Giải pháp kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần – động kinh (Trang 29 - 32)

3.1. Đối với nhân viên y tế

Khi bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện thì: - Động viên, quan tâm và giúp đỡ người bệnh

- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho người bệnh , người nhà người bệnh

- Khi người bệnh chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc , và cách uống thuốc như thế nào

- Sau khi dùng thuốc , hướng dẫn tác dụng phụ của thuốc

- Giải thích cho người nhà biết cách nhận biết những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc

- Phục hồi chức năng sau khi điều trị ổn định

- Hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc bản thân như tự tắm giặt, vệ sinh cá nhân trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậỵ Sắp xếp nội vụ, chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp sạch sẽ.

- Các liệu pháp tâm lý – xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của người bệnh, giúp người bệnh có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan,tin tưởng vào điều trị.

- Giáo dục cho họ nhận thức được quyền lợi, nghĩa vụ của người bệnh như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

3.2. Với mạng lưới y tế cấp cơ sở

- Điều tra dịch tễ học rối loạn tâm thần trên động kinh cấp cơ sở

- Có lịch thăm khám cho người bệnh tại gia đình nhằm nắm rõ hoàn cảnh kinh tế và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh.

- Khám bệnh định kì hàng tháng, hàng quý cho người bệnh

- Tích cực vận động người bệnh tham gia bảo hiểm y tế và điều trị y tế

- Liên hệ với các tổ chức địa phương để tạo điều kiện cho người bệnh hòa nhập cộng đồng như gọi điện họ tham gia vào các hoạt động hàng ngày của bạn và mọi người

- Liên hệ thường xuyên với người thân của người bệnh để cùng với gia đình của họ giải quyết các khó khăn mà người bệnh cần giúp đỡ

- Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh để họ nắm chắc thêm kiến thức về bệnh như kĩ năng chăm sóc người bệnh. Phát hiện các triệu chứng cấp cứu để đưa người bệnh đi điều trị,

3.3. Đối với gia đình người bệnh

- Trước tiên gia đình người bệnh phải xác định việc chăm sóc người bệnh, không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình người bệnh, đặc biệt là chăm sóc tâm lí để giúp đỡ người bệnh tái hòa nhập với cuộc sống, xã hộị

- Gia đình luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của ngừời bệnh, tạo cho người bệnh tham gia lao động tập thể, học việc, học nghề, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, v.v

- Khi người bệnh ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để người bệnh rơi vào trạng thái thụ động, hãy làm việc gì đó như lao động nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng của người bệnh

- Quản lí thuốc chặt chẽ, cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc

- Phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh hay tác dụng phụ của thuốc để báo cáo ngay cho bác sĩ chuyên khoa tâm thần

- Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh khi có triệu chứng của bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị

3.4. Đối với bệnh viện tâm thần TW1

- Tăng cường công tác truyền thông trên loa đài, áp phích tờ rơi tại các địa phương, để người dân nắm bắt được tác hại do bệnh rối loạn tâm thần gây ra và ý thức được về bệnh để họ sớm đưa người bệnh đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

- Đối với bệnh viện tâm thần trung ương 1 hay tuyến tỉnh nên thành lập khoa điều trị rối loạn tâm thần có như vậy mới nâng cao chuyên môn và điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

3.5. Giải pháp khác

Đào tạo liên tục, đào tạo lại hàng năm cho các bác sĩ trẻ, các điều dưỡng viên, các bác sĩ trong bệnh viện tâm thần nói chung để họ cập nhật những kiến thức mới và những phương pháp điều trị mới để điều trị cho người bệnh đạt kết quả tốt hơn.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu, đánh giá về thực trạng chăm sóc cho người bệnh rối loạn tâm thần – động kinh tại bệnh vịên tâm thần trung ương I, kết hợp với nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi xin đưa ra kết luận như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn tâm thần – động kinh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)