4 Nguồn thông tin và nhu cầu thông tin về CSTS

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đánh giá vai trò của người chồng trồng chăm sóc sức khoẻ vợ khi có thai tại phường vịxuyênthành phố nam định năm 2019 (Trang 36)

II. Cơ sở thực tiễn

2. 4 Nguồn thông tin và nhu cầu thông tin về CSTS

Biểu đồ 2.6: Phân bố nguồn thông tin về kiến thức CSTS

Nguồn thông tin về kiến thức chăm sóc trước sinh mà ĐTNC biết được chủ yếu là từ internet (44%), từ cán bộ y tế và cộng tác viên dân số là 36%, từ tivi là 8,1% và từ các nguồn khác như kinh nghiệm từ người mẹ chồng/mẹ đẻ, người thân trong gia đình là 3,5%.

Biểu đồ 2.7: Phân bố nhu cầu cung cấp thêm thông tin

0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% 45.00%

Ti vi Loa đài Đọc báo Internet CBYT,NVYT Khác

8.10% 2.30% 5.80% 44.00% 36% 3.50% Có 92.5% Không 7.5%

Hầu hết ĐTNC đều có nhu cầu muốn biết thêm kiến thức về chăm sóc trước sinh (92,5%), chỉ có 7,5% ĐTNC không có nhu cầu, số đối tượng này là những người đã sinh từ 2 con trở lên và không có dự định sinh thêm con nữa. 3. Ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân

3.1 Ưu điểm và nguyên nhân của ưu điểm

Kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai của nam giới cũng chưa cao, có 22,4% ĐTNC không biết một dấu hiệu nguy hiểm nào,tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu tại 7 tỉnh của Việt Nam là có 44,7% nam giới không biết bất kỳ một dấu hiệu nào trong 6 dấu hiệu nguy hiểm thường gặp ở người phụ nữ khi mang thai [1].

Số ĐTNC kể được 1 dấu hiệu nguy hiểm là 19,7% thấp hơn so với nghiên cứu tại 7 tỉnh của Việt Nam là 24,7%; số ĐTNC kể được 2 dấu hiệu nguy hiểm là 28,1%, kể được từ 4 dấu hiệu nguy hiểm trở lên là 10,1% cao hơn so với nghiên cứu tại 7 tỉnh của Việt Nam là 20,2% và 4,9% [1].Tổng số ĐTNC kể được từ 2 dấu hiệu nguy hiểm trở lên ở người phụ nữ khi mang thai là 57,9%.

Trong danh sách những người thường giúp đỡ vợ trong thời gian vợ mang thai thì đứng đầu là người chồng (70%), sau đó đến mẹ chồng (11%), bố chồng (3,5%), chị em chồng (5%), mẹ đẻ 9% và chị/em gái (2,5)%

Trong lần mang thai gần đây, có hơn 82% ĐTNC cho biết có giúp đỡ vợ các công việc gia đình, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu ở Morang, Nepal là 75% [1] và cao hơn nghiên cứu nghiên cứu của Britta C Mullany và cộng sự ở Kattmandu, Nepal là 57% [18].

Có 98,8% ĐTNC có đưa bà mẹ đến CSYT để sinh, chỉ có 1,2% ĐTNC không đưa vợ đến CSYT để sinh. Tỷ lệ này rất cao, chứng tỏ tầm quan trọng của sự kiện sinh nở và phần lớn đều có sự tham gia của người chồng.

3.2 Nhược điểm và nguyên nhân của nhược điểm.

Qua cách phân loại kiến thức về chăm sóc trước sinh cho thấy chỉ có 30% ĐTNC đạt kiến thức về chăm sóc trước sinh và 70% ĐTNC không đạt kiến thức về chăm sóc trước sinh. Trong một số nghiên cứu cho thấy kiến thức về CSTS của nam giới thấp hơn kiến thức của các bà mẹ [1]. Có thể người phụ nữ cần có kiến thức hơn để tự chăm sóc bản thân và họ cũng được tích lũy kinh nghiệm do đã trải qua các kỳ thai nghén.

