Chăm sóc sản phụ sau đẻ 24h

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 24h sau sinh tại khoa điều trị theo yêu cầu bệnh viện phụ sản trung ương năm 2018 (Trang 43 - 47)

3. Thực trạng chăm sóc sản phụ sau mổ để chủ động tại khoa điều trị theo yêu

3.3.2. Chăm sóc sản phụ sau đẻ 24h

100% sản phụ được theo dõi bằng monitor sát sao ngay sau khi đẻ để phát hiện các dấu hiệu bất thường, những biến chứng sau mổ hoặc sau đẻ thường, các số liệu được ghi đầy đủ vào hồ sơ theo đúng giờ, đúng thời gian.

3.3.2. Chăm sóc sản phụ sau đẻ 24h (chăm sóc tại khoa ĐTTYC). * Theo dõi dấu hiệu sinh tồn * Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

Sản phụ đẻ thường được đưa về khoa chăm sóc, được Điều dưỡng, Nữ hộ sinh tại khoa chăm sóc theo dõi dấu hiệu sinh tồn theo giờ, cung như theo dõi các biến chứng sau đẻ.

Ngay trong 12 giờ tiếp theo sau phẫu thuật sản phụ được chuyển về khoa dưới sự theo dõi của bác sĩ và điều dưỡng phụ trách phòng chăm sóc cấp 1 theo dõi l giờ/ 1 lần trong 6 giờ và 3 giờ /1 lần trong 6 giờ tiếp theo các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch, nhiệt độ, nhịp thở, chỉ số nước tiểu để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể sau gây mê gây tê phẫu thuật, tình trạng mất máu, rối loạn nước điện giải để kịp thời xử trí đồng thời được hướng dẫn nằm bất động tại giường bệnh, đầu kê cao hạn chế tối đa ngồi dậy, đi lại hay thay đổi tư thế đột ngột (100% sản phụ được theo dõi và hướng dẫn).

100% sản phụ đều được thực hiện theo quy tình này. Tuy nhiên trong hồ sơ theo dõi vẫn còn những điều dưỡng chưa ghi đầy đủ thông tin, ghi đúng theo giờ. Trong tất cả các sản phụ được khảo sát không có sản phụ nào xảy ra các biến chứng ngay sau đẻ.

* Thực hiện thuốc và các chăm sóc theo y lệnh bác sĩ

Sản phụ sau phẫu thuật đều được dùng kháng sinh dự phòng, truyền dịch, dùng thuốc giảm đau và được quản lý đau sau mổ 100% sản phụ sử dụng dịch vụ giảm đâu có tác dụng VAS đánh giá sau dùng thuốc là 2 -3 điểm.

100% điều dưỡng, nữ hộ sinh thực hiện theo đúng y lệnh.

Hình 7. Điều dưỡng, hộ sinh thực hiện y lệnh thuốc cho sản phụ.

* Chăm sóc vết mổ, vết cắt tầng sinh môn

Với vết mổ ngang trên xương mu, 100% không có biến chứng nhiễm khuẩn sau mổ.Không có hiện tượng sưng nề, chảy dịch vết mổ.

24h sau mổ, điều dưỡng viên không thay băng vết mổ, nhưng phải theo dõi băng vết mổ, trong thời gian khảo sát, tất cả băng vết mổ sau mổ đều không ướt, máu dịch thấm băng ít, không có tình trạng chảy máu trong vết mổ.

100% Điều dưỡng đã thực hiện theo dõi đánh giá thường xuyên vị trí mổ và vị trí cắt trong vòng 24h và ghi lại đầy đủ thông tin vào phiếu theo dõi.

Hình 8. Hộ sinh, điều dưỡng thay băng cho sản phụ.

* Theo dõi sản dịch

Trong 24h đầu, sản dịch có màu đỏ thẫm, sau đó lượng máu dần dần bớt đi và chuyển qua màu hồng, màu nâu khi tử cung co lại. Điều dưỡng đã ghi chép, đánh giá được số lượng, tính chất của sản dịch sau mổ. Tuy nhiên một phần nhỏ điều dưỡng không quan sát không đánh giá mà hỏi qua sản phụ, do đó kết quả đánh giá không chính xác.

* Dinh dưỡng cho người bệnh hậu phẫu

Dinh dưỡng sau mổ được đánh giá vô cùng quan trọng, đóng vai trò chính trong quá trình phục hồi sau mổ của sản phụ. Điều dưỡng viên đều được tập huấn về dinh dưỡng trước đây, đều có kiến thức, kĩ năng về tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc về dinh dưỡng cho sản phụ và người nhà sản phụ.

Sau phẫu thuật ngày đầu tiên điều dưỡng đã dặn dò người nhà cho người bệnh ăn cháo ninh nhừ cho đến khi người bệnh trung tiện được.

Với sản phụ 24h sau đẻ được hướng dẫn ăn từ lỏng đến đặc, từ ít đến nhiều và ăn đầy đủ dinh dưỡng phù hợp với dinh dưỡng cho sản phụ sau đẻ.

chưa chi tiết và cụ thể, một số bệnh nhân chưa thực hiện theo hướng dẫn.

* Chế độ luyện tập sau mổ

Ngay sau khi ống thông tiểu được lấy ra, sản phụ đã có thể bước xuống giường, tập đi bộ trở lại. Trước đó, các mẹ vẫn có thể cử động tay chân nhẹ nhàng hoặc ngồi dậy. Lười vận động sau khi sinh mổ làm cho nhu động ruột chậm hồi phục, từ đó dẫn đến chứng táo bón ở sản phụ sau đẻ. Việc vận động đi bộ ngắn giúp các chức năng bình thường của cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm nguy cơ mắc biến chứng sau phẫu thuật như dính ruột, viêm tắc tĩnh mạch… Vận động sớm cũng có tác dụng cho tử cung co dần về bình thường nhanh hơn, qua đó đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

Điều dưỡng đã hướng dẫn sản phụ cần tập vận động như thế nào theo giai đoạn để phù hợp với tình hình sức khỏe và thể trạng của từng sản phụ. Tuy nhiên do tình trạng quá tải nên đôi khi điều dưỡng chưa thể hướng dẫn kỹ cho sản phụ được

* Chăm sóc cho con bú

Điều dưỡng cũng đã thực hiện masage vú ngày 2 lần, hướng dẫn sản phụ cho con bú càng sớm càng tốt sau mổ, các bà mẹ đều có thể thực hiện được cho con bú đúng cách sau sinh, đặc biệt những sản phụ đẻ lần đầu.

* Chế độ vệ sinh

Sản phụ được chăm sóc vệ sinh sạch sẽ tại phòng ngày 2 lần (làm thuốc), điều dưỡng cũng hướng dẫn những điều cần thiết về vệ sinh cho sản phụ. Và đặc biệt chú ý những điểm mấu chốt cần phải thực hiện, như chăm sóc vùng mổ, vệ sinh bộ phận sinh dục…

* Giáo dục sức khỏe, tư vấn sau mổ, sau đẻ

Sản phụ sau đẻ 24h đã được điều dưỡng, nữ hộ sinh tư vấn những vấn đề cơ bản cần chú ý cũng như giải thích tình trạng sức khỏe và giải thích những dấu hiệu như sản dịch… như thế là bình thường sau đẻ, những dấu hiệu cần theo dõi, phát hiện những dấu hiệu bất thường. Thể hiện là các sản phụ cảm thấy thoải mái và không lo lắng về sức khỏe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc sản phụ 24h sau sinh tại khoa điều trị theo yêu cầu bệnh viện phụ sản trung ương năm 2018 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)