Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và điều trị người bệnh viêm gan B

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc kháng virus trên người bệnh viêm gan b mạn tính tiến triển tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 38)

2. Cơ sở thực tiễn

3.2. Thuận lợi và khó khăn trong quản lý và điều trị người bệnh viêm gan B

mạn tính hiện nay của đơn vị

Thuận lợi:

- Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của lãnh đạo BV

- Nhân lực: có đầy đủ nhân lực được tào tạo bài bản, đủ năng lực, kiến thức và kinh nghiệm về bệnh lý truyền nhiễm đặc biệt là bệnh lý về Gan và Viêm gan B.

- Cơ sở vật chất: khoa và phòng khám truyền nhiễm liên tục được mở rộng và đầu tư.

- Kỹ thuật: Có máy đếm tải lượng Virus hiện đại và các xét nghiệm khác hỗ trợ để điều trị VGB đầy đủ và đồng bộ.

- Thuốc kháng Virus: phối hợp với khoa Dược đến thời điểm hiện tại chủ động cung ứng được đầy đủ thuốc cho NB VGB.

- Chương trình tiêm chủng VGB được triển khai và mở rộng đầy đủ cho trẻ em, bà mẹ mang thai và người dân.

Khó khăn:

-Chưa thực sự trú trọng truyền thông GDSK về VGB cho người dân nên nhận thức về VGB còn hạn chế đặc biệt đối tượng là phụ nữ có thai .

-Các thành viên trong gia đình còn chưa quan tâm đến NB VGB và cách phòng bệnh cho cộng đồng và người thân.

-Hiểu biết của người dân vùng sâu, vùng xa, khả năng tiếp cận có giới hạn 3.3. Giải pháp để khắc phục những tồn tại

3.3.1. Giải pháp đối với bệnh viện, khoa

- Bệnh viện rút ngắn quy trình đăng ký thăm khám, triển khai đăng ký khám qua thẻ hoặc cổng thông tin điện tử, triển khai bệnh án điện tử.

- Thống nhất quy trình chung trong thăm khám NB, tăng sự tin tưởng của người dân.

- Tăng cường đạo tạo, tập huấn cập nhật phác đồ thông tin về điều trị chăm sóc NB viêm gan của Hiệp hội gan mật toàn quốc.

- Phòng khám khoa Truyền Nhiễm cần bổ sung ti vi cài đặt sẵn các thông tin cần tư vấn bệnh VGB, các pano, tài liệu, các tờ rơi in màu, ... tại phòng ngồi chờ khám để NB dễ tiếp cận thông tin.

- Xây dựng và phát triển tài liệu truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe chuẩn về tuân thủ dùng thuốc điều trị cho NB VGB, trong đó nhấn mạnh được nội dung tuân sử dụng thuốc, vai trò và hậu quả của việc không tuân thủ dùng thuốc để thực hiện truyền thông, tư vấn cho NB.

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho điều dưỡng về bệnh VGB thường xuyên, liên tục thông qua các lớp tập huấn cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử và đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe hàng năm

NB tại khoa 1 tháng/lần.

- Đa dạng các hình thức tổ chức tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh: cá nhân hóa các đối tượng chưa tuân thủ để thuyết phục NB; tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa NB với nhau...

- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở điều dưỡng tuân thủ quy định về tư vấn giáo dục cho NB. Điều dưỡng cần thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB cả khi NB đến khám và điều trị nội trú, từ lúc NB vào khoa, trong suốt quá trình điều trị và trước khi ra viện để giúp NB VGB, đặc biệt là NB cao tuổi có thể nhớ được.

3.3.2. Giải pháp đối với nhân viên y tế

- Hoàn thiện đầy đủ nội dung thông tin khác khai thác được từ quá trình thăm khám tiếp xúc NB.

- Thành lập được câu lạc bộ Viêm gan trên mạng zalo để cung cấp được nhiều thông tin chuẩn, chính thống, chính xác nhất cho NB, NB chính là nhân tố giúp tầm soát bệnh cho người nhà, người thân trong cộng đồng.