Phần lớn ĐTNC biết được cách xử trí và có nhiều cách xử trí khi có dấu hiệu nguy hiểm, đến trạm y tế (39%), đến bệnh viện (54%), tuy nhiên vẫn có 1,5% ĐTNC cho rằng chỉ cần mua thuốc về uống, có 2% ĐTNC cho rằng không cần làm gì cả và 1,5% ĐTNC không biết phải xử trí thế nào. Tỷ lệ ĐTNC biết cách xử trí khi có dấu hiệu nguy hiểm thấp hơn nghiên cứu tại 7 tỉnh của Việt Nam là 97,9% [1].

Nguyên nhân: Công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ

em mặc dù được triển khai rộng rãi, các chiến dịch truyền thông lồng ghép với các chương trình y tế nói chung và chăm sóc thai nghén nói riêng mới chỉ tác động đến đối tượng là các bà mẹ, thể hiện là kiến thức của nam giới về chăm sóc người phụ nữ khi có thai và kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm trong thời gian người phụ nữ có thai còn thấp. Đặc biệt, nhiều ĐTNC còn có kiến thức sai như: 33,7% ĐTNC cho rằng người phụ nữ có thai chỉ cần ăn uống như bình thường; 11,6% ĐTNC cho rằng người phụ nữ có thai cần chế độ lao động như bình thường, có 25% ĐTNC không biết tác dụng của tiêm phòng uốn ván và 20,6% ĐTNC không biết tác dụng của viên sắt. Điều này chứng tỏ nam giới chưa thật sự quan tâm và có tâm lý cho rằng việc sinh nở là của phụ nữ nên họ chưa có ý thức chủ động tìm hiểu kiến thức về chăm sóc người phụ nữ khi có thai, vì vậy kiến thức của họ còn chưa đầy đủ và chưa sâu.

Tần suất tham gia giúp đỡ công việc gia đình thường xuyên nhất là giúp vợ nấu cơm (19,8%), mua thức ăn (19,8%), ít giúp đỡ thường xuyên nhất là rửa bát (36,1%), lau nhà (34,9%). Tỷ lệ ĐTNC không giúp đỡ vợ nhiều nhất là công việc lau nhà (31,4%), lấy nước (26,8%), rửa bát (23,3%). Trong số ĐTNC sinh con thứ thì mức độ chăm sóc con cái thường xuyên chiếm hơn một nửa (48,4%). Những ĐTNC mà sống chung với gia đình thì mọi công việc trong sinh hoạt thường ngày đã có mẹ chồng hoặc chị em chồng làm giúp nên họ thường ỷ lại và không quan tâm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 81,4% ĐTNC có đưa vợ đến CSYT để khám thai và 18,6% không đưa vợ đến CSYT để khám thai.

Có 76,7% ĐTNC đưa vợ đến CSYT để tiêm phòng và 23,3% không đưa đến CSYT để tiêm phòng uốn ván.

Nguyên nhân:Qua phân tích chúng tôi thấy rằng, mặc dù tỷ lệ ĐTNC

có đưa vợ đi TPUV cao hơn ở một số nghiên cứu khác nhưng khi tìm hiểu sâu hơn đã cho thấy ĐTNC còn chưa thực sự chủ động tham gia vào công tác phòng bệnh cho bà mẹ, đa số cho rằng không cần thiết vì trạm y tế gần nhà, khoảng cách từ nhà ĐTNC đến CSYT gần nhất là tương đối ngắn: 91,9% có khoảng cách từ 3 km trở xuống. Thời gian đến CSYT gần nhất bằng phương tiện sẵn có chỉ mất dưới 30 phút. Hơn nữa, họ cho rằng đó là việc chuyên môn của bác sĩ và của trạm y tế xã, họ không hiểu biết về chuyên môn nên không tham gia hoặc nếu có tham gia thì họ chưa chủ động mà phụ thuộc vào người vợ có nhờ họ đưa đi hay không.

