3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
3.2. Thực trạng công tác chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ
Công tác chăm sóc người bệnh được bệnh viện tổ chức theo mô hình phân theo nhóm và triển khai ở tất cả các khoa lâm sàng trong toàn bệnh viện. Thực tế người bệnh sa sút ở Bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên được chăm sóc dưới sự phối hợp giữa nhân viên y tế và người nhà người bệnh. Sau đây là một trường hợp người bệnh cụ thể về chăm sóc người bệnh sa sút ở Bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên.
A- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH:
- Họ và tên người bệnh: Nguyễn Văn Bình - Tuổi: 70 - Giới tính: Nam
- Dân tộc: Kinh - Nghề nghiệp: Làm ruộng
- Địa chỉ:Trung Hội - Huyện Định Hóa - Tỉnh Thái Nguyên - Vào viện ngày 5/7/2018
- Lý do vào viện: Đêm không ngủ, đi lang thang, quên lẫn.
- Chẩn đoán: Mất trí trong bệnh Alzehimer khởi phát muộn (F00.1).
B - KHÁM BỆNH * Toàn thân:
- Thể trạng: già yếu.
- Da niêm mạc kém hồng, không phù, không xuất huyết dưới da. - Tuyến giáp, hạch ngoại biên không sờ thấy.
- Dấu hiệu sinh tồn:
+ Mạch: 70 lần/phút + Nhiệt độ: 360 8C + Huyết áp: 135/80mmHg + Nhịp thở: 19 lần/phút + Cân nặng: 42kg.
* Tuần hoàn: Mỏm tim đập khoang liên sườn V trên đường giữa xương đòn
trái. Nhịp tim đều. T1, T2 rõ. Không nghe tiếng tim bệnh lý ở thời điểm thăm khám.
* Hô hấp: Lồng ngực hai bên cân đối, di động đều theo nhịp thở, rung thanh
đều, rì rào phế nang êm, không nghe thấy tiếng thổi bệnh lý.
* Tiêu hoá: Ăn uống kém, không có cảm giác ngon miệng, bụng mềm không
chướng,không có u cục bất thường, gan lách không sờ thấy, đại tiện bình thường.
* Thận, tiết niệu, sinh dục: Bình thường * Cơ - Xương - khớp: Bình thường * Tai, mũi, họng: Bình thường * Răng, hàm, mặt: Bình thường * Mắt: Bình thường
* Nội tiết: Bình thường * Thần kinh:
- Dây thần kinh sọ não: Khám hiện tại không có tổn thương khu trú. - Đáy mắt: Chưa soi.
- Vận động: Bình thường. - Trương lực cơ đều 2 bên.
- Cảm giác (nông, sâu): Không rối loạn. - Phản xạ: Bình thường.
* Tâm thần:
- Biểu hiện chung: Người bệnh tỉnh, tiếp xúc chậm. Ăn mặc kém gọn gàng. - Định hướng về không gian: Xác định hạn chế.
- Định hướng về thời gian và bản thân: Xác định hạn chế. - Tình cảm, cảm xúc: Khí sắc thay đổi, cảm xúc không ổn định.
- Tri giác (khả năng nhận thức thực tại khách quan, các rối loạn): Không rõ rối loạn.
- Tư duy:
+ Hình thức: Nhịp chậm.
+ Nội dung: Tư duy không liên quan.
- Hành vi tác phong: Rối loạn hành vi tác phong, hoạt động bản năng giảm. - Trí nhớ: Nhớ máy móc giảm, nhớ thông hiểu giảm.
- Trí năng: Khả năng phân tích và khả năng tổng hợp đều giảm. - Kém tập trung chú ý.
* Hoàn cảnh gia đình: trung bình
* Tiền sử gia đình: Không ai mắc bệnh như người bệnh
C - QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ:
Theo con trai cả của người bệnh kể người bệnh là con thứ 2/2 trong gia đình. Phát triển thể chất tâm thần từ nhỏ bình thường, đời sống hòa đồng với người xung quanh. Người bệnh bị bệnh gần 10 năm nay, biểu hiện từng cơn đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, có lúc bỏ đi lang thang, không nhớ đường về, không nhận ra người thân trong gia đình, ăn uống vệ sinh cá nhân cần người hỗ trợ, đêm ít ngủ, có đêm không ngủ, cáu gắt vô cớ, lo lắng, bồn chồn. Bệnh ngày càng nặng gia đình cho người bệnh đến khám và nhập viện.
