Giải thuật phân phối nguồn được trình bày trong luận văn, được xây dựng nên từ ý tưởng phân phối nguồn hiệu quả và tăng tính tự động hóa trong vận hành của các trạm BTS hiện nay ở nước ta. Giải thuật đã tiếp cận các số liệu thu từ thực tế của trạm BTS, số liệu máy phát điện Aksa dự phòng của VNPT và thực hiện mô phỏng giải thuật với các kịch bản ứng cứu nguồn theo quy trình của các nhà mạng. Để có thể ứng dụng vào thực tế, giải thuật cần phải được tiếp tục đầu tư, quan tâm nghiên cứu và thử nghiệm, đánh giá với sự cộng tác, hỗ trợ hơn nữa của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông – điều mà tác giả đã gặp không ít khó khăn nhất định trong quá trình thực hiện luận văn.
Về mặt đề xuất ứng dụng của giải thuật, tuy nội dung nghiên cứu của luận văn là trong trạm BTS, nhưng giải thuật hoàn toàn có thể được mở rộng sử dụng trong các dự án quản lý, phân phối nguồn thông minh khác như: nhà ở, trường học, bệnh viện và những nơi công cộng khác.
4.5. Kết luận chương
Tại các trạm BTS hiện nay có một thực tế rõ ràng rằng khi trạm bị sự cố mất điện, phải có nhân viên kỹ thuật trực tiếp đến xử lý, nếu trong trường hợp tệ nhất nhân viên không thể tiếp cận trạm kịp thời, khả năng trạm bị sụp hoàn
Trang 73
toàn là rất lớn. Vậy giải pháp được đưa ra trong chương này là phải tự động hóa tối đa sự hoạt động của trạm, ngay cả khi có sự cố xảy ra. Bên cạnh việc biết được thời điểm lưu lượng thấp và tiết giảm nguồn lưới bằng nguồn dự phòng, thuật toán còn có khả năng xử lý tự động trường hợp mất điện lưới và quan trọng hơn là trường hợp khi nguồn điện lưới có trở lại. Từ những đánh giá về hiệu quả đã chứng minh được tính đúng đắn của giải thuật, tuy rằng khi ứng dụng vào thực tế chắc chắn sẽ cần thêm sự đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm và đánh giá nhiều hơn nữa.
Trang 74
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nội dung của luận văn đã trình bày và chứng minh được mối quan hệ giữa công suất cung cấp cho phần lõi và lưu lượng tại một trạm BTS, đồng thời qua đó xác định được một giá trị công suất ngưỡng dưới tại trạm, làm cơ sở cho việc xây dựng giải thuật phân phối nguồn hợp lý tại trạm BTS.
Cùng với giải thuật phân phối nguồn, tác giả đã xây dựng được một phần mềm thực hiện mô phỏng giải thuật và đã đạt được một số kết quả nhất định, từ đó làm cơ sở để đánh giá tính hiệu quả của giải thuật đưa ra. Toàn bộ dữ liệu đầu vào của phần mềm mô phỏng, được thu thập thực tế trong một khoảng thời gian khá dài, thậm chí dữ liệu của máy phát điện cũng được tác giả thu thập từ máy phát dự phòng hiệu Aksa của tập đoàn VNPT.
Về cơ bản, nội dung luận văn đã đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra ban đầu. Tuy nhiên, để có thể áp dụng được nghiên cứu này vào thực tế là một việc không hề đơn giản, để làm được điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư, nghiên cứu và thử nghiệm rất nhiều nữa để hoàn thiện hơn giải thuật phân phối nguồn đưa ra, đó là còn chưa tính đến sự đầu tư đúng mức của các nhà mạng cho các thiết bị nguồn tại các trạm viễn thông hiện nay.
Vấn đề sử dụng năng lượng hiệu quả hiện nay đã và đang trở thành một vấn đề rất nóng trên toàn cầu. Sự phát triển của các nguồn năng lượng xanh như: mặt trời, gió, … vẫn chưa thể thay thế được vai trò của các nguồn năng lượng hóa thạch truyền thống, vốn là một trong những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu nghiêm trọng hiện nay, cùng với nhu cầu sử dụng năng lượng điện ngày một tăng của con người. Do đó, giải quyết được bài toán phân phối nguồn trong một trạm BTS, tìm cách tiết giảm bớt sự phụ thuộc vào lưới điện quốc gia, là một hướng nghiên cứu đúng đắn và rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Trang 75
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Công trình công bố trên các tạp chí
[J1]. Nguyễn Quang Duy, Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Văn Tuấn, Ứng dụng giải thuật thông minh vào giám sát và điều khiển nguồn cho trạm BTS, Tạp chí khoa học Đại học Thái Nguyên, Số 11, Tập 204, Năm 2019. [J2]. Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Quang Duy, Ngô Văn Tâm, Nguyễn Đức
Kiên, Thiết kế hệ thống tự động hòa đồng bộ và điều khiển nguồn dự phòng thông minh cho trạm thu phát gốc BTS/NodeB của viễn thông di động, Tạp chí khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, Số 2, Tập IX, Năm 2015.