Chương 3 KHUYẾN NGHỊ

Nâng cao vai trò giới trong CSSKSS và tăng cường chia sẻ trách nhiệm của nam giới trong SKSS là những mục tiêu mang tính chiến lược. Sự tham gia của nam giới là một phần giải pháp để tăng cường bình đẳng giới. Sự quan tâm và tham gia của nam giới trong chăm sóc sức khoẻ phụ nữ nói chung và sức khoẻ bà mẹ nói riêng có thể tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của người phụ nữ. Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đề xuất một số khuyến nghị sau:

1. Tăng cường nâng cao kiến thức về chăm sóc người phụ nữ có thai nói riêng và kiến thức về làm mẹ an toàn nói chung cho đối tượng nam giới, cần lưu ý đến đối tượng nam giới có trình độ văn hóa thấp.

2. Ngoài việc tăng cường kiến thức về CSTS cần phải tuyên truyền nhằm tăng cường sự trao đổi, chuyện trò giữa hai vợ chồng để thúc đẩy nam giới tham gia trong các hoạt động dự phòng cho phụ nữ có thai.

3. Lồng ghép giới trong các hoạt động chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, các chương trình, chính sách làm mẹ an toàn cần phải chú trọng đến khía cạnh giới và những yếu tổ ảnh hưởng đến giới.

4. Truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi và lôi kéo sự tham gia tích cực của nam giới trong chăm sóc người phụ nữ có thai nói riêng và CSSKSS nói chung.

5. Đa dạng các hình thức truyền thông: truyền thông đại chúng, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu… Đối tượng can thiệp không chỉ nhắm tới mức độ cá thể mà phải chú trọng đến mức độ hộ gia đình và cộng đồng.

Chương 4 KẾT LUẬN

Thực trạng sự tham gia của người chồng trong chăm sóc sức khoẻ vợ khi có thai tại phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định.

Từ kết quả phân tích 86 phiếu phỏng vấn bằng bộ câu hỏi có sẵn cho đối tượng là những người chồng có vợ đã sinh con, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Kiến thức của người chồng về chăm sóc trước sinh đạt thấp: chỉ có 30% ĐTNC đạt kiến thức về chăm sóc trước sinh và 70% ĐTNC không đạt kiến thức về chăm sóc trước sinh.

Kiến thức về các dấu hiệu nguy hiểm ở người phụ nữ có thai chưa cao: có 22,4% ĐTNC không kể được một dấu hiệu nguy hiểm nào ở người phụ nữ khi mang thai, có 28,1% ĐTNC kể được 2 dấu hiệu nguy hiểm; 19,7% kể được 1 và 3 dấu hiệu nguy hiểm và kể được từ 4 dấu hiệu nguy hiểm trở lên chỉ có 10%.

Tỷ lệ ĐTNC có giúp đỡ vợ các công việc gia đình cao chiếm tỷ lệ 82,6%. Tần suất giúp đỡ các công việc gia đình cũng khác nhau: có 17% ĐTNC thường xuyên giúp vợ nấu cơm, thường xuyên mua thức ăn là 17%; có 14% ĐTNC thường xuyên giúp vợ lau nhà, thường xuyên lấy nước là 10,5% và thường xuyên rửa bát là 11,6%; trong số ĐTNC đã sinh con thứ 2 trở lên thì có 48,4% thường xuyên tham gia giúp đỡ vợ chăm sóc con cái.

Có 81,4% ĐTNC đưa vợ đến CSYT để khám thai; 76,7 % ĐTNC đưa vợ đến CSYT để tiêm phòng và 98,8% ĐTNC đưa vợ đến CSYT để sinh.

Nguồn thông tin về kiên thức, CSTS của ĐTNC biết được chiếm tỉ lệ nhiều nhất qua internet ( 44%).

Nhu cầu muốn biết thêm kiến thức về chăm sóc trước sinh cao lên tới 92,5%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt.

1.Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Lân, Nguyễn Phương Thảo (2006), Vai trò và trách nhiệm của nam giới trong gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr

6-26, tr 34-51, tr 66-71.

2. Bảo vệ bà mẹ trẻ em/KHHGĐ (1997), Một số thường quy về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em/KHHGĐ, Chương trình hợp tác Y tế Việt Nam - Thuỵ

Điển lĩnh vực bảo vệ bà mẹ trẻ em/KHHGĐ, tr 9 – 38.