- Đối với người bệnh tuân thủ không tốt do quên, bận việc thì cần quan tâm, gọi điện nhắc nhở thường xuyên và tìm hiểu những lý do từ đó động viên, hướng dẫn, tìm giải pháp giúp người bệnh đảm bảo tuân thủ điều trị. Chủ động tư vấn lại cách xử lý khi quên và khi gặp bất thường cho người bệnh mỗi lần tái khám.

- Củng cố và nâng cao mức độ tin tưởng vào nhân viên y tế phòng khám bằng cách tạo niềm tin, tận tình, thái độ nhẹ nhàng, đúng mực để tỷ lệ tuân thủ cao hơn.

- Hỗ trợ và khuyến khích xây dựng biện pháp hỗ trợ nhắc nhở uống thuốc đúng giờ, sự quan tâm hơn nữa của gia đình, xã hội đối với người bệnh trong suốt quá trình điều trị.

- Nghiên cứu giải pháp tạo phần mềm theo dõi, quản lý đối với NB VGB, định kỳ nhằm báo cho đối với từng NB để điều dưỡng phòng khám chủ động gọi điện hỏi thăm, nhắc lịch tái khám cho NB.

-Ở nước ta nhận thức được vai trò quan trọng của TT-GDSK trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế rất quan tâm đến hoạt động

TT-GDSK. Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị đã khẳng định công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe là một trong những nhiệm vụ quan trọng và giải pháp chủ yếu để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Truyền thông giáo dục sức khỏe góp phần tích cực trong tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về y tế, trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và tham gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong CSSK.

Truyền thông GDSK cho người bệnh VGB ở Việt Nam đã đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống VGB. Tuyên truyền TVGDSK dưới nhiều hình thức như truyền thông gián tiếp được triển khai rộng khắp tại các tỉnh/thành phố thông qua các kênh truyền thông khá phổ biến như phát thanh, truyền hình, truyền thanh qua hệ thống loa truyền thanh của xã/phường/cụm dân cư; đăng tải các thông tin trên báo viết, báo điện tử của Trung ương và địa phương; tư vấn qua điện thoại, Internet, thư từ; sản xuất các bản tin giáo dục sức khỏe tới cộng đồng dân cư phản ánh các hoạt động về công tác tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh VGB.

Các hình thức truyền thông trực tiếp được triển khai rộng khắp các tỉnh/thành phố với nhiều hình thức như thăm hộ gia đình; thảo luận nhóm; tư vấn sức khoẻ, tổ chức các buổi nói chuyện sức khỏe tại cộng đồng và thực hành trình diễn/làm mẫu, tại bệnh viện người bệnh VGB được tư vấn trực tiếp, thảo luận nhóm, họp hội đồng người bệnh...

Cụ thể: Phối hợp với Đài truyền hình, Đài phát thanh từ Trung Ương tới địa phương xây dựng và phát sóng các chương trình GDSK phổ biến kiến thức về bệnh VGB…nhằm cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức về bệnh VGB đến với đại đa số người dân vì mục tiêu đảm bảo sức khoẻ cho cộng đồng. Chương trình được xây dựng một cách ngắn gọn và sinh động thông qua các bài phỏng vấn, nói chuyện với chuyên gia, các tiểu phẩm - tình huống… Ngoài định hướng tuyên

truyền nâng cao hiểu biết về bệnh, các chương trình được phát sóng còn phải mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mọi người hiểu được bệnh VGB. Tại cộng đồng, tổ chức các buổi nói chuyện và tư vấn về VGB với sự hợp tác của các cơ quan, đoàn thể và các tổ chức xã hộị như Hội người cao tuổi, Hội Phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, trường học … Các buổi nói chuyện và tư vấn được tổ chức với sự hợp tác chặt chẽ của Ngành Y tế và các Bộ, Ban, ngành khác… Tại các địa phương, tổ chức các buổi nói chuyện, sinh hoạt định kỳ câu lạc bộ người VGB, giúp người dân trao đổi với các chuyên gia về bệnh VGB.

TT- GDSK kết hợp với các cơ quan truyền thông báo chí: Các bài GDSK phổ biến kiến thức về VGB, tìm hiểu về VGB…Các báo có số lượng độc giả lớn, cả trên báo viết và báo mạng. Đặt các bảng tuyên truyền Pano, áp phích về VGB tại các vị trí công cộng như: Tại các điểm công cộng đông người qua lại, tại các bệnh viện tỉnh/thành phố; tại các bệnh viện và trung tâm y tế quận/huyện; tại các các trạm y tế xã/phường… phát các tờ rơi tuyên truyền về bệnh VGB cho các hộ gia đình, tờ rơi có nội dung dễ hiểu như: VGB là gì? yếu tố nguy cơ của VGB? Cách phòng bệnh VGB? Biến chứng của VGB? Tiêm chủng phòng ngừa bệnh VGB cho trẻ em và phụ nữ mang thai...

3.3.3. Giải pháp đối với người bệnh

- Nghiêm túc thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị VGB của cán bộ y tế. NB không được tự ý bỏ thuốc, giảm thuốc hay uống thêm thuốc khác mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

- Đặt đồng hồ báo thức hoặc lịch nhắc uống thuốc trên điện thoại thông minh vào một thời điểm trong ngày hoặc nhờ người thân nhắc nhở để tránh quên uống thuốc và giúp trở thành thói quen của NB.

- NB cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và hậu quả của việc không tuân thủ điều trị thuốc; thay đổi quan điểm nhận thức về việc tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống.

- Ghi lại các tác dụng phụ thuốc kháng virus và thông báo kịp thời cho bác sỹ để điều chỉnh thuốc phù hợp và không được tự ý bỏ thuốc. cũng như phát hiện sớm nguy cơ kháng thuốc để điều chỉnh phác đồ điều trị kịp thời.

- Tái khám định kỳ theo hẹn của bác sỹ,

KẾT LUẬN

Kết quả khảo sát trên 40 NB đến khám điều trị ngoại trú về thực trạng tuân thủ dùng thuốc kháng virus tại phòng khám bệnh khoa Truyền Nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy:

1. Thực trạng tuân thủ dùng thuốc kháng virus của người bệnh viêm gan B mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020

-Tỷ lệ ĐTNC tuân thủ các nội dung khi điều trị thuốc kháng virus chưa cao. Trong đó:(47,5%) hiếm khi quên uống thuốc, (12,5%) thỉnh thoảng quên uống thuốc, (55%) hiếm khi bỏ thuốc, với (25.6% ) uống thuốc đúng giờ, có(67.5% ) ĐTNC uống thuốc đúng cách .

-Lý do không tuân thủ các nội dung khi điều trị thuốc kháng virus của ĐTNC rất đa dạng. Lý do phổ biến nhất khi quên uống thuốc, uống thuốc không đúng giờ là do “bận nhiều việc” chiếm tỷ lệ lần lượt là (37.9% )và( 35.5%). Hơn một nửa ĐTNC (53.8%) bỏ thuốc do hết thuốc nhưng chưa kịp đi lấy. Có đến (40%) ĐTNC uống thuốc không đúng cách do thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày.

-Tỷ lệ người bệnh xử lý đúng khi uống thuốc khác kèm theo chiếm tỷ lệ cao nhất 84.6%, tiếp sau đó là tỷ lệ xử lý đúng khi gặp tác dụng phụ của thuốc chiếm (77.8%) và thấp nhất là tỷ lệ xử lý đúng của người bệnh khi quên uống thuốc chiếm (66,7%).

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 1. Đối với bệnh viện

- Bệnh viện rút ngắn quy trình đăng ký thăm khám, triển khai đăng ký khám qua thẻ hoặc cổng thông tin điện tử, triển khai bệnh án điện tử.

- Phòng khám khoa Truyền Nhiễm cần bổ sung ti vi cài đặt sẵn các thông tin cần tư vấn bệnh VGB, các pano, tài liệu, các tờ rơi in màu, ... tại phòng ngồi chờ khám để NB dễ tiếp cận thông tin.

- Xây dựng và phát triển tài liệu truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe chuẩn về tuân thủ dùng thuốc điều trị cho NB VGB, trong đó nhấn mạnh được nội dung tuân sử dụng thuốc, vai trò và hậu quả của việc không tuân thủ dùng thuốc để thực hiện truyền thông, tư vấn cho NB.

- Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho điều dưỡng về bệnh VGB thường xuyên, liên tục thông qua các lớp tập huấn cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử và đặc biệt là kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe hàng năm.

- Tăng cường đạo tạo, tập huấn cập nhật phác đồ thông tin về điều trị chăm sóc NB viêm gan của Hiệp hội gan mật toàn quốc.

- Định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn điều dưỡng tại khoa 1 tháng/lần. - Đa dạng các hình thức tổ chức tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh: cá nhân hóa các đối tượng chưa tuân thủ để thuyết phục NB; tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa NB với nhau...

- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở điều dưỡng tuân thủ quy định về tư vấn giáo dục cho NB. Điều dưỡng cần thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho NB cả khi NB đến khám và điều trị nội trú, từ lúc NB vào khoa, trong suốt quá trình điều trị và trước khi ra viện để giúp NB VGB, đặc biệt là NB cao tuổi có thể nhớ được.

- Tăng cường thời gian tư vấn giáo dục sức khỏe cho NB, chú ý lắng nghe ý kiến phản hồi từ NB để điều chỉnh thông tin phù hợp và kịp thời.

2. Đối với nhân viên y tế tham gia quản lý, điều trị người bệnh VGB

- Đối với người bệnh tuân thủ tốt thì tiếp tục động viên và tư vấn duy trì về tuân thủ điều trị HBV trong mỗi lần người bệnh tái khám.

- Hoàn thiện đầy đủ nội dung thông tin khác khai thác được từ quá trình thăm khám và tiếp xúc NB.

- Thành lập được câu lạc bộ Viêm gan trên mạng zalo để cung cấp được nhiều thông tin chuẩn, chính thống, chính xác nhất cho NB, NB chính là nhân tố giúp tầm soát bệnh cho người nhà, người thân trong cộng đồng.

- Đối với người bệnh tuân thủ không tốt do quên, bận việc thì cần quan tâm, gọi điện nhắc nhở thường xuyên và tìm hiểu những lý do từ đó động viên, hướng dẫn, tìm giải pháp giúp người bệnh đảm bảo tuân thủ điều trị. Chủ động tư vấn lại cách xử lý khi quên và khi gặp bất thường cho người bệnh mỗi lần tái khám.

- Củng cố và nâng cao mức độ tin tưởng vào nhân viên y tế phòng khám bằng cách tạo niềm tin, tận tình, thái độ nhẹ nhàng, đúng mực để tỷ lệ tuân thủ cao hơn.

- Hỗ trợ và khuyến khích xây dựng biện pháp hỗ trợ nhắc nhở uống thuốc đúng giờ, sự quan tâm hơn nữa của gia đình, xã hội đối với người bệnh trong suốt quá trình điều trị.

- Nghiên cứu giải pháp tạo phần mềm theo dõi, quản lý đối với NB VGB, định kỳ nhằm báo cho đối với từng NB để điều dưỡng phòng khám chủ động gọi điện hỏi thăm, nhắc lịch tái khám cho NB.

3. Đối với người bệnh

- Nghiêm túc thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị VGB của cán bộ y tế. NB không được tự ý bỏ thuốc, giảm thuốc hay uống thêm thuốc khác mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

- Đặt đồng hồ báo thức hoặc lịch nhắc uống thuốc trên điện thoại thông minh vào một thời điểm trong ngày hoặc nhờ người thân nhắc nhở để tránh quên uống thuốc và giúp trở thành thói quen của NB.

- NB cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và hậu quả của việc không tuân thủ điều trị thuốc; thay đổi quan điểm nhận thức về việc tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống.

- Ghi lại các tác dụng phụ thuốc kháng virus và thông báo kịp thời cho BS để điều chỉnh thuốc phù hợp và không được tự ý bỏ thuốc, cũng như theo dõi phát hiện nguy cơ kháng thuốc để điều chỉnh kịp thời.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt

1. Bộ Y tế (2019). Quyết định sô QĐ 3310/BYT của Bộ trưởng Bộ y tế ban hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc kháng virus trên người bệnh viêm gan b mạn tính tiến triển tại bệnh viện đa khoa tỉnh vĩnh phúc năm 2020 (Trang 38)