Tình hình nghiên cứuthoát vị đĩa đệm CSTL Tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuậtthoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 26 - 32)

Người bệnh sau PT TVĐĐCSTL, nếu không được điều trị đúng, chăm sóc điều dưỡng và động trị liệu kịp thời, có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh như: đại tiểu tiện không tự chủ, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng hô hấp, loét do đè ép…làm cho việc điều trị kéo dài và chi phí tốn kém hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Ở Việt Nam, có nhiều tác giả nghiên cứu về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, như Lê Xuân Trung (1965), Lê Văn Tiến (1981), Ngô Thanh Hồi (1995), Nguyễn Mai Hương (2001), Lê Thị Hoài Anh (2008)… Các nghiên cứu đều chỉ ra hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp ngoại khoa, hay các phương pháp kết hợp giữa y học cổ truyền và y học hiện đại [5]. Chưa có nghiên cứu về hiệu quả điều trị phối hợp sau PT TVĐĐCSTL với các phương pháp vận động trị liệu của ĐD.

TVĐĐ là một trong những bệnh có chi phi tốn kém ảnh hưởng không chỉ tới bản thân người bệnh mà còn cả gia đình người bệnh và xã hội, do tác động xấu của bệnh đến khả năng lao động và sản xuất.

20

điều trị hiệu quả sẽ mang lợi ích to lớn không những về mặt sức khỏe mà còn về mặt kinh tế cho xã hội vì phần lớn các người bệnh đều trong độ tuổi lao động.

21

CHƯƠNG II LIÊN HỆ THỰC TIỄN

2.1. Mô tả thực trạng chăm sóc vận động người bệnh sau PT TVĐĐCSTL tại khoa Ngoại Thần Kinh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ Năm 2017

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là BVĐK hạng I. Bệnh viện có quy mô 1300 giường bệnh, trong đó 800 giường kế hoạch và 500 giường bệnh xã hội hoá. Tổng số cán bộ viên chức bệnh viện là 960 người, trong đó bác sĩ là 300 người. Bệnh viện có 43 khoa, phòng (35 khoa, 7 phòng chức năng và 1 trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao 11 tầng).

Cơ sở hạ tầng của bệnh viện ngày càng khang trang sạch đẹp, hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại đồng bộ (như máy chụp cộng hưởng từ, máy cắt lớp vi tính, hệ thống can thiệp mạch, máy gia tốc tuyến tính điều trị ung thư, hệ thống thận nhân tạo, máy siêu âm 3D – 4D, hệ thống máy xét nghiệm tự động…). Chất lượng khám chữa bệnh và điều trị tại bệnh viện không ngừng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân tỉnh Phú Thọ và khu vực.

Ban Giám đốc Bệnh viện luôn chú ý đến việc đổi mới phong cách làm việc và nâng cao chất lượng chuyên môn, kỹ thuật nhằm phục vụ người bệnh một cách tốt nhất. Bình quân một ngày có trên 900 lượt người đến khám, trên 1.000 người bệnh được điều trị nội trú. Tuy lượng người bệnh đông xong Bệnh viện vẫn cố gắng sắp xếp bố trí khoa, phòng, nhân lực để phục vụ người bệnh được tốt nhất.

Khoa hiện có 25 cán bộ, trong đó có 6 Bác sĩ (01 Tiến Sỹ, 02 bác sỹ chuyên khoa II, 02 bác sĩ và 01 thạc sĩ), 18 Điều dưỡng (12 cử nhân điều dưỡng đại học, 04 cao đẳng điều dưỡng, 02 trung cấp điều dưỡng).

Chức năng điều trị của khoa Ngoại Thần Kinh là khám bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân, điều trị phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu các bệnh lý về sọ não, cột sống, lồng ngực, mạch máu.

Là một khoa thuộc khối điều trị ngoại khoa với nhiều lĩnh vực mới được triển khai nên luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Hội đồng nhân dân Tỉnh, Sở Y tế, Đảng ủy bệnh viện, Ban Giám đốc bệnh viện và các phòng ban chức năng của bệnh viện.

- Tập thể khoa có sự đoàn kết nhất trí cao giữa các cán bộ nhân viên. Đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, luôn khắc

22

phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thường xuyên trau dồi cập nhật kiến thức, luôn luôn có ý thức học tập, nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ.

Dưới sự lãnh đạo của Trưởng khoa, khoa đã thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ của mình như: Khám và điều trị nội trú các bệnh thuộc chuyên khoa hệ ngoại, chăm sóc sức khỏe nhân dân, điều trị phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu các bệnh lý về sọ não, cột sống, lồng ngực, tham gia giảng dạy và là cơ sở đào tạo cho sinh viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên và trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ.

Tại khoa đã và đang thực hiện mô hình chăm sóc theo đội:

- Điều dưỡng gồm: điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng đội, điều dưỡng chăm sóc.

- Bác sĩ

- Sinh viên y khoa, sinh viên điều dưỡng. - Người bệnh, người nhà của người bệnh.

Hàng ngày đội chăm sóc đi đến từng buồng bệnh để nhận định tình trạng hiện tại. Ghi chép những khó khăn, vấn đề chăm sóc cần phải can thiệp trên người bệnh, sau đó đưa ra biện pháp và thực hiện kỹ thuật chăm sóc giúp người bệnh sớm trở lại với cuộc sống hàng ngày. Đối với công tác chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuật TVĐĐCSTL, điều dưỡng tại khoa đã và đang thực hiện công tác chăm sóc đó là:

Vận động đúng sau phẫu thuật TVĐĐCSTL sẽ giúp cho người bệnh tránh được nhiều biến chứng như: viêm phổi, yếu cơ, teo cơ, loãng xương, viêm tắc tĩnh mạch... Hầu hết điều dưỡng đã nhận thức được tầm quan trọng của tập vận động cho người bệnh sau phẫu thuậtTVĐĐCSTL, chính vì vậy đa số người bệnh được hướng dẫn vận động sau mổ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của điều dưỡng viên.

23

Hình 9: Ảnh ĐD trực tiếp tập vận độngcho NB sau PT

Người bệnh được hướng dẫn vận động và phát giấy hướng dẫn tập vận động cho NB để NB và gia đình biết cách tập luyện.

Hình 10: Ảnh ĐD hướng dẫn NB tậpvận động sau PT

Chỉ có vài trường hợp NB được mời chuyên khoa Phục Hồi Chức Năng (PHCN) đến tập vận động do phẫu thuật TVĐĐCSTL là phẫu thuật thường quy tại khoa Ngoại Thần Kinh nên hầu hết ĐD đã biết quy trình tập luyện cho NB. Còn những người bệnh được mời chuyên khoa PHCN là những người bệnh nặng, teo cơ trước mổ và có những bệnh lý kèm theo.

24

Hình 11: Ảnh NB đeo đai tập đi sau PT 7 ngày

Điều dưỡng đã thực hiện tư vấn cho người bệnh trong và sau khi ra viện.Điều dưỡng viên tư vấn cho người nhà hiểu rõ về tầm quan trọng của tập vận động sau mổ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, về bệnh lý thoát vị đĩa đệm phải đến khám sớm ở các bệnh viện có chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời.Kỹ năng tư vấn sức khỏe của người điều dưỡng cho người bệnh sauPT TVĐĐCSTL còn hạn chế.

25

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuậtthoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)