XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN THỰC TỔN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại bệnh viện tâm thần trung ương i 2018 (Trang 38 - 41)

BỆNH RỐI LOẠN TÂM THẦN THỰC TỔN TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN TRUNG

ƯƠNG I 4.1. Giải pháp, đề xuất 4.1. Giải pháp, đề xuất

4.1.1. Đối với nhân viên y tế

Khi người bệnh nằm điều trị tại Bệnh viện:

- Phải giải thích cho gia đình, cho người bệnh hiểu thế nào là bệnh Rối loạn tâm thần thực tổn.

- Chấp nhận, quan tâm và giúp đỡ người bệnh bị bệnh. - Giải thích tại sao phải uống thuốc, uống thuốc như thế nào. - Hướng dẫn cho họ biết các tác dụng phụ của thuốc.

- Giúp cho gia đình biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của NB.

- Phục hồi chức năng sinh hoạt sau khi NB điều trị ổn định. Hướng dẫn NB cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Sắp xếp nội vụ chỗ ở gọn gàng ngăn nắp sạch sẽ.

- Phục hồi chức năng, tâm lý xã hội, giúp người bệnh giao tiếp với mọi người, lắng nghe và tôn trọng và giúp đỡ họ khi cần thiết. Phục hồi chức năng lao động nghề nghiệp cố gắng giúp cho người bệnh làm được những việc như trước khi mắc bệnh như việc vệ sinh, giặt quần áo, quét nhà…

- Nhân viên y tế dạy cho người bệnh kỹ năng cộng đồng như; Đi du lịch tránh stress sử dụng các dịch vụ công cộng như (đi xe buyt, sử dụng điện thoại, đến với các dịch vụ trong bệnh viện).

- Cùng làm với người bệnh, khích lệ, giúp đỡ họ khi họ gặp khó khăn.

- Giáo dục cho họ nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người bệnh như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

4.1.2. Với mạng lưới y tế cấp cơ sở

- Điều tra dịch tễ học Rối loạn tâm thần thực tổn cấp cơ sở.

- Có lịch thăm khám bệnh cho NB Rối loạn tâm thần thực tổn tại gia đình nhằm nắm rõ hoàn cảnh kinh tế và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh Rối loạn tâm thần thực tổn.

- Tích cực vận động NB tham gia bảo hiểm y tế và điều trị y tế.

- Liên hệ với các tổ chức tại địa phương, để tạo điều kiện cho NB Rối loạn tâm thần thực tổn tái hòa nhập cộng đồng như gọi điện mời họ tham gia vào các hoạt động hàng ngày của bạn và mọi người.

- Liên hệ thường xuyên với người thân của NB Rối loạn tâm thần thực tổn, để cùng với gia đình của họ giải quyết các khó khăn mà NB cần giúp đỡ.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh, để họ nắm chắc thêm kiến thức về bệnh như kỹ năng chăm sóc người bệnh phát hiện các triệu chứng cấp cứu để đưa NB đi điều trị.

- Đối tượng học viên trong lớp là các thành viên trong gia đình NB bị Rối loạn tâm thần thực tổn.

- Thời gian đào tạo bố trí phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của họ, tốt nhất là bố trí thời gian ngoài giờ.

4.1.3. Đối với gia đình người bệnh

- Trước tiên gia đình người bệnh phải xác định việc chăm sóc người bệnh Rối loạn tâm thần thực tổn không phải chỉ dựa vào thuốc lá đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình người bệnh, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ NB tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội…

- Cần hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của bệnh Rối loạn tâm thần thực tổn để có sự nhìn nhận theo chiều hướng tích cực đó là; thái độ tôn trọng, tình cảm ấm áp, không bỏ mặc, hắt hủi, hành hạ. Việc uống thuốc hàng ngày là cần thiết để ổn định bệnh, bệnh có ổn định thì người bệnh mới thực hiện được tái thích ứng với gia đình và xã hội.

- Gia đình nên giúp người bệnh thích ứng được với cuộc sống xã hội bằng cách tạo điều kiện để người bệnh tham gia lao động tập thể, học nghề sinh hoạt giải trí thích hợp hoặc tối thiểu là lao động phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh, sinh hoạt giải trí, thể thao, ca nhạc, văn hóa xã hội, tiếp tục trò chuyện với người bệnh như trước đây và để người bệnh tham gia vào những cuộc nói chuyện trong gia đình.

- Gia đình người bệnh cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên.

- Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm sóc NB Rối loạn tâm thần thực tổn.

- Quản lý thuốc chặt chẽ và cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc.

- Phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh hay tác dụng phụ của thuốc để kịp thời báo cáo ngay cho bác sỹ.

- Tuyệt đối gia đình không tỏ thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, hành hạ, ngược đãi, khinh rẻ, mạt sát người bệnh.

- Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh, khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị.

Người bệnh Rối loạn tâm thần thực tổn có nhiều rối loạn hành vi, cảm xúc và ý nghĩa bất thường nhiều khi gây thiệt thòi không chỉ cho riêng người bệnh mà còn cho cả gia đình và xã hội, chính vì vậy mọi người trong đó có cả gia đình và cộng đồng phải hợp lực với điều dưỡng và các y bác sỹ chăm sóc sức khỏe người bệnh để người, bệnh được chăm sóc và phục hồi tốt nhất.

4.2. Kiến nghị

4.2.1. Thực tế, chất lượng cuộc sống của NB Rối loạn tâm thần thực tổn thấp, bị suy giảm theo mức độ nặng của bệnh vì vậy cần đánh giá, theo dõi chất lượng cuộc sống của NB giảm theo mức độ nặng của bệnh vì vậy cần đánh giá, theo dõi chất lượng cuộc sống của NB trong quá trình điều trị và coi đây là một tiêu chí trong việc đánh giá kết quả điều trị. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến gánh nặng, tình trạng sức khỏe cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tâm thần của người chăm sóc của họ.

4.2.2. Các biện pháp can thiệp không dùng thuốc đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả, không có tác dụng không mong muốn. Vì vậy có thể sử dụng các biện pháp này phối hợp với điều trị bệnh Rối loạn tâm thần thực tổn bằng thuốc để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh, giảm gánh nặng cho người chăm sóc.

4.2.3. Tiếp tục trang bị cơ sở vật chất và kiến thức cho nhân viên y tế tại bệnh viện và khoa bán cấp tính Nam – Khoa 4 học để chăm sóc người bệnh tốt hơn. Tư vấn, giáo dục sức khỏe tốt cho người nhà chăm sóc người bệnh để phối hợp tốt hơn trong quá trình nằm viện và đặc biệt là tại cộng đồng trong từng gia đình có người Rối loạn tâm thần thực tổn.

KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu về bệnh lý Rối loạn tâm thần thực tổn nói riêng và bệnh lý các bệnh tâm thần nói chung và chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I tôi rút ra một số kết luận như sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần thực tổn tại bệnh viện tâm thần trung ương i 2018 (Trang 38 - 41)