Trang 46
Hệ thống có thể thực hiện việc thu thập dữ liệu một cách hiệu quả và ổn định trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế sau:
+ Node chính có thể được xem là điểm nghẽn của toàn hệ thống. + Các giải thuật được cài đặt trên chip vẫn chưa thật sự tối ưu.
Trong trường hợp có sự cố xảy ra tại node chính, toàn hệ thống sẽ bị ngưng trệ vì đây là node thu thập dữ liệu và gửi về computer. Ngoài ra, tốc độ thu thập dữ liệu có một phần rất lớn phụ thuộc vào tốc độ xử lý tại node chính. Do đó, đây được xem là điểm nghẽn của toàn hệ thống.
Từ chính việc xác định trước điểm hạn chế này của hệ thống, mà chip vi điều khiển PIC đã được lựa chọn ngay từ khâu thiết kế ban đầu. Với ưu điểm chi phí hợp lý và độ ổn định cao khi hoạt động, chip PIC đảm bảo vẫn có thể hoạt động trở lại khi bị sự cố nhờ vào tính năng WDT bên trong.
2.6. Kết luận chương
Thu thập dữ liệu là vấn đề được đặt ra đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khi bắt tay vào thực hiện các bài toán phân tích dữ liệu của một hệ thống. Đây là bước thực hiện tốn nhiều thời gian và công sức, nhưng nếu được thực hiện nghiêm túc, sẽ cho ra những số liệu hết sức trung thực, phản ánh được bản chất của hệ thống. Từ những dữ liệu này, sau khi thực hiện các phép toán thống kê, phân tích sẽ cho ra những kết quả quan trọng, từ đó giúp cho độ chính xác khi ra quyết định của một hệ thống dựa trên những kết quả này được đảm bảo tin cậy.
Trang 47
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ DỮ LIỆU
3.1. Giới thiệu chương
Từ các dữ liệu đã thu thập từ hệ thống phần cứng được xây dựng trong chương trước, nội dung chương này sẽ tiếp tục trình bày một số vấn đề về dữ liệu thu được và qua đó cũng rút ra một số đánh giá quan trọng. Ngôn ngữ R sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu về công suất nguồn tiêu thụ và lưu lượng sử dụng tại trạm BTS. Trong quá trình thực hiện phân tích, tác giả có sử dụng một số giả thuyết ban đầu, do đó cần phải kiểm định tính hợp lý của các giả thuyết này và đánh giá kết quả nhận được sau khi phân tích.