D - CHĂM SÓC:
Qua thực tế theo dõi thực trạng công tác chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tôi đánh giá người bệnh được chăm sóc như sau:
* Chăm sóc triệu chứng giảm trí nhớ của người bệnh:
- Người bệnh được điều dưỡng trực tiếp cho người bệnh dùng thuốc theo chỉ định: đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian dùng thuốc.
- Hướng dẫn người nhà người bệnh nên mang những vật dụng cá nhân quen thuộc của người bệnh đến để người bệnh sử dụng tiếp như: khăn mặt, bàn chải răng, dao cạo râu, mũ, dép.
- Điều dưỡng đã tiếp xúc với người bệnh, giới thiệu tên của mình, trực tiếp hướng dẫn phổ biến nội quy, quy định của khoa, cách sử dụng các thiết bị có trong phòng bệnh và động viên người bệnh cũng như người nhà tin tưởng đội ngũ nhân viên trong khoa yên tâm điều trị.
- Mỗi ngày điều dưỡng giành 10 phút để hỏi người bệnh những câu hỏi đơn giản như: bác tên là gì? bác bao nhiêu tuổi? Bác có mấy con trai?, bây giờ là mùa gì? bác đã uống thuốc chưa?, Bữa sáng ( trưa) bác ăn món gì?, mũ của bác cất ở đâu?. Hôm nay ai cho bác uống thuốc? Bác đang ngồi ở đâu? Tên người đang nói chuyện với bác?...v..v
- Mỗi ngày người nhà dắt người bệnh thăm quan dọc hành lang khoa nói với người bệnh số phòng bệnh rồi để người bệnh tự đi về phòng bệnh của mình.
* Cung cấp dinh dưỡng nâng cao sức khỏe cho người bệnh
- Hàng ngày người bệnh được ăn tại nhà ăn của Bệnh viện cung cấp đầy đủ dinh dưỡng chất đạm, chất xơ và quan trọng các vitamin tự nhiên, ăn theo sở thích của người bệnh về món ăn, thời gian. Đảm bảo 2000 – 2500kclo/ ngày,
- Hàng tuần điều dưỡng kiểm tra cân nặng của người bệnh để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp và hiệu quả
- Hướng dẫn người nhà trong khi cho bệnh nhân ăn phải nói tên của món ăn, thời gian như bữa sáng (trưa hay tối) và có thể hỏi lại bệnh nhân sau khi ăn xong.
* Cải thiện khả năng tự chăm sóc cho người bệnh
- Vệ sinh
+ Điều dưỡng giúp đỡ người bệnh có thể sẽ quên vệ sinh cá nhân như: quên đánh răng sau khi ngủ dậy, không đi dép khi ra ngoài ...v...v,
- Giấc ngủ:
+ Người bệnh ngủ kém, khoảng 3 - 4h/24h. không phân biệt được thời gian. + Điều dưỡng phải bàn giao thuốc an thần buổi tối cho tua trực để sử dụng cho người bệnh .
+ Điều dưỡng dặn người nhà chú ý giờ bắt đầu người bệnh đi ngủ và giờ bắt đầu người bệnh thức để báo lại cho bác sĩ điều chỉnh thuốc, hạn chế tác dụng phụ của thuốc làm giảm quá trình tiến triển của bệnh.
- Vận động:
+ Điều dưỡng cung cấp một số bài tập, hướng dẫn trực tiếp người bệnh những bài tập thể dục buổi sáng đơn giản có sự theo dõi, kiểm tra lại hàng ngày của điều dưỡng, người nhà bệnh nhân.
* Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà
- Những bệnh nhân Alzheimer bị sa sút tâm thần mức độ vừa và nặng cần có người chăm sóc để tránh họ tự làm hại mình hoặc người khác.Người bệnh cũng cần có người chăm sóc hàng ngày như ăn uống, tắm rửa và mặc quần áo.
- Cần khơi gợi ký ức cho người bệnh :
+ Cần chú ý đến mọi biểu hiện, triệu chứng phát sinh bệnh, người chăm sóc cần phải am hiểu Tâm lý người bệnh người già, cần tạo không khí vui vẻ, thoải mái, bớt căng thẳng để người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khoẻ.
+ Cố gắng làm cho người bệnh nhận biết nhiều hơn về thời gian trong ngày, nên đặt đồng hồ ở những chổ mà người bệnh có thể thấy được; Mở rèm cửa để người bệnh biết được khi nào ngày, khi nào đêm.
+ Giúp người bệnh tập thể dục hàng ngày.
- Giảm bớt những tiếng ồn không cần thiết, giảm âm lượng tivi….
- Giúp người bệnh ngủ buổi tối tốt hơn:
+ Người bệnh cần được ở trong phòng yên tĩnh để dễ dàng ngủ. + Ban đêm nên để đèn mức độ nhẹ hoặc lờ mờ cho người bệnh. + Không cho người bệnh ngủ nhiều vào ban ngày.
+ Có thể để người bệnh ngủ muộn hơn bình thường
- Không được để người bệnh đi lang thang hay lạc đường :
+ Người bệnh Alzheimer có nguy cơ lạc đường rất cao do trí nhớ bị ảnh hưởng. Vì vậy, để giảm nguy cơ này khi chăm sóc người bệnh alzheimer người nhà nên Khóa cửa ngoài khi thấy tình trạng của bệnh nhân đã bắt đầu lú lẫn, không để bệnh nhân tự mở cửa.
+ Có thể ghi tất cả thông tin của bệnh nhân lên một cái thẻ hoặc tờ giấy và để bệnh nhân giữ nó mọi lúc mọi nơi phòng trừ trường hợp đi lạc.
+ Nếu có thế, hãy lắp đặt hệ thống camera trong nhà để có thể để mắt tới người bệnh thường xuyên.
- Nên chủ động cho người bệnh đi vệ sinh một lần và tránh cho người bệnh uống nước trước khi đi ngủ.
- Người bệnh không chịu ăn thì: Chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày, xay nhuyễn hay thái nhỏ thức ăn để bệnh nhân dễ nuốt. Cho người bệnh uống thức uống giàu năng lượng và protein.
+ Hạn chế cà phê và các chất kích thích.
- Để xa các phương tiện có thể gây nguy hiểm cho người bệnh: dao, kéo, xăng dầu…
+ Trong bồn tắm nên lắp đặt tay vịn và sử dụng thảm lau chân chống trượt. + Tránh để người bệnh vấp ngã trong nhà nên giữ lối đi trong nhà gọn gàng, loại bỏ các chướng ngại vật và thảm cũ.
- Giúp người bệnh thực hiện công việc hàng ngày dễ dàng hơn :
+ Giúp người bệnh lên kế hoạch cho các lịch hẹn, những chuyến thăm viếng hay các hoạt động khác. Khuyến khích bệnh nhân thực hiện kế hoạch đó vào lúc tình trạng bệnh diễn biến tốt nhất
+ Động viên người bệnh tiếp tục những hoạt động bình thường của họ như chơi thể thao, chơi cờ, nghe nhạc… điều này có thể tạo sự kích thích cải thiện trí nhớ.
+ Dành nhiều thời gian nhất có thể để nhắc nhở hay giúp người bệnh ghi nhớ nơi định tới.
+ Nên hình thành thói quen cho người bệnh, tránh đến những nơi lạ hay quá đông đúc.
+ Không nên đưa ra quá nhiều lựa chọn cho người bệnh. Chẳng hạn như đưa ra hai lựa chọn cho buổi sáng.
+ Nên mua cho người bệnh quần áo, giày dép dễ mặc vào và cởi ra.
- Sau khi ra viện gia đình phải thường xuyên đưa người bệnh đi kiểm tra, tái khám theo lịch hẹn.
* Đánh giá
Sau 15 ngày điều trị người bệnh được điều dưỡng trực tiếp đánh giá lại bằng 10 vấn đề theo bảng đánh giá và tình trạng hiện tại:
- Người bệnh đã tăng được 1kg. - Người bệnh ngủ được 6h/24h.
- Người bệnh đã hợp tác trả lời câu hỏi của điều dưỡng. - Không còn bị nhầm tên người con trai đang chăm sóc. - Tuy nhiên người bệnh vẫn còn một số hạn chế sau: - Vẫn hỏi những câu hỏi mà vừa mới được trả lời xong.
- Rối loạn định hướng: Thỉnh thoảng quên số phòng bệnh của mình. - Để sai vị trí đồ dùng cá nhân.
- Không muốn tập thể dục hàng ngày, thích một mình.