Nghiên cứu một trường hợp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại bệnh viện tâm thần trung ương i 2018 (Trang 28 - 35)

3. THỰC TRẠNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN THỰC TỔN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG I –

3.1.Nghiên cứu một trường hợp cụ thể

Thực trạng chăm sóc người bệnh Rối loạn tâm thần thực tổn tại K4 Bệnh viện Tâm thần Trung ương I.

1. Họ và tên người bệnh : Hoàng Văn Huy 2. Tuổi : 59

3. Giới tính : Nam 4. Dân tộc : Kinh 5. Nghề nghiệp : Tự do

6. Địa chỉ : Xã Đỗ Thành – H Yên Thành –T Nghệ An 7. Ngày vào viện : 1/5/2017

8. Lý do vào viện : Mất ngủ, nói nhiều, dễ bực tức vô cớ 9. Chuẩn đoán : RLTTTT

31.1 Quá trình bệnh lý

Theo em gái ruột và con trai kể lại. NB từ nhỏ khỏe mạnh bình thường về thể chất và tâm thần. Học hết lớp 3/10 thì ở nhà lớn lên làm nghề lao động tự do, lấy vợ có 9 người con đều khỏe mạnh.

Năm 1997 NB bị tai nạn xe ô tô, xô ngã chấnthương vùng trán, sau khi ngã NB ngất và rách da vùng trán, lông mày và da mặt bên (F), sau đó được điều trị tại viện đa khoa Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh 20 ngày thì bệnh nhân ổn định ra viện.

Từ đó NB tính tình nóng nảy, thương người, hay giúp đỡ người khác, trực tính.

Đầu tháng 4/2017 NB thấy hay đau đầu, mất ngủ, khó chịu, ăn uống buồn nôn nên gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai khám chụp MRI phát hiện có Nang Rathke vị trí hố yên, tổn thương cũ cạnh não thất bên trái và được giữ lại điều trị Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 3/4 - > 10/4 với chuẩn đoán.

Chẩn đoán: Suy tuyến yên – Nang Rathke sau đó chuyển viện Việt Đức khám và cũng điều trị từ ngày 20/4 -> 24/4 ở đây với chẩn đoán: Nang hố yên.

Sau ra viện được chuyển về tuyến tỉnh điều trị tiếp. Nhưng gia đình xin cho NB nhập viện Tâm thần Trung ương I ngày 1/5 để được tiện theo dõi và điều trị.

Khi đến viện Tâm thần Trung ương trong tình trạng: nói nhiều, lẩm bẩm một mình, thích can thiệt việc xung quanh, thích cho người khác tiền, vui vẻ, bồn chồn, đi lại, gia đình trái ý thì quát mắng, không chịu ăn nếu trái ý, đêm ít ngủ.

* Thuốc dùng cho NB - Risperidon 2mg x 2 viên uống 10h 1 viên và 20h 1 viên - Encorate choronov 0,5g x 2 viên uống 10h 1 viên và 20h 1 viên - Diazepam 5mg x 4 viên uống 10h 2 viên và 20h 2 viên VTM 3 B 2 viên: uống 10h

3.1.2 Khám bệnh

* Toàn thân.

- Thể trạng: Trung bình - Dấu hiệu sinh tồn + Mạch: 78 lần/ phút + Huyết áp: 120/70 mmhg + Nhiệt độ: 3607 0C + Nhịp thở 18 lần/ phút

- Tuần hoàn: Nhịp tim đều, nghe tiếng T1, T2 rõ. - Hô hấp: Lồng ngực hai bên cân đối, nhịp thở đều.

- Tiêu hóa: Bụng mềm, không chướng, gan, lách không sờ thấy. - Thận, tiết niệu, sinh dục: bình thường

- Cơ – xương – khớp: bình thường - Tai – Mũi – Họng: bình thường

- Răng – Hàm – Mặt: bình thường

- Các bệnh lý khác: Chưa thấy có biểu hiện bệnh lý

* Thần kinh

- Không có tổn thương liệt khu trú - Đáy mắt: chưa soi

- Vận động tứ chi: bình thường - Trương lực cơ: bình thường

- Cảm giác (nông, sâu): Không rối loạn

- Phản xạ: phản xạ gân xương đáp ứng đều 2 bên.

