Một số ưu điểm và tồn tại trong công tác chăm sóc người bệnhviêm phổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 40 - 43)

có một số nhận xét sau:

3.1.Kiến thức chung của điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi

Đa số điều dưỡng trong khoa có trình độ đại học chiếm 66,6%, có thâm niên công tác ít nhất từ 5 năm trở lên, không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên tỉ lệ ĐD có kiến thức “tốt’’ về chăm sóc NB viêm phổi chiếm 66,6%. Đó là yếu tố thuận lợi trong công tác chăm sóc cho NB viêm phổi.

3.2.Đặc điểm của người bệnh viêm phổi được chăm sóc tại Khoa Nội tổng

hợp.

- Qua bảng 2.2 và 2.3 cho thấy đa số NB viêm phổi nhập khoa điều trị đều có triệu chứng khó thở chiếm 84% với mức độ tình trạng khó thở khác nhau: Khó thở nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Để đánh giá tình trạng khó thở, quan trọng nhất là đếm nhịp thở đủ thời gian một phút. Ở giai đoạn đầu, tần số nhịp thở tỷ lệ thuận với tình trạng suy hô hấp, vì vậy: đếm nhịp thở để đánh giá tình trạng hô hấp của người bệnh là rất quan trọng nhằm giúp ĐD đưa ra quyết định chăm sóc kịp thời, chính xác.

- Qua phân tích bảng 2.4 cho thấy: Mức độ bệnh qua thông số khí máu SPO2 cũng phù hợp với mức độ khó thở đã đề cập ở Bảng 2.3. SPO2 là chỉ số để đánh giá độ bão hòa Ôxy ở máu ngoại vi, là biện pháp thực hiện đơn giản cho kết quả nhanh chóng và là chỉ số để theo dõi tình trạng suy hô hấp của người bệnh. Phân loại mức độ nặng của bệnh để đưa ra phương pháp điều trị, chăm sóc phù hợp, nhằm nhanh chóng cải thiện tình trạng thiếu ô xy trong máu cho NB một cách hiệu quả.

3.3. Một số ưu điểm và tồn tại trong công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi. phổi.

3.3.1. Ưu điểm

Qua khảo sát tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định cho thấy: Ngay từ khi vào viện người bệnh được tiếp đón niềm nở, trong thời gian nằm điều trị được chăm sóc tận tình, khi ra viện được dặn dò chu đáo. Đối với người bệnh mắc bệnh viêm phổi việc thực hiện chăm sóc, theo dõi được đảm bảo liên tục, sát với tình trạng bệnh lý. Cụ thể:

- Người bệnh có biểu hiện khó thở do co thắt phế quản, tăng tiết đờm, ho không hiệu quả được điều dưỡng theo dõi sát và thường xuyên đánh giá mức độ khó thở và thiếu oxy, chăm sóc cải thiện thông khí phổi như: Theo dõi tần số thở, quan sát da, niêm mạc, môi và các đầu chi, cho người bệnh nằm tư thế dẫn lưu, trong buồng bệnh thoáng sạch, thực hiện thở sâu, dẫn lưu tư thế, thực hiện y lệnh, theo dõi tác dụng phụ của thuốc (68% người bệnh được điều dưỡng nhận định, theo dõi, đánh giá thường xuyên, đầy đủ). - Khả năng làm sạch đường hô hấp của người bệnh không hiệu quả, được điều dưỡng thực hiện hướng dẫn người bệnh uống nhiều nước ấm, dẫn lưu đờm theo tư thế, kết hợp vỗ rung lồng ngực, ho có hiệu quả hoặc thực hiện hút đờm dãi cho người bệnh (80% người bệnh được ĐD thực hiện đầy đủ các biện pháp lưu thông đường thở).

- Người bệnh nhiễm khuẩn đường thở do tăng tiết dịch phế quản: Thực hiện vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệngvà vệ sinh khi ho, khạc đờm ( 70% NB được ĐD hướng dẫn cách vệ sinh khi ho và khạc đờm đúng cách), thực hiện xét nghiệm vi khuẩn và làm kháng sinh đồ, thực hiện y lệnh thuốc (100% NB được thực hiện y lệnh thuốc đầy đủ)

- Ngoài việc thực hiện chăm sóc về y tế người bệnh được nhân viên y tế tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý, đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng gầy yếu, sút cân, vì suy dinh dưỡng thường đi kèm với bệnh viêm phổi. Trong quá trình điều trị và chăm sóc nhân viện y tế quan tâm, động viện người bệnh yên tâm điều trị đồng thời hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý, từ bỏ những thói quen có hại như hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích và tránh môi trường khói, bụi.

- Với lưu lượng người bệnh ngày một tăng cao, áp lực công việc lớn, việc thực hiện vai trò của ngườiĐiều dưỡng trong công tác chăm sóc rất cần tính chủ động. Mặc dù, đã cố gắng rất nhiều xong trong quá trình thực hiện chăm sóc người bệnh, vai trò chủ động của điều dưỡng trong việc hỗ trợ người bệnh làm các động tác cải thiện tình trạng thông khí phổi đôi lúc còn chưa được thực hiện đầy đủ: việc tư vấn, giáo dục, hướng dẫn người bệnh các phương pháp ho, khạc đờm, tập thở, kết hợp với thực hiện vỗ rung lồng ngực giúp cho việc long đờm, tống đờm ra ngoài và làm sạch đường hô hấp, một trong những phương pháp cải thiện thông khí nhanh và rất hiệu quả, nhưng chưa được thực hiện liên tục và thực hiện chưa đầy đủ. Công tác giáo dục sức khỏe cho người bệnh được thực hiện chưa hiệu quả vì số lần tổ chức truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB trong thời gian nằm điều trị chưa được nhiều.

