4.1. Giảm thiểu kiểm soát nhiễm khuẩn của điều dưỡng thực hiện trong một số các thủ thuật: các thủ thuật:
Theo số liệu thống kê, số lượng mũi tiêm, truyền trung bình trong một ngày thứ trong tuần mà một điều dưỡng phải thực hiện là khoảng 20 mũi tiêm, đây là một số lượng mũi tiêm rất lớn đối với điều dưỡng. Hơn nữa, nhân lực điều dưỡng đi làm ở các ngày thứ trong tuần lớn hơn rất nhiều so với nhân lực đi làm vào các ngày nghỉ (theo quyết định số 73 của Thủ tướng chính phủ, đối với bệnh viện hạng II thì chỉ có 13 người/phiên trực/100 giường bệnh theo kế hoạch, bao gồm cả trực lãnh đạo, trực lâm sàng, trực cận lâm sàng, hậu cần [16]). Do đó, số lượng mũi tiêm người điều dưỡng phải thực hiện vào những ngày nghỉ còn lớn hơn rất nhiều so với con số 20. Và cũng chính vì khối lượng công việc trong những ngày nghỉ quá nhiều đã ảnh hưởng đến thực hiện KSNK của một số điều dưỡng. Chính vì vậy các điều dưỡng trưởng tại các khoa lâm sàng đề xuất giải pháp giảm thiểu KSNK mà điều dưỡng đang phải thực hiện, đó là:
-Thời gian thực hành an toàn cho mỗi mũi tiêm giảm:
+ Nâng cao chất lượng tiêm an toàn giúp cho điều dưỡng rút ngắn thời gian trong mỗi mũi tiêm nhưng vẫn đảm bảo được tính an toàn trong khâu KSNK
+ Thường xuyên mở các lớp tập huấn, giám sát thực hành cho các ĐDV nhiều hơn
- Giảm số lượng mũi tiêm để giảm áp lực trong công việc:
Trong bệnh viện Y học cổ truyền có một số lượng lớn mũi tiêm là thủy châm điều trị bệnh khá hiệu quả, nhưng nó lại gây ra áp lực công việc cho ĐDV thực hiện vào các ngày nghỉ. Chính vì vậy một số NB đã điều trị ổn định thì có thể được giãn cách trong các ngày nghỉ một số mũi tiêm trong thủ thuật điều trị.
-Tăng số lượng ĐDV trực trong các ca trực 24h.
- Đề nghị có chỉ đạo trong mô hình tổ chức khoa kiểm soát nhiễm khuẩn ở Bệnh viện trong đó chú trọng đến việc tăng cường kinh phí đầu tư xây dựng khoa kiểm soát nhiễm khuẩn, đầu tư mua sắm các trang thiết bị cần thiết đồng thời được bố trí biên chế hợp lý để khoa hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tương đối có hiệu quả.
4.2. Đảm bảo xe tiêm chuẩn
Đối với Bệnh viện:
- Thay thế xe tiêm 2 tầng bằng xe tiêm 3 tầng, các phương tiện trên xe tiêm sắp xếp theo hướng dẫn của TAT[1] .
- Đề nghị mua các hộp đựng thuốc riêng từng NB thay vì để chung trong 1 khay thuốc như hiện tại.
- Lắp đặt thêm các giá để xô rác có trụ xoay (khi bỏ rác không phải cúi và tay không chạm vào các vùng nhiễm bẩn xung quanh). Mua bổ sung các hộp đựng bông gạc tẩm cồn.
Đối với điều dưỡng viên tại các nhóm chăm sóc:
- Sắp xếp xe tiêm đúng theo quy định, phân định rõ ràng vùng vô khuẩn, sạch và nhiễm bẩn.
- Hộp đựng bông gạc tẩm cồn: thay vì dùng 1 hộp có đổ sẵn cồn mà sẽ dùng 2 hộp, 01 hộp đựng bông gạc khô, 1 hộp để không, bổ sung thêm 1 chai cồn trên xe tiêm. Khi đến buồng bệnh để thực hiện thuốc tiêm, sẽ gắp bông gạc khô vào hộp còn lại và đổ cồn vào để tẩm bông gạc. Như vậy sẽ tránh được việc phải lấy quá nhiều bông gạc tẩm cồn và lưu cữu trong hộp
4.3. Tăng cường kiến thức về KSNK
Tập huấn vềkiến thức và kỹ năng kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế.theo từng nhóm, giám sát việc thực hiện KSNK để hỗ trợ việc thực hiện, chuẩn hóa quy trình một số các thủ thuật, cung cấp đầy đủ và phù hợp trang thiết bị phục vụ KSNK, tăng cường tuyên truyền cho NB và NVYT về KSNK, có chế tài thưởng phạt phù hợp.
4.4. Đảm bảo công tác vô khuẩn trong thực hành một số thủ thuật
-Tăng cường giám sát việc thực hiện lấy bông gạc có tẩm cồn đảm bảo không để bông gạc lưu cữu trong hộp.
- Tăng cường giám sát tuân thủ vệ sinh tay, các thời điểm chính vệ sinh tay, đặc biệt là thời điểm trước khi gắp bông gạc tẩm cồn đề sát khuẩn da vùng tiêm.
- Không để các vùng quanh thân bơm tiêm (kim tiêm, pit tông) tiếp xúc với những vùng nhiễm bẩn
-Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện.
-Tăng cường cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng phù hợp với quan điểm kiểm soát nhiễm khuẩn.
-Xây dựng các quy trình hướng dẫn kiểm soát nhiễmkhuẩn.
-Lượng giá chất lượng và hiệu quả chiphí.
Ngày 14/10/2009, bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thông tư số 18/2009/TT- BYT về tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. Thông tư 3671/2012/BYT, thông tư nêu rõ:
Thủ trưởng các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước có trách nhiệm tổ chức triển khai học tập và thực hiện công tác kiểm soát nhiễmkhuẩn.
Các Bệnh viện, Viện trường trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện đa khoa, chuyênkhoacủatỉnh,thànhphốtrựcthuộcTWphảitổchứcngaykhoakiểmsoát nhiễm khuẩn theo đúng quy chế công tác khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đã được quy định trong Quy chế kiểm soát nhiễm khuẩn.
4.5. Giảm và tránh các thương tổn do VSN:
Đối với điều dưỡng viên:
- Tuân thủ việc bẻ ống thuốc bằng gạc vô khuẩn, tránh để những mảnh cắt đâm vào tay.
- Tuân thủ thực hiện việc nắp lại kim tiêm bằng kỹ thuật đạy nắp bằng 1 tay, không dùng 2 tay để nắp lại kim tiêm (nếu mũi tiêm phải trì hoãn).
- Thực hiện bỏ tất cả bơm kim tiêm sau sử dụng vào thùng đựng VSN, không thực hiện tháo kim tiêm ra khỏi bơm tiêm.
- Xử lý ngay sau khi bị thương tổn do VSN theo đúng quy trình đã xây dựng, báo cáo Điều dưỡng trưởng khoa để thực hiện các bước tiếp theo.
- Đối với các ĐDV phòng điều dưỡng phối hợp với phòng kế hoạch tổng hợp có những buổi tập huấn về quy trình quản lý tai nạn rủi ro do vật sắc nhọn .
Đối với Điều dưỡng trưởng khoa:
Phối hợp xử lý ban đầu theo quy trình Lập biên bản tai nạn rủi ro và báo cáo lên bộ phận quản lý tai nạn rủi ro để có biện pháp xử lý sau phơi nhiễm, đảm bảo các Điều dưỡng được xử lý và theo dõi kịp thời sau phơi nhiễm.
Đối với bộ phận Quản lý tai nạn rủi ro do VSN:
- Kiện toàn lại hệ thống quản lý tai nạn rủi ro do VSN
- Tổ chức tập huấn cho toàn thể NVYT trong bệnh viện về quy trình quản lý tai nạn rủi ro do VSN.
5. KẾT LUẬN
5.1. Phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho một số thủ thuật:
- Trên tất cả các xe tiêm, bệnh viện đã trang bị đầy đủ các thùng đựng chất thải y tế theo đúng quy định. Bệnh viện trang bị đầy đủ các loại bơm kim tiêm đảm bảo vô khuẩn, đúng kích cỡ theo yêu cầu.
- Bệnh viện còn sử dụng các xe tiêm 2 tầng có kích thước nhỏ, chiều rộng và chiều cao không phù hợp, dẫn đến việc sắp xếp xe tiêm không được ngăn nắp gọn gàng.
- Tại một số khoa trong bệnh viện do phải dồn ghép phòng vào một số vị trí mới, nên việc bố trí các vị trí vệ sinh tay không đầy đủ, ảnh hưởng đến kết quả giám sát vệ sinh tay chung của toàn bệnh viện.
5.2. Kiến thức, thực hành về KSNK của điều dưỡngtrong một số thủ thuật:
- Điều dưỡng viên nắm vững kiến thức chung về KSNK chiếm tỷ lệ cao (80%),
- Vẫn còn có 38% ĐDV chỉ thực hiện đậy nắp kim tiêm và cho BKT đã lấy thuốc vào khay sạch đối với các mũi tiêm phải trì hoãn. 72% số hộp đựng bông gạc có tẩm cồn dùng để sát khuẩn da vùng tiêm còn để lưu cữu, làm ảnh hưởng đến việc sát khuẩn da vùng tiêm.
- 30% các thủ thuật tiêm, truyền mà người điều dưỡng không giải thích tác dụng chính của thuốc cho NB, 40% không nói tên thuốc cho NB biết.
- 20% số mũi tiêm, truyền người điều dưỡng không quan sát sắc mặt, giao tiếp với NB cũng như hướng dẫn và dặn dò NB những điều cần thiết sau khi tiêm.
5.3. Các yếu tố khác:
- Do tình trạng dồn ghép các khoa nên số lượng làm các thủ thuật mà một điều dưỡng phải thực hiện trong ngày là rất cao (2o mũi tiêm, truyền/ngày), điều này dễ dẫn đến mất an toàn cho cả NB và NVYT.
- Tình hình thương tổn của điều dưỡng do VSN được ghi nhận là rất cao (08trường hợp trong 6 tháng), nguyên nhân được đưa ra là do: (1) dùng 2 tay đậy nắp kim tiêm; (2) không đảm bảo đúng tư thế NB, NB giãy dụa làm kim tiêm đâm vào tay; (3) trong quá trình thu gom rác từ khay tiêm (sau khi thực hiện xong) thì điều dưỡng bị kim tiêm đã qua sử dụng đâm vào tay.
5.4. Các giải pháp được đưa ra nhằm tăng cường KSNK:
- Sắp xếp nhân lực điều dưỡng đi làm vào ngày nghỉ và ngày trong tuần tương đương nhau, để không có sự khác biệt về khối lượng công việc giữa các ngày trong tuần.
- Đảm bảo thực hiện xe tiêm chuẩn để sắp xếp các phương tiện phục vụ tiêm gọn gàng, ngăn nắp, phân định rõ khu vực vô khuẩn, khu vực sạch và khu vực nhiễm bẩn.
- Tập huấn cho các ĐDV về kiến thức và kỹ năng kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tếtheo từng nhóm, giám sát việc thực hiện KSNK để hỗ trợ việc thực hiện, chuẩn hóa quy trình về KSNK.
- Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện nguyên tắc KSNK trong thực hành một số thủ thuật.
- Tăng cường các biện pháp nhằm giảm và tránh các thương tổn do VSN xảy ra đối với điều dưỡng.
- Kiểm tra, đôn đốc cán bộ, viên chức, hợp đồng lao động, giáo viên, học sinh sinh viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thực hiện đúng quy trình thực hành kiềm soát nhiễm khuẩn và đề xuất các biện pháp khắc phục nhằm bảo đảm vô khuẩn trong khám, chữabệnh.
- Ngoài các yếu tố về con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị... cần phải có một mô hình phù hợp để tổ chức hoạt động thống nhất trong đó có các quy định cụ thể về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của khoa kiểm soát nhiễm khuẩn.