Thực trạng chăm sóc người bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật crossen tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2019 (Trang 25)

1. Đặt vấn đề

2.1.2. Thực trạng chăm sóc người bệnh

Đây là công việc khá quan trọng đối với người bệnh sau phẫu thuật Crossen, giúp người bệnh phục hồi tốt, tránh các biến chứng sau mổ.

-Theo dõi toàn trạng, các dấu hiệu sinh tồn, đặc biệt trong 24h đầu sau phẫu thuật.

-Theo dõi chăm sóc ống thông bàng quang tránh tắc ống, đề phòng nguy cơ viêm bàng quang ngược dòng

-Chế độ dinh dưỡng: Cho người bệnh ăn lỏng, vận động nhẹ nhàng sớm sau phẫu thuật, những ngày sau ăn đủ dinh dưỡng, chế độ dễ tiêu, uống đủ nước.

-Chế độ vệ sinh: lau âm đạo, tầng sinh môn hàng ngày bằng dung dịch betadin phụ khoa hoặc các dung dịch sát trùng.

3.3. Quy trình thực hiện *Ngày 1:

-Theo dõi toàn trạng, dấu hiệu sinh tồn, chảy máu âm đạo sonde nước tiểu, trung tiện …

-Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh, giảm đau. -Tư vấn chế độ vệ sinh, dinh dưỡng, vận động … *Ngày 2:

-Theo dõi toàn trạng, dấu hiệu sinh tồn, chảy máu âm đạo, sonde nước tiểu… -Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh, giảm đau.

-Tư vấn chế độ vệ sinh, dinh dưỡng, vận động … -Làm thuốc âm đạo ngày 2 lần, rút sonde tiểu. *Ngày 3,4 và 5:

- Theo dõi toàn trạng, dấu hiệu sinh tồn, chảy máu âm đạo. -Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh, giảm đau.

-Bệnh nhân ổn định hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, tình trạng bệnh, phương pháp phòng tránh biến chứng, tái phát…

2.1.3.Thực trạng điều dưỡng thực hiện chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật Crossen

*Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

Sau phẫu thuật người bệnh thường được giữ lại theo dõi và xử trí tại phòng chăm sóc hậu phẫu của khoa Gây mê trong khoảng 4- 6h nhằm đề phòng các biến chứng của quá trình gây tê và biến chứng tức thì của cuộc phẫu thuật. Tại đây người bệnh được các điều dưỡng viên của Khoa Gây mê chăm sóc theo chế độ chăm sóc cấp 1, theo dõi các dấu hiệu sinh tồn liên tục bằng máy monitor. Sau khi các dấu

hiệu sinh tồn ổn định, tác dụng của thuốc gây tê đã hết, nguy cơ xảy ra các biến chứng của gây tê gây mê cùng các biến chứng cấp tính của cuộc mổ đã được loại trừ, người bệnh được bàn giao về khoa theo dõi tiếp. Trong tất cả các người bệnh được khảo sát không có người bệnh xảy ra các biến chứng ngay sau phẫu thuật.

Ngay trong 12 giờ tiếp theo sau phẫu thuật người bệnh được chuyển về khoa dưới sự theo dõi của bác sỹ và điều dưỡng phụ trách phòng chăm sóc cấp 2 theo dõi 6h/ lần các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, chỉ số nước tiểu để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể sau gây mê gây tê phẫu thuật, tình trạng mất máu, rối loạn nước điện giải để kịp thời xr trí đồng thời được hướng dẫn nằm bất động tại giường bệnh, đầu kê cao hạn chế tối đa ngồi dậy, đi lại hay

thay đổi tư thế đột ngột (100% người bệnh được theo dõi và hướng dẫn).

Ghi chép vào hồ sơ bệnh án của điều dưỡng khá tốt và đầy đủ, ghi chép diễn biến bệnh khá sát sao, thực hiện y lệnh điều trị đúng đủ, đánh giá được tiến triển của người bệnh.

Trong những ngày tiếp theo người bệnh có dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường điều dưỡng sẽ chuyển chế độ chăm sóc cấp 3 với việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 lần/ 1 ngày hoặc khi có bất thường. Không có người bệnh nào trong thời gian phẫu thuật nghiên cứu có dấu hiệu nhiễm trùng.