3. Bộ Y tế (2003), Kế hoạch quốc gia về làm mẹ an toàn tại Việt Nam 2003- 2010, tr 19-25.

4. Bộ Y tế (2003), Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr 47-63.

5. Bộ Y tế (2001), Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Tài liệu dùng cho cán bộ y tế

cơ sở, NXB Y học, Hà Nội, tr 4-5, tr 145-178..

6. Ngân hàng Thế giới (2006), Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, tr 11-49. 7. Trần Thị Phương Mai (1996), Vai trò của nam giới trong thực hiện kế hoạch hoá gia đình, Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Bộ.

8. Nguyễn Đình Tấn và Lê Tiêu La (1999), Vai trò nam chủ hộ ngư dân ven biển trong bước chuyển đổi sang nến kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 136-158.

9. Quỹ dân số liên hợp quốc (1995), Sự tham gia của nam giới trong sức khỏe sinh sản, bao gồm cả kế hoạch gia đình và sức khỏe tình dục.

10.Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em (1999), Đẩy mạnh bình đẳng giới và trách nhiệm của nam giới trong sức khỏe sinh sản, tr 82 – 93.

11. Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2001), Văn kiện của toàn khóa họp đặc biệt lần thứ 23 của Đại hội đồng "Phụ nữ năm 2000: Bình đẳng giới, phát triển và hòa bình cho thế kỷ 21 và thành tựu của các quốc gia trên thế giới”, NXB Thế giới.

12. Ủy ban quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2002), Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010, NXB Phụ nữ.

13.Trường Đại học Y tế công cộng, Bài giảng Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em (2004), tr 56, NXB Y học, Hà Nội.

14.Tổ chức Dân số và Phát triển Quốc tế (2002), Tác động của chương trình hành động Cairo đến giới, nâng cao vị thế phụ nữ và sức khoẻ sinh sản tại 4 cộng động dân cư của Việt Nam, tr 52-99.

15. Trung tâm Nghiên cứu Giới, gia đình và môi trường trong phát triển

(2002), Kỷ yếu hội thảo Truyền thông đại chúng - Giới và sức khoẻ sinh sản,

tr 1-9.

16. Đỗ Thị Tường Vi (2007), Lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Tài liệu Hội nghị tập huấn về lồng ghép giới và trao đổi kinh

nghiệm công tác vì sự tiến bộ phụ nữ - Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt

Tài liệu tiếng Anh

17. Britta C Mullany, Michelle J Hindin, Stan Beeker (2004), Women’s autonomy and male involvement in anternatal care: association and tensions. 18. Britta C Mullany (2005), Barriers to and attitudes towards promoting husband’s involvenment in maternal health in Katmandu, Nepal.

19. Centre for Health and Population Research Mohakhali, Dhaka1212,

Bangladesh (2012), Knowledge of Men about Reproductive Health Issues and Services in Bangladesh, p11-51.

20. Dutta M, Kapilashrami M.C & Tiwari V.K (2004), Knowledge, awareness and extent of male participation in key areas of Reproductive and child health in an urban Slum of Delhi, p6-9.

21. International women’s health coalition (1994), The Cairo consensus: the right agenda for the right time.

22. Ministry of health – Maternal and child health an family planning

(2002), Reseach on maternal mortality in Vietnam the year 2000-2003, p1-55. 23. USAID (2004), Involving Men in Maternity Care in India.

14. Ronald Horstman (2004), Role of Husbands in Maternal Health in Morang District, Nepal, p 39 - 58.

25. Ronald Horstman, Binod Nepal, Prakash Dev Pant (2004), Husband Involvement in the Prevention of Maternal ill-health: the Determinants of Husband Domestic Support in Rural Low-land Nepal, p13-21.

PHỤ LỤC

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA NGƯỜI CHỒNG TRONG CHĂM SÓC VỢ KHI CÓ THAI

Để đánh giá đúng vai trò của người chồng trong chăm sóc sức khỏe vợ khi có thai