Xuất giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa 3 bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 39 - 42)

xúc lưỡng cực

4.1. Đối với nhân viên y tế

- Giải thích cho gia đình và người bệnh hiểu thế nào là bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

- Thường xuyên quan tâm giúp đỡ người bị bệnh RLCXLC an tâm điều trị. - Lập kế hoạch và thực hiện chăm sóc toàn diện đối với người bệnh RLCXLC.

- Giúp cho gia đình biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của người bệnh.

- Phục hồi chức năng cho người bệnh sau khi điều trị bệnh ổn định, hướng dẫn người bệnh cách tự chăm sóc bản thân như tắm giặt, vệ sinh thay quần áo, vệ sinh cá nhân và tuân thủ dùng thuốc.

- Giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình khi người bệnh trở về với cuộc sống cộng đồng.

4.2. Đối với gia đình người bệnh

- Trước hết phải chấp nhận người bệnh làm sao để người bệnh cảm thấy họ là một thành viên của gia đình. Gia đình không tranh luận với người bệnh, nhưng cũng không để người bệnh nhận thấy cách cư xử khác thường đối với họ mà phải dành cho họ những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm chăm sóc.

- Gia đình luôn giúp người bệnh thích ứng được với cuộc sống xã hội bằng cách tạo điều kiện để người bệnh tham gia lao động tập thể, học nghề sinh hoạt giải trí thích hợp hoặc tối thiểu là lao động phục vụ sinh hoạt hàng ngày như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh, sinh hoạt giải trí, thể thao, ca nhạc.

- Gia đình quản lý thuốc chặt chẽ, cho người bệnh uống thuốc đều đặn hàng ngày theo đơn và kịp thời phát hiện các bất thường báo cho bác sĩ điều trị.[2]

4.3. Đối với mạng lưới Y tế cơ sở

- Khám bệnh định kỳ hàng tháng, hàng quý cho người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

- Có lịch thăm khám cho người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại gia đình nhằm nắm rõ hoàn cảnh kinh tế yếu tố ảnh hưởng dẫn đến bệnh RLCXLC.

- Điều tra dịch tễ cấp cơ sở, tích cực vận động người bệnh tham gia bảo hiểm y tế.

- Liên hệ với các tổ chức địa phương để tạo điều kiện cho người bệnh RLCXLC tái hòa nhập với cộng đồng.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh để họ nắm thêm kiến thức về bệnh như kỹ năng chăm sóc người bệnh, phát hiện các triệu chứng cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa điều trị.

4.4. Đối với Bệnh viện Tâm thần Trung ương I

- Bệnh viện cần đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh ngày một tốt hơn.

- Tăng cường công tác truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe để người dân nắm bắt được tác hại của rối loạn cảm xúc lưỡng cực nói riêng và bệnh tâm thần nói chung.

- Đào tạo lại và đào tạo liên tục cho bác sĩ trẻ, Điều dưỡng viên trong các bệnh viện Tâm thần ở các tuyến, để họ cập nhật kiến thức mới và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả hơn.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại bệnh viện Tâm thần Trung ương chưa thật tốt:

- Người bệnh không tự giác dùng thuốc và chưa yên tâm điều trị.

- Một số Điều dưỡng còn chưa lắng nghe đầy đủ tâm tư nguyện vọng của người bệnh và gia đình.

- Điều dưỡng chưa thường xuyên được tập huấn về chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

- Cơ sở vật chất của bệnh viện còn nghèo nàn, chưa đáp ứng yêu cầu chăm sóc người bệnh ngày một tốt hơn.

2. Giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại bệnh viện Tâm thần Trung ương:

- Người Điều dưỡng cần quan tâm, động viên kịp thời để người bệnh yên tâm điều trị.

- Điều dưỡng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực một cách toàn diện.

- Người Điều dưỡng cần thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn về tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực.

- Bệnh viện cần tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực ngày tốt hơn.

Tiếng Việt

1. Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (2006), Quy trình chăm sóc người bệnh tâm thần, Hà Nội.

2. Trần Văn Cường, Nguyễn Viết Thiêm, Trần Việt Nghị (2000), Chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng cho các bệnh nhân tâm thần mãn tính, Hà Nội, tr.59 -63.

3. Linh Doan (2010), Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, Hà nội.

4. Lê Hiếu (2014), Lâm sàng rối loạn cảm xúc lương cực giai đoạn trầm cảm, Hội nghị khoa học Bệnh viện Tâm thần Trung ương lần thứ 3, tr. 1-17.

5. Bùi Quốc Tuyên (2015), Rối loạn cảm xúc lưỡng cực trên bệnh nhân giai đoạn mắc trầm cảm, Bệnh viện tâm thần Trung ương II, tr.21-25.

6. Thiên Kim (2012), Rối loạn cảm xúc lưỡng cực trong xa hội hiện đại, Tạp chí Việt Báo .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại khoa 3 bệnh viện tâm thần trung ương i (Trang 39 - 42)