*Thực hiện y lệnh

Cũng như tất cả các phẫu thuật khác, việc sử dụng kháng sinh sau mổ là thường quy, đặc biệt là đối với lĩnh vực phụ khoa phẫu thuật sa sinh dục được xếp hạng vào loại phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Vì vậy bệnh nhân sau phẫu thuật crossen dùng kháng sinh từ 5- 7 ngày, kết hợp với giảm đau toàn thân cho người bệnh bằng cách truyền giảm đau và đặt viên đặt giảm đau hậu môn cho người bệnh.

*Chăm sóc sonde niệu đạo.

Thông thường bệnh nhân sau mổ crossen rút sonde tiểu sau 24h sau phẫu thuật một cách thường quy cho tất cả bệnh nhân. Các bệnh nhân sau rút sonde tiểu không tự đi tiểu được phải đặt lại sonde thì coi như bí tiểu sau phẫu thuật, dùng

thêm kháng sinh đường tiết niệu, sau đó mới rút sonde sau 2- 3 ngày. Vệ sinh sonde hàng ngày xả nước tiểu và đi lại số lượng nước tiểu, màu sắc nước tiểu.

*Theo dõi dịch âm đạo

Bệnh nhân có dịch âm đạo ra hàng ngày, ít một và không có máu đỏ tươi cần phải làm thuốc âm đạo hàng ngày, kiểm tra vết cắt sau mổ Crossen.

*Dinh dưỡng cho người bệnh hậu phẫu

Bệnh nhân sau mổ Crossen cần ăn lỏng, dễ tiêu hóa, nhiều chất xơ, kiêng chất cay nóng, kết hợp ăn nhiều chất đạm, uống nhiều nước phòng táo bón, ăn làm nhiều bữa.

2.1.4. Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người chăm sóc NB sau phẫu thuật

*Chế độ luyện tập sau mổ

Ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra, người bệnh đã có thể bước xuống giường, tập đi bộ trở lại. Lười vận động sau khi sinh mổ làm cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đên chứng táo bón rất khó chịu ở người bệnh. Đồng thời đây cũng là yếu tố nguy cơ nghiêm trọng làm hình thành các cục máu đông ở chân, tay và gây viêm phổi sau phẫu thuật( do nằm một chỗ, phổi bị ứ đọng). Việc vận động đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch…

Điều dưỡng đã hướng dẫn người bệnh cần tập vận động như thế nào theo giai đoạn để phù hợp với tình hình sức khỏe và thể trạng của từng người bệnh.

*Chế độ vệ sinh

Người bệnh được chăm sóc vệ sinh sạch sẽ tại phòng, điều dưỡng cũng hướng dẫn những điều cần thiết về vệ sinh cho người bệnh. Và đặc biệt chú ý những điểm mấu chốt cần phải thực hiện, như chăm sóc mỏm cắt, vệ sinh bộ phận sinh dục…

Vệ sinh âm đạo hàng ngày, vệ sinh vết khâu và kiểm tra vết cắt xem có bị chảy máu không, có dịch bẩn và hôi hay không?

Hình 2.1. Làm thuốc âm đạo *Giáo dục sức khỏe, tư vấn sau mổ

Cần phải tư vấn tốt cho chế độ ăn, chế độ vệ sinh, và chăm sóc sau khi mổ, khi ra viện cần lao động nhẹ nhàng, tránh táo bón, tránh lao động nặng, ăn tăng rau, uống nhiều nước, tránh béo phì.

2.2. Các ưu điểm, nhược điểm * Ưu điểm

-Người bệnh được chăm sóc và điều trị theo đúng các quy trình mà bệnh viện, khoa đã xây dựng

-Cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo.

- Điều dưỡng đã hiểu tầm quan trọng của việc teo dõi chăm sóc và thực hiện tốt theo đúng quy định

-Điều dưỡng thể hiện thái độ tích cực, tôn trọng, niềm nở với người bệnh *Nhược điểm:

-Người bệnh cao tuổi thường có những bệnh phối hợp, do đó thời gian nằm viện cũng cũng lâu hơn, và trước khi mổ cũng cần phải khám và điều trị những chuyên khoa khác.

-Vệ sinh trước khi mổ Crossen của người bệnh rất kém, nên tình trạng người bệnh bị viêm loét cổ tử cung trước khi đến phẫu thuật rất cao. Đó cũng là nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn.

