Liên hệ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa 3 bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 36 - 39)

3.1. Thưc trạng vấn đề còn tồn tại chăm sóc người bệnh RLCXLC

3.1.1. Phía nhân viên y tế

- Điều dưỡng làm việc theo mô hình phân công công việc hàng ngày nên không có nhiều thời gian dành cho người bệnh, chưa phát huy hết khả năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng và chăm sóc người bệnh toàn diện, thời gian tiếp xúc người bệnh còn ít.

- Người điều dưỡng chưa chủ động phát huy hết nhiệm vụ của mình là chăm sóc người bệnh toàn diện mà chỉ dừng lại ở khâu tiêm thuốc, uống thuốc, thực hiện theo y lệnh của bác sĩ, đôn đốc người bệnh ăn cơm, vệ sinh cá nhân…

- Thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh còn sơ sài, chưa cụ thể cho từng người bệnh, từng thời điểm diễn biến bệnh, chưa đáp ứng nhu cầu của người bệnh và gia đình họ.

- Chưa lắng nghe hết tâm tư nguyện vọng của người bệnh, khi giúp đỡ họ về mặt tâm lý.

- Nhân viên y tế chưa thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác tác dụng không mong muốn của thuốc cho người bệnh, chủ yếu dựa vào người nhà người bệnh hoặc người bệnh báo cáo.

3.1.2. Về phía người bệnh

- Người bệnh chưa tuân thủ việc đến điều trị là cần thiết cho gia đình và cộng đồng, người bệnh hầu như phải cưỡng chế đến viện để điều trị.

- Người bệnh còn chưa tuân thủ việc tiêm thuốc, uống thuốc là cần thiết cho người bệnh.

- Chế độ dinh dưỡng, chế độ lao động chưa được chú trọng, hoạt động liệu pháp còn nhàm chán.

- Khoa phòng còn chật hẹp người bệnh sinh hoạt đi lại tập thể dục buổi sáng hay các hoạt động khá còn hạn chế.

3.1.3. Về phía gia đình người bệnh

- Người nhà chưa hiểu biết về tình trạng của người bệnh, không phát hiện kịp thời để xảy ra những hậu quả như người bệnh có ý tưởng tự sát hoặc người bệnh có ý tưởng đánh người xung quanh.

- Gia đình người bệnh mệt mỏi chán nản, kinh tế gia đình khó khăn, nên chưa có sự quan tâm đúng mức vì người bệnh nằm viện nhiều lần do bệnh tái phát.

- Gia đình người bệnh còn thiếu hiểu biết về chăm sóc người bệnh, họ còn quan niệm bệnh là do ma làm nên đưa người bệnh đi cúng bái tại các phủ, đền, chùa khi bệnh tình ngày một nặng hơn lúc đó họ mới đưa người bệnh đi khám và điều trị.

3.2. Ưu điểm và nhược điểm

3.2.1.Ưu điểm

- Người bệnh được điều dưỡng theo dõi sát trong quá trình điều trị; vì vậy, người bệnh hoang tưởng có ý định, hành vi tự sát được ngăn chặn kịp thời.

- Thực hiện tốt các y lệnh của bác sỹ như dùng thuốc, theo dõi dấu hiệu sinh tồn, thực hiện tốt các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết cho người bệnh.

- Phụ giúp người bệnh, tắm, gội, thay quần áo vệ sinh cá nhân.

- Khi ra viện người bệnh được giáo dục sức khỏe và được dặn dò phải tự giác uống thuốc, dặn dò người nhà khi có dấu hiệu bất thường phải đưa người bệnh đến cơ sở y tế khám và điều trị.

- Bệnh viện tạo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ, chăm sóc người bệnh.

3.2.2. Nhược điểm

- Người điều dưỡng còn chưa lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người bệnh, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người bệnh.

- Người bệnh chưa được cung cấp thông tin đầy đủ và tính chất nguy hại của bệnh do chính mình gây ra.

- Khi ra viện người bệnh chưa được theo dõi sức khỏe khám tại địa phương, chưa có lịch khám lại cho người bệnh.

3.3. Nguyên nhân của việc làm được và chưa làm được

3.3.1. Nguyên nhân của việc làm được

- Điều dưỡng thực hiện tốt nội quy, quy chế của bệnh viện đề ra, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Thực hiện tốt 12 điều y đức của Bộ Y tế.

- Thực hiện tốt quy tắc ứng xử của cán bộ, viên chức trong đơn vị sự nghiệp Y tế, nói năng nhẹ nhàng, thái độ lịch thiệp, tôn trọng người bệnh cũng như người nhà người bệnh đến khám.

- Kịp thời báo lãnh đạo khoa, Bệnh viện những biến cố đột xuất xảy ra trong bệnh viện để giải quyết.

- Điều dưỡng thực hiện tốt việc chăm sóc người bệnh toàn diện.

3.3.2. Nguyên nhân của những việc chưa làm được

- Điều dưỡng chưa được tập huấn chăm sóc người bệnh thường xuyên.

- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, chưa thật sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh.

- Một số Điều dưỡng chưa lắng nghe đầy đủ tâm tư, nguyện vọng của người bệnh.

- Người bệnh không tự giác dùng thuốc và chưa yên tâm điều trị. - Gia đình còn thiếu sự quan tâm đối với người bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa 3 bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 36 - 39)