[J3]. Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Quang Duy, Hệ thống giải mã DTMF sử dụng chip PSoC, Tạp chí khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, Số 1, Tập VIII, Năm 2014.
[J4]. Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Quang Duy, Ngô Văn Tâm, Nghiên cứu các tính năng ADE7753 để thiết kế mạch đo dòng điện, điện áp, tần số, điện năng áp dụng vào hệ thống giám sát và điều khiển nguồn thông minh
cho trạm BTS, Tạp chí khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, Số 4, Tập
VIII, Năm 2014.
2. Công trình công bố tại hội nghị
[C1]. Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Việt Tùng, Nguyễn Quang Duy, Hệ thống hạ tầng giám sát phụ tải ứng dụng trong khảo sát tiêu thụ điện của hộ gia đình, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật toàn quốc lần thứ VI, Tuyển tập báo cáo khoa học, Năm 2015.
Trang 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bùi Tuấn Ngọc, Bài giảng Nguồn điện thông tin, Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam, 2010.
[2]. Lê Sĩ Đồng, Xác suất thống kê và ứng dụng, NXB Giáo dục Việt Nam, Năm 2010.
[3]. Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Việt Tùng, Nguyễn Quang Duy, Hệ thống hạ tầng giám sát phụ tải ứng dụng trong khảo sát tiêu thụ điện của hộ gia đình, Hội nghị Khoa học Kỹ thuật toàn quốc lần thứ VI, Tuyển tập báo cáo khoa học, Năm 2015.
[4]. Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Quang Duy, Ngô Văn Tâm, Nghiên cứu các tính năng ADE7753 để thiết kế mạch đo dòng điện, điện áp, tần số, điện năng áp dụng vào hệ thống giám sát và điều khiển nguồn thông minh cho trạm BTS, Tạp chí khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, Số 4, Tập VIII, Năm 2014.
[5]. Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Việt Tùng, Khảo sát phụ tải điện của trạm BTS nhằm tối ưu hóa sử dụng điện năng, Chuyên san Điều khiển và Tự động hóa, số 14, 12/2015, pp. 47-52
[6]. Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Quang Duy, Ngô Văn Tâm, Nguyễn Đức Kiên, Thiết kế hệ thống tự động hòa đồng bộ và điều khiển nguồn dự phòng thông minh cho trạm thu phát gốc BTS/NodeB của viễn thông di động, Tạp chí khoa học Trường Đại học Quy Nhơn, Số 2, Tập IX, Năm 2015.
[7]. Nguyễn Văn Tuấn, Phân tích dữ liệu với R, NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Năm 2017.
Trang 77
[8]. Tập đoàn viễn thông quân đội, Tài liệu hướng dẫn khai thác hệ thống cơ điện (Dành cho nhân viên kỹ thuật chi nhánh Viettel Tỉnh/Thành phố), Năm 2012.
[9]. Georg Fischer, Next-Generation Base Station Radio Frequency Architecture, Bell Labs Technical Journal 12(2), 3–18 (2007) © 2007 Alcatel-Lucent.
[10]. James D. Gadze, Sylvester B. Aboagye, Kwame A. P. Agyekum, Real Time Traffic Base Station Power Consumption Model for Telcos in
Ghana, International Journal of Computer Science and
Telecommunications, Volume 7, Issue 5, July 2016, pp. 6-13.
[11]. Madhu Sudan Dahal, Shree Krishna Khadka, Jagan Nath Shrestha, Shree Raj Shakya, A Regression Analysis for Base Station Power Consumption under Real Traffic Loads – A Case of Nepal, American Journal of Engineering Research, Volume 4, Issue 12, 2015, pp. 85-90.
[12]. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/tieu-thu-dien-tang-ky-luc-evn-canh- bao-hoa-don-tien-dien-tang-dot-bien-20190519162442932.htm, Truy cập lần cuối vào 14:00 ngày 11/07/2019.
[13]. http://www.vnptnet.vn/tin-tuc/chi-tiet/Ha-tang-mang-luoi-p136.html, Truy cập lần cuối vào 9:30 ngày 11/07/2019.
[14]. https://ictnews.vn/vien-thong/vinaphone-dung-tram-phat-song-cong- nghe-xanh-tai-dao-me-100174.ict, Truy cập lần cuối vào 9:30 ngày 11/07/2019.