* Tâm thần

- Biểu hiện chung: Ăn mặc lôi thôi

- Ý thức định hướng: không gian, thời gian, bản thân. - Tình cảm, cảm xúc: Khí sắc vui vẻ, ca hát, cười nói. - Tri giác không có ảo tưởng, ảo giác.

- Tư duy + Hình thức: Nhịp chậm, rời rạc + Nội dung: Không có hoang tưởng - Hành vi tác phong:

+ Hành động ý trí: Hành động kỳ dị, giảm quan tâm thích thú. + Hoạt động, bản năng: ăn ngủ ít

- Trí nhớ: giảm - Trí năng: giảm

- Chú ý độ tập trung giảm

* Các xét nghiệm cận lâm sàng cần làm :

- Công thức máu, Sinh hóa máu ;

HC: 4,33T/L, HST: 136g/l, Hema: 39,8% , BC : 8,6 G/L, TC: 136 G/L, SGO: 109 U/L, SGP : 109 U/L , GLU : 4,3mmol/l , URE : 3,67 mmol/l, TRY: 1,8mmol/l, HDL : 1,27mmol/l, LDL : 2,4mmol/l, Acid: 312,8µmol/ l, Gama- Gt : 235,1 U/L

- Đã làm điện não đồ và lưu huyết não: + Sóng (xuất hiện tương đối đều) + Tần số: 10ck/s, biên độ 15micromet.

- Xquang tim phổi: Bình thường.

* Các thuốc dùng cho người bệnh:

Risperidon 2 mg x 2 viên Uống 10h 1 viên; 20h 1 viên. Encorate dorono 0,5g x 2 viên

Uống 10h 1 viên; 20h 1 viên. Diazepam 5mg x 4 viên

Uống 10h 2 viên; 20h 2 viên. VTM 3B x 2 viên

Uống 10h

3.1.3. Chăm sóc

Trong thời gian NB nằm viện tôi đánh giá hoạt động hàng ngày của NB như sau: - NB tỉnh, tiếp xúc chậm

- Khí sắc NB vui vẻ, đang nói chuyện NB lại cười. - NB ngủ ít, ăn kém.

- NB chăm sóc vệ sinh cá nhân kém và hoạt động thể lực kém. - Dấu hiệu sinh tồn:

+ Mạch : 78 lần/ phút + Huyết áp : 90/60 mmHg + Nhiệt độ : 360 7C + Nhịp thở : 18 lần/ phút - Hoàn cảnh gia đình : Khá - Trình độ văn hóa : 3/10 - Tiền sử:

+ Bản thân: Sự phát triển thể chất, tâm thần hoàn toàn bình thường + Gia đình: Khỏe mạnh không ai mắc bệnh tương tự

Ngày 15/5/2015

- Thực hiện y lệnh thuốc

* 10h:

Uống 10h 1 viên; 20h 1 viên. Encorate chorono 0,5g x 2 viên

Uống 10h 1 viên; 20h 1 viên. VTM 3B x 2 viên

Uống 10h

- Theo dõi sát sao diễn biến bệnh

+ Hiện tại NB tỉnh, tiếp xúc chậm, trả lời đúng chủ đề, nói ngọng khó nghe. Chưa tham gia các hoạt động trong khoa như thể dục, vệ sinh buồng bệnh và các hoạt động liệu pháp khác.

+ Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho NB.

* 10h30’

+ Động viên NB ăn hết khẩu phần, điều dưỡng tạo không khí vui vẻ thoải mái khi NB ăn trong bếp ăn tập thể.

+ Cho NB ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nhiều chất xơ, bữa ăn cần phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần đủ năng lượng, uống đủ nước trong ngày.

+ NB ăn hết xuất cơm.

- Nhắc nhở NB vệ sinh cá nhân hàng ngày.

* 14h

+ Đưa NB lên phòng tắm, gội đầu và tắm, thay quần áo sạch cho NB.

+ Hướng dẫn NB vệ sinh cá nhân, đánh răng ngày 2 lần buổi sáng dậy và trước khi đi ngủ.

- Quản lý NB

+ Loại bỏ vật dụng nguy hại đến tính mạng NB như (dao, kéo, dây, vật sắc nhọn). + Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh.

+ Đi tua buồng bệnh 15 phút/lần.

+ Thông báo kịp thời cho bác sĩ và nhân viên trong khoa về diễn biến của người bệnh để cùng phối hợp.