-Đối với bệnh sa sinh dục ngoài cộng đồng còn chưa hiểu biết hoặc còn dấu bệnh, xấu hổ nên cần phải đẩy mạnh tư vấn truyền thông giáo dục sức khỏe cho phụ nữ tại cộng đồng hiểu và phòng tránh và điều trị sớm.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP 3.1. Đối với bệnh viện và trung tâm

Phối hợp với các trung tâm y tế, cơ sở y tế tại cộng đồng, mở rộng, tích cực đẩy mạnh các lớp truyền thông tư vấn giáo dục sức khỏe cho phụ nữ tại cộng đồng về bệnh. Giúp cho phụ nữ hiểu rõ bệnh và phòng bệnh , khám và điều trị sớm nếu mắc bệnh.

3.2. Đối với điều dưỡng

Tham gia các lớp tập huấn, tự trao dồi kiến thức và kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực sa sinh dục ở phụ nữ, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh và cộng đồng. Đối với những bệnh nhân đã bị sa sinh dục, việc điều trị và chăm sóc phải được đánh giá một cách toàn diện, hướng dẫn vệ sinh khối sa sinh dục trước khi mổ sa sinh dục đề phòng nhiễm trùng sau mổ.

Tham gia xay dựng các quy trình chăm sóc tại cộng đồng cho người bệnh sau mổ và phòng bệnh đối với những người trong nhóm nguy cơ.

3.3. Đối với người bệnh

Người bệnh bị sa sinh dục bị mắc các bệnh nội, ngoại khoa như tăng huyết áp, đái tháo đường… làm cho quá trình chăm sóc lâu hơn, dễ bị nhiễm trùng sau mổ, vết thường lâu lành hơn. Vì vậy việc khám sức khỏe định kỳ là cần thiết đặc biệt với những phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh. Người bệnh cần hiểu được tầm quan trọng của việc điều trị giảm các bệnh nội ngoại khoa mắc phải trước khi mổ Crossen.

KẾT LUẬN

Một cuộc mổ thành công là một điều hạnh phúc cho cả bác sỹ và bệnh nhân. Thời gian mổ nhanh, phục hồi sức khỏe nhanh, ra viện đúng quy định với một tình trạng sức khỏe tốt là điều mong muốn của mọi người. Tuy nhiên, vấn đề chăm sóc bệnh nhân trước trong và sau mổ Crossen của người điều dưỡng là vô cùng quan trọng. Quá trình chăm sóc theo dõi làm giảm các tai biến của phẫu thuật Crossen. Các tiêu chuẩn đánh giá bao gồm: Đánh giá bệnh tình của người bệnh trước mổ, thời gian mổ, nước tiểu 24h đầu, thời gian tự tiểu tiện, thời gian lưu thông ruột, thời gian hậu phẫu, sự lành của vết mổ, sức khỏe và trạng thái tâm lý của bệnh nhân lúc xuất viện, hiểu biết và phòng tái phát bệnh là sự thành công trong điều trị và chăm sóc bệnh sa sinh dục

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt:

1.Bộ Y tế (2001), chăm sóc sức khỏe sinh sản- Tài liệu dùng cho cán bộ y tế cơ

sở, Nhà xuất bản Y học, hà Nội.

2. Bộ Y tế (2010), Tài liệu hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức

khỏe sinh sản, Nhà xuất bản Y học, hà Nội.

3.Đại học Y khoa Hà Nội, Sa sinh dục. Sản phụ khoa. Nxb y học Hà Nội.1978

tr411-414.

4.Đinh Thế Mỹ. Nội dunghội nghị chuyên đề sa sinh dục. Sản phụ khoa tài liệu

nghiên cứu.Tổng hội y học Việt Nam.1974 tr. 395- 402

5.Nguyễn Đình Tời. Bước đầu đánh giá ưu nhược điểm của phương pháp cắt tử

cung đường âm đạo tại Bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh. 2001.

6. Nguyễn Trung Vinh và Lê Văn Cường (2012), “ Đánh giá kết quả sớm

phương pháp kết hợp đa phẫu thuật trong điều trị sa tạng chậu nữ”, Y học Thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật crossen tại bệnh viện phụ sản thái bình năm 2019 (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)