3.3.2. Tồn tại

- Thời gian hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục hành chính quá nhiều nên điều dưỡng ít tiếp xúc với người bệnh, việc giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và việc tìm hiểu các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế. Điều dưỡng mới chỉ thực hiện được chăm sóc tập trung về mặt y tế, chưa có thời gian quan tâm được nhiều đến công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe, hướng dẫn phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh.

- Tính chủ động của Điều dưỡng viên trong công tác chăm sóc người bệnh chưa cao, các hoạt động chăm sóc người bệnh chủ yếu là thực hiện quy trình kỹ thuật và thực hiện các chỉ định điều trị của bác sỹ.

- Do độ tuổi, trình độ hộ vấn, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế và sự quan tâm của gia đình đối với mỗi người bệnh khác nhau nên một số ít người bệnh chưa tuân thủ hướng dẫn của nhân viên y tế về các biện pháp phòng bệnh và việc tuân thủ điều trị.

3.3.3. Nguyên nhân

- Tổng số người bệnh đông: trung bình điều trị và chăm sóc 70 – 80 NB/ ngày với nhiều nhóm bệnh khác nhau như: Nhóm bệnh hô hấp, cơ – xương – khớp, bệnh về huyết học miễn dịch, trong khi đội ngũ nhân viên y tế còn thiếu về số lượng, đặc biệt là điều dưỡng. Khoa Nội tổng hợp có 12 điều dưỡng, trong đó nhân lực thực hiện các công việc hàng ngày tại khoa chỉ có 10 điều dưỡng ( 02 ĐD nghỉ trực) được phân công ở các vị trí: 01 điều dưỡng phụ bác sỹ phòng khám Nội, 02 điều dưỡng làm hành chính, 01 điều dưỡng nhập và lĩnh thuốc còn lại 06 điều dưỡng tham gia chăm sóc. Với khối lượng công việc nhiều, việc kiêm nhiệm giữa các vị trí là không thể tránh khỏi. Vì vậy gây áp lực khá lớn cho điều dưỡng trong việc thực hiện công tác chăm sóc người bệnh.

- Hiện nay người bệnh đến khám đa số là bảo hiểm, mặt khác việc thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh giữa bệnh viện và cơ quan bảo hiểm y tế chặt chẽ theo đúng các qui định hiện hành nên đòi hỏi nhân viên y tế phải rất thận trọng và tỉ mỉ trong việc hoàn thiện hồ sơ bệnh án khiến thời gian hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục hành chính quá nhiều nên thời gian tiếp xúc người bệnh còn ít, việc tìm hiểu được các nhu cầu của người bệnh còn hạn chế nên vấn đề tư vấn hướng dẫn giúp đỡ người bệnh chưa hiệu quả.

- Nhận thức của một số Điều dưỡng viên về vai trò, chức năng của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh chưa được cập nhật kịp thời nên còn thụ động trong công việc.

- Do tính chất khoa Nội tổng hợp điều trị và chăm sóc nhiều nhóm bệnh khác nhau chứ không riêng chỉ là nhóm bệnh hô hấp nên Điều dưỡng chưa được đào tạo chuyên sâu về các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp. Vì vậy, việc thực hành thiếu qui trình, qui định trong việc chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh viêm phổi là điều không thể tránh khỏi.

- Một số nhân viên y tế chưa có kiến thức, kỹ năng về truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏecho người bệnh.

- Việc cập nhật và thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ, Ngành của một số nhân viên y tế đôi khi chưa được đầy đủ, kịp thời.

- Việc thực hiện kiểm tra giám sát của Hội đồng chuyên môn chưa được tiến hành thường xuyên và sát sao.

3.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc của ĐD cho NB viêm phổi . .

Từ kết quả thống kê, phân tích những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân trong công tác chăm sóc của ĐD cho người bệnh viêm phổi đã đề cập ở trên, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại, cụ thể như sau:

3.4.1. Đề xuất đối với Bệnh viện

- Đảm bảo nhân lực: Bệnh viện cần có kế hoạch để điều chỉnh, bổ sung thêm nguồn nhân lực, đặc biệt ưu tiên nguồn nhân lực có chứng chỉ đào tạo liên tục tại bệnh viện tuyến Trung ương.

- Tổ chức các đợt tập huấn chuyên môn cho Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh viêm phổi, chú trọng đến việc thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe phục hồi chức năng hô hấp cho người bệnh.

- Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và đổi mới nhận thức về chức năng của người Điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh; tăng cường hơn nữa vai trò chủ động của Điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh, cũng như trong việc thực hiện nhiệm vụ.

- Thực hiện qui định điều dưỡng ghi chép tại phòng bệnh, đảm bảo tần suất đi buồng, tăng cường thời gian điều dưỡng có mặt tại bệnh phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác chăm sóc người bệnh viêm phổi của điều dưỡng tại khoa nội tổng hợp bệnh viện đa khoa tỉnh nam định năm 2020 (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)