- Thực hiện y lệnh thuốc

* 10h:

Risperidon 2 mg x 2 viên Uống 10h 1 viên; 20h 1 viên. Encorate chorono 0,5g x 2 viên

Uống 10h 1 viên; 20h 1 viên. VTM 3B x 2 viên

Uống 10h

- Theo dõi sát sao diễn biến bệnh

+ Hiện tại NB tỉnh, tiếp xúc được nhưng chậm. Chưa tham gia các hoạt động trong khoa như thể dục, vệ sinh buồng bệnh và các hoạt động liệu pháp khác.

+ Các dấu hiệu bệnh lý khác chưa có vấn đề gì đặc biệt. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho người bệnh.

* 10h30’

+ Động viên NB ăn hết khẩu phần, điều dưỡng tạo không khí vui vẻ thoải mái khi người bệnh ăn trong bếp ăn tập thể.

+ Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, nhiều chất xơ, bữa ăn cần phải đủ chất dinh dưỡng, cân đối về thành phần đủ năng lượng, uống đủ nước trong ngày.

+ NB ăn hết xuất cơm.

- Nhắc nhở NB vệ sinh cá nhân hàng ngày.

* 14h

+ Đưa người bệnh lên phòng tắm, gội đầu và tắm, thay quần áo sạch cho NB.

+ Hướng dẫn NB vệ sinh cá nhân, đánh răng ngày 2 lần buổi sáng dậy và trước khi đi ngủ.

- Quản lý NB

+ Loại bỏ vật dụng nguy hại đến tính mạng người bệnh như (dao, kéo, dây, vật sắc nhọn).

+ Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh. + Đi tua buồng bệnh 15 phút/lần.

+ Thông báo kịp thời c ho bác sĩ và nhân viên trong khoa về diễn biến của người bệnh để cùng phối hợp.

Giáo dục sức khỏe cho NB

Tư vấn và hướng dẫn NB tự chăm sóc và giữ gìn sức khỏe.

* Lúc nằm viện + Gia đình:

 Gia đình thường xuyên gần gũi động viên an ủi người bệnh

 Biết động viên khuyên giải người bệnh yên tâm , tin tuởng vào điều trị

 Biết tạo không khí vui tuơi, tránh sang trấn tâm lý người bệnh

 Tăng cường dẫn bệnh nhân đi dạo xem ti vi , xem đá bóng… để giúp người bệnh lãng quên đi những lo lắng buồn phiền

 Thường xuyên gần gũi theo dõi người bệnh để phát hiện kịp thời cơn động kinh nếu có

 Loại bỏ các vật dụng nguy hại đến tính mạng và kiểm tra chặt chẽ việc uống thuốc của người bệnh , phòng ngừa dấu thuốc

 Biết chăm sóc vệ sinh cho người bệnh nếu người bệnh không tự làm.

 Nắm được chế độ ăn uống của người bệnh để cung cấp đủ năng lượng đủ chất và vitamin. Nếu người bệnh không ăn động viên khuyên giải cho người bệnh ăn và báo cáo bác sĩ hoặc điều dưỡng để có biện pháp kịp thời.

+ Người bệnh:

 Huớng dẫn người bệnh tham gia lao động liệu pháp vui chơi giải trí

 Động viên , giải thích , khuyên giải người bệnh loại bỏ ý nghĩ lo lắng chán nản hòa đồng với mọi người xung quanh .

3.1.4. Khi người bệnh ra viện trở về cộng đồng

+ Gia đình:

- Thường xuyên quan tâm, động viên an ủi người bệnh. - Giúp NB sớm tái hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

- Tạo môi trường, gia đình xã hội hài hòa tránh gây sang chấn tâm lý cho người bệnh. - Quản lý thuốc chặt chẽ, bảo quản cho NB uống, đề phòng người bệnh dấu thuốc. - Khi dùng thuốc nếu thấy có dấu hiệu bất thường đưa NB đến cơ sở y tế hoặc bệnh

+ Người bệnh:

- Uống thuốc đều, đúng giờ theo đơn của bác sĩ. - Người bệnh luôn tin tưởng vào sự điều trị của bác sĩ.

- Không nên hoặc hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá…

- Hãy tạo cho mình một cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ và thoải mái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại bệnh viện tâm thần trung ương i 2018 (Trang 28 - 35)