3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
3.3. Các ưu nhược điểm
3.3.1. Ưu điểm
- Cơ sở vật chất của bệnh viện tương đối khang trang, sạch sẽ
- Lãnh đạo bệnh viện và lãnh đạo khoa phòng luôn quan tâm đến công tác truyền thông chăm sóc sức khỏe cho người bệnh sa sút trí tuệ
- Bệnh viện có đội ngũ điều dưỡng chăm sóc đông đảo, nhiệt tình
- Người bệnh có ý thức tốt về tuân thủ dùng thuốc và chế độ ăn uống, luyện tập khi được nhắc nhở thường xuyên và liên tục.
3.3.2. Nhược điểm
Bệnh viện chưa có khoa hoạt động liệu pháp chỉ có một phòng của khoa Trẻ em bảo hiểm y tế có một số máy móc, dụng cụ cho người bệnh luyện tập thể dục thể thao, tuy nhiên do số người bệnh đông nên không đáp ứng đủ nhu cầu cho luyện tập và giải trí.
- Công tác giáo dục truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh sa sút trí tuệ chưa thực sự hiệu quả, nhất là vấn đề chăm sóc phục hồi trí nhớ. Chưa có nhiều tranh ảnh, tờ rơi, áp phích, công cụ để tạo không gian và trò chơi kích thích não bộ cho người bệnh sa sút trí tuệ
- Gia đình người bệnh còn chưa quan tâm tới vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người bệnh sa sút trí tuệ.
3.3.3. Nguyên nhân
- Thực tế điều dưỡng chỉ làm việc 6h/ ngày còn lại chỉ có kíp trực 1- 2 điều dưỡng/khoa/ngày, họ không có nhiều thời gian giành cho người bệnh cũng như các hoạt động cụ thể trên từng người bệnh.
- Cán bộ y tế chưa chú ý đến vấn đề chăm sóc riêng cho người bệnh sa sút trí tuệ.
- Trong bệnh viện không phải cán bộ y tế nào cũng nắm bắt và hiểu rõ được vấn đề chăm sóc riêng cho người bệnh sa sút trí tuệ.
- Hầu hết người bệnh sa sút trí tuệ là người già có hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn nên gia đình không thể chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất.
- Sự quá tải trong công việc vì vậy thời gian của cán bộ y tế dành cho công tác tư vấn giáo giục sức khỏe còn hạn chế.
4 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SA SÚT TRÍ TUỆ TẠI BỆNH VIỆN TÂM THẦN - THÁI NGUYÊN
Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm Thần Thái Nguyên, tôi đề xuất một số khuyến nghị sau.
4.1. Đối với bệnh viện
- Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, hướng dẫn về chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc và theo dõi sự tiến triển của người bệnh, kiểm tra, khám định kỳ theo quy trình chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ riêng.
- Cần xây dựng một quy trình cụ thể cho người bệnh sa sút trí tuệ. Xây dựng khoa phục hồi chức năng phối hợp lồng ghép với các khoa để tăng cường công tác luyện tập, tổ chức nhiều hình thức giao lưu văn nghệ, kể chuyện, đọc thơ, thi câu đốí… giúp người bệnh sa sút trí tuệ nhanh phục hồi lại trí nhớ và hoạt bát trong sinh hoạt.
- Luôn cập nhật những kiến thức mới trong chăm sóc, tập huấn đội ngũ điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ.
4.2. Đối với cán bộ y tế
- Cần thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh sa sút trí tuệ - Tích cực học tập, nghiên cứu cập nhật những kiến thức mới về bệnh sa sút trí tuệ, nâng cao kỹ năng giao tiếp ứng xử với người bệnh bằng cách thường xuyên tiếp xúc thăm hỏi ân cần tới người bệnh giúp khơi gợi lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ của người bệnh để kích thích não bộ hoạt động.
4.3. Đối với người bệnh
- Cho bệnh nhân mặc quần áo bệnh viện mầu riêng theo quy định để dễ phân biệt, theo dõi.
- Gần gũi người bệnh để kịp thời nắm bắt những ý nghĩ của bệnh nhân. - Giúp người bệnh vệ sinh răng miệng, thân thể, tắm giặt, thay đồ hàng ngày. - Những vật dụng cơ bản để nơi dễ nhìn, dễ thấy để người bệnh dễ lấy. - Chủ động hướng dẫn người bệnh đi vệ sinh để tránh đại tiểu ra người, hạn chế uống nước trước khi đi ngủ để hạn chế đi vệ sinh về đêm.
- Nếu người bệnh không đi ra nhà vệ sinh được thì dùng bô cho người bệnh đi tại buồng bệnh, nhưng phải vệ sinh sạch sẽ ngay sau đó.
- Để xa các đồ bẩn để tránh người bệnh bốc bỏ miệng.
- Dành nhiều thời gian nhất có thể để nhắc nhở hay giúp bệnh nhân ghi nhớ nơi định tới.
- Ghi vào giấy họ tên, địa chỉ, số điện thoại cần báo tin của người bệnh rồi bỏ vào túi áo người bệnh đề phòng người bệnh đi lạc mọi người còn biết để báo tin
- Đề nghị người bệnh cần tuân thủ thực hiện tốt chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc.
- Tư vấn cho người nhà người bệnh về cách chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ, các phương pháp luyện tập cơ bản khi chăm sóc người bệnh tại bệnh viện cũng như sau khi ra viện tái hòa nhập cộng đồng.
4.4. Đối với gia đình
- Gia đình , người thân thường xuyên quan tâm động viên giúp đỡ người bệnh. - Không để người bệnh tự động đi lang thang.
- Gia đình quản lý thuốc cho người bệnh uống thuốc đều đặn hàng ngày đúng theo y lệnh
- Tư vấn cho người nhà người bệnh về cách chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ, các phương pháp luyện tập cơ bản khi chăm sóc người bệnh tại bệnh viện cũng như sau khi ra viện tái hòa nhập cộng đồng.
5 . KẾT LUẬN
5.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại Bệnh viện Tâm thần Thái nguyên. thần Thái nguyên.
Qua theo dõi trường hợp bệnh sa sút trí tuệ điều trị nội trú và các trường hợp bệnh khác tại Bệnh viện Tâm Thần tỉnh Thái Nguyên tôi rút ra một số kết luận như sau:
Người bệnh đã được điều dưỡng được theo dõi sát trong quá trình điều trị trong giai đoạn đầu người bệnh có triệu chứng quên được thực hiện tốt các y lệnh của bác sỹ như : thuốc, theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, thực hiện các xét nghiệm cần thiết cho người bệnh, xếp giường cho người bệnh, có hướng dẫn và nhắc nhở người nhà phụ giúp người bệnh vệ sinh cá nhân . Người bệnh đã tiến triển tốt hơn trong quá trình điều trị.
- Hầu hết sau ra viện người bệnh có thể tiếp xúc cởi mở, và tự giác uống thuốc - Người nhà và người bệnh phần nào đã hiểu về bệnh sa sút trí tuệ từ đó có thái độ tốt hơn trước về bệnh của người bệnh.
5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ tại Bệnh viện Tâm thần thái nguyên. Bệnh viện Tâm thần thái nguyên.
- Điều dưỡng luôn chú ý tới các triệu chứng, tiến triển của bệnh đề phòng hoặc giảm nhẹ sự phát sinh hoặc nặng lên của triệu chứng bệnh.
- Giúp đỡ người bệnh trong các sinh hoạt hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, ăn uống, đại tiểu tiện.
- Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ cho người bệnh các chất dinh dưỡng đặc biệt axit béo các loại vitamin B1, vitamin C, sắt, kẽm, kali, calcli, cần cho người bệnh uống đủ nước trong ngày.
- Động viên hướng dẫn người bệnh tham gia các hoạt động thể dục nhằm nâng cao sức như: tập thể dục, đi bộ… ngoài ra có thể xem tivi, nghe đài, đọc báo.
- Giúp người bệnh tăng cường giao lưu tham gia các hoạt động xã hội tập khả năng tư duy, ghi nhớ, tính toán, qua đó làm tăng khả năng tư duy và cải thiện lời nói của người bệnh.
- Đảm bảo an toàn cho người bệnh
+ Luôn có người theo dõi giám sát chăm sóc vì người bệnh có thể ngã gây chấn thương gãy xương.
+ Khi người bệnh ăn uống cần chú ý theo dõi vì có thể có các vật thể lạ có thể lọt vào khí quản gây tắc đường thở và có thể tử vong.
+ Không để người bệnh ngủ một mình.
+ Không để các vật dụng rễ gây nguy hiểm trong buồng bệnh của người bệnh như: dao, kéo, phích nước nóng, bình thủy tinh, dây, để đề phòng người bệnh tự sát hoặc có những sự cố nguy hiểm ngoài ý muốn.
+ Điều dưỡng luôn cập nhập kiến thức mới về bệnh sa sút trí tuệ thông qua các buổi sinh hoạt khoa học hay hội thảo, hội nghị, các bài giảng của các chuyên gia chuyên về bệnh sa sút trí tuệ và tài liệu trên internet.
+ Bệnh viện cần liên hệ với chuyên gia nghiên cứu đầu nghành về bệnh sa sút trí tuệ để tổ chức các cuộc tập huấn thường xuyên hàng năm cho điều dưỡng về chế độ dinh dưỡng, chế độ chăm sóc vận động và các hoạt động tâm lý cho người bệnh sa sút trí tuệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Chương (2009), Suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer, NXB Y học, Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Hoà (2006), Nghiên cứu tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan đến SSTT ở người cao tuổi huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây 2005-2006, Hà Nội,
Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Trần Viết Lực (2011), Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ ở bệnh nhân Alzheimer, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
4. Trần Viết Lực, Phạm Thắng, Tạ Thành Văn và CS, (2008), "Bước
đầu đánh giá vai trò của các marker sinh học trong chẩn đoán sa sút trí tuệ", Tạp chí nghiên cứu khoa học, 56 (4-2008), tr. 87-91.
5. Lê Quốc Nam, Trần Duy Tâm (2007), Khảo sát sơ bộ tỷ lệ sa sút tâm thần trong cộng đồng dân, Nghiên cứu khoa học tại Bệnh viện Tâm thần TP. Hồ Chí Minh.
6. Trần Viết Nghị và cộng sự (2001), "Bước đầu đánh giá sa sút trí tuệ ở
người già tại một quần thể dân cư TP. Thái Nguyên với sự áp dụng test sàng lọc MMSE", Nội san Hội Tâm thần học, tr. 40-45.
7. Phạm Thắng (2007), Chẩn đoán và điều trị bệnh Alzheimer, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
8. Phạm Thắng (2010), Bệnh Sa sút trí tuệvà các thể sa sút trí tuệ khác,
Nhà Xuất bản Y học Hà Nội.
9. Phạm Thắng, Nguyễn Thanh Bình, (2010), "Nghiên cứu một số đặc
điểm lâm sàng và trắc nghiệm thần kinh tâm lý của bệnh Alzheimer", Tạp chí nghiên cứu Y học, 68(3), tr. 91-96
10. Phạm Thắng và cộng sự (2010), Hợp tác nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ của hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và đề xuất biện pháp can thiệp dự phòng, Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp nhà nước, Hà Nội
11. Agüero-Torres H., Wiblad B. (2000), "Sa sút trí tuệand vascular
12. Aguirre E., Spector A., Hoe J., Russell I.T., Knapp M., Woods R.T., Orrell M. (2010), "Maintenace Cognitive Stimulation Therapy (CST)
for dementia: A single-blind, multi-centre, randomized controlled trial of Maintenance CST vs. CST for dementia", Trials, 11, pp. 46.
13. Alzheimer's Association and National Alliance for Caregiving
(2004), Caring for Persons with Alzheimer’s: 2004 National Survey, Chicago, United States.
14. Sa sút trí tuệ Association (2012), "2012 Alzheimer’s disease: Facts
and figures", Alzheimer’s and Dementia, 8(2), pp. 14-15
15. Andersen C.K., Wittrup-Jensen K.U., Lolk A., Andersen K., Kragh-Sørensen P. (2004), "Ability to perform activities of daily living is the
main factor affecting quality of life in patients with dementia", Health and Quality of Life Outcomes, 2, pp. 52.
16. Archbold P.G. (1981), Impact of parent caring on women, Paper presented at: XII International Congress of Gerontology, Hamburg, West Germany.
17. Argimon J.M., Limon E., Vila J., Cabezas C. (2004), "Health-
related quality of life in carers of patients with dementia", Family Practice,
(4), pp. 454–457.
19. Ávila R., Bottino C.M.C, Carvalho I.A.M.,Santos C.B., Seral C., Miotto E.C. (2004), "Neuropsychological rehabilitation of memory deficits
and activities of daily living in patients with Alzheimer’s disease: a pilot study", Braz J Med Biol Res, 37(11), pp. 1721-1729.
20. Brodaty H., Donkin M. (2009), "Family caregivers of people with
dementia", Dialogues Clin Neurosci, 11(2), pp. 217-228.
21. Brodaty H., Hadzi-Pavlovic D. (1990), "Psychosocial effects on carers of
living with persons with dementia", Aust N Z J Psychiatry, 24(3), pp. 351-361. 22. Bruvik F.K., Ulstein I.D., Ranhoff A.H., Engedal K. (2012),
"The Quality of Life of People with Dementia and Their Family Carers",
23. Campbell P., Wright J., Oyebode J., Job D., Crome P., Bentham
P., Jones L., Lendon C. (2008), "Determinants of burden in those who care for
someone with dementia", Int J Geriatr Psychiatry, 23(10), pp.1078- 1085. 24. Cassie K.M., Sanders S. (2008), "Familial caregivers of older adults",J
Gerontol Soc Work, 50(1), pp. 293-320.
25. Gitlin L.N., Vause E.T. (2010), "Dementia (Improving Quality of Life
In Individualswith Dementia: The Role of Nonpharmacologic Approaches in Rehabilitation)In:JH Stone,MBlouin,editors. International Encycloped Rehabilitation", Availableonline: