Các yếu tố từ phía nhân viên y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuậtthoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 33 - 35)

Nguồn lực tại khoa

Khoa Ngoại Thần kinh có tổng số 18 ĐDV. Mỗi ngày có khoảng 8 ĐDV trực tiếp chăm sóc Người bệnh, số ĐDV còn lại làm công tác hành chính, phòng khám, quản lý đồ vải, thủ thuật, tiếp đón người bệnh và nghỉ trực. Trung bình mỗi ngày khoa điều trị khoảng 50 – 70 bệnh nhân. Lực lượng Điều dưỡng viên trẻ (chiếm 60%) nằm trong độ tuổi sinh đẻ nên nghỉ chế độ thai sản nhiều nên thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu Điều dưỡng chăm sóc người bệnh nên công tác chăm sóc vận động chủ yếu do người nhà tự chăm sóc dưới sự hướng dẫn của ĐD.

Tỷ lệ ĐD có trình độ cao đẳng, đại học chiếm tỷ lệ cao. Số điều dưỡng này được đào tạo từ các trường khác nhau, nhiều trường tham gia đào tạo nhưng cơ sở thực hành còn thiếu hoặc chưa đạt yêu cầu dẫn đến chất lượng đào tạo không đảm bảo, điều dưỡng ra trường nhưng năng lực không tương xứng với trình độ gây ảnh hưởng nhiều đến công tác chăm sóc vận động cho người bệnh. Để khắc phục tình trạng này bệnh viện và khoa ngoại Thần Kinh tổ chức đào tạo thường xuyên tại Khoa phòng để nâng cao trình độ cho điều dưỡng và đặc biệt quan tâm điều dưỡng

27

trẻ mới tuyển dụng. Tuy nhiên thêm vào đó còn có yếu tố chủ quan do ĐD chưa có ý thức trong việc học tập nâng cao trình độ đặc biệt tính tự học chưa cao. ý thức và khả năng phát huy vai trò chủ động trong hoạt động chuyên môn của ĐD còn yếu, chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh điều trị và phối hợp điều trị.

Do sự thiếu hụt về nhân lực nên tại khoa Ngoại Thần Kinh chưa sắp xếp cho đội ngũ ĐDV làm việc theo ca được, chủ yếu vẫn phải duy trì thực hiện chế độ thườngtrực 24 giờ/ ngày. Ban đêm chỉ có một kíp ĐDV trực chăm sóc cho toàn bộ người bệnh trong khoa vì vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chăm sóc vận động cho người bệnh. Việc thiếu điều dưỡng dẫn đến tình trạng một điều dưỡng có khi phải chăm sóc tới 20- 30 người bệnh trong một ngày, chính vì thế điều dưỡng viên không thể đáp ứng được hết các nhu cầu cần chăm sóc của người bệnh.

Thủ tục hành chính

Yếu tố thứ hai mà điều dưỡng viên cho rằng đã tác động làm cản trở hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng chính là thủ tục hành chính quá nhiều, điều dưỡng sau khi thực hiện y lệnh của bác sỹ phải thực hiện việc ghi chép hồ sơ bệnh án, lên sổ lĩnh thuốc, làm thủ tục cho người bệnh ra viện, trách nhiệm nặng nề và phải đền tiền nếu để cho người bệnh trốn viện… dẫn đến tình trạng điều dưỡng không có thời gian để tập trung cho công tác chăm sóc vận động cho người bệnh.

Sự quan tâm, động viên của lãnh đạo khoa và sự phối hợp giữa các khoa, phòng, đồng nghiệp

Để công tác CSNB đạt kết quả tốt, ngoài trình độ chuyên môn cũng như ý thức, năng lực của người điều dưỡng còn phụ thuộc vào rất nhiều các lĩnh vực khác như cơ sở vật chất, trang thiết bị... trong đó phần quan trọng không kém là sự quan tâm sát sao, động viên kịpthời của lãnh đạo khoa và bệnh viện, đặc biệt là của lãnh đạo khoa. Điều dưỡng khoa Ngoại Thần Kinh luôn nhận được sự quan tâm, động viên khuyến khích kịp thời của lãnh đạo khoa, điều dưỡng viên rất phấn khởi, vui vẻ và có sự phối hợp làm việc tốt. Sự quan tâm, kiểm tra sát sao công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh cũng như đào tạo nâng cao kiến thức của lãnh đạo khoa cho điều dưỡng là rất cần thiết. Bên cạnh đó, lãnh đạo khoa cũng cần tạo ra môi trường làm việc thoải mái, công bằng, bệnh viện đảm bảo được đời sống cho cán bộ điều dưỡng để an tâm công tác.

28

Sự kiểm tra, giám sát của bệnh viện, của phòng điều dưỡng cũng cần có kế hoạch, có chế tài để đánh giá phân loại nhằm thúc đẩy công tác chăm sóc của các khoa tốt hơn. Hiện nay, công tác kiểm tra chuyên môn của bệnh viện cũng như của phòng điều dưỡng chỉ mang tính nhắc nhở mà chưa có sự khuyến khích cụ thể bằng vật chất và tinh thần nên những khoa làm tốt cũng không muốn phấn đấu nhiều hơn. Sự phối hợp của các khoa phòng trong bệnh viện cũng cần được tăng cường trên cơ sở giảm thiểu các việc khác bên ngoài để điều dưỡng có nhiều thời gian gần gũi, chăm sóc người bệnh. Có như vậy người bệnh mới được điều dưỡng chăm sóc sát sao hơn.

Tuy nhiên có một điều đã tác động tích cực đến hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng, là động lực làm cho điều dưỡng tích cực hơn trong công việc đó chính là sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện đối với công tác này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc vận động người bệnh sau phẫu thuậtthoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng tại khoa ngoại thần kinh bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ năm 2017 (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)