡng tƣ vấn giáo dục sức khỏe cho ngƣời bệnh

Điều dƣỡng trong khoa đã cung cấp cho NB và gia đình NB các kiến thức về bệnh, hƣớng điều trị tiếp, cách tập cánh tay bên mổ, biết cách phòng và phát hiện sớm ung thƣ, cách tự khám vú, cách chăm sóc bệnh nhân về vệ sinh, chế độ dinh dƣỡng, lao động, sinh hoạt. Khi ra viện điều dƣỡng hƣớng dẫn ngƣời bệnh khám định kỳ theo hẹn: theo dõi sau khi ra viện là rất quan trọng, khám theo định kỳ để đảm bảo phát hiện những thay đổi bất thƣờng trong sức khỏe và nếu UT tái phát trở lại hay UT mới phát triển có thể đƣợc điều trị ở giai đoạn sớm nhất.

- Trong chăm sóc ngƣời bệnh ngƣời điều dƣỡng chƣa chú trọng đến chăm sóc tinh thần cho ngƣời bệnh, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, chƣa đi sâu vào tâm tƣ nguyện vọng của ngƣời bệnh để giúp ngƣời bệnh thoải mái về tinh thần.

- Thực hiện tƣ vấn cho ngƣời bệnh chƣa thực hiện đầy đủ và thƣờng xuyên, ngƣời bệnh còn thiếu kiến thức về bệnh, việc tự chăm sóc trong và sau khi ra viện, còn 15 ngƣời bệnh lo lắng về tình trạng bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật cắt tuyến vú trong điều trị ung thư vú tại khoa phẫu thuật ung bướu bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2018 (Trang 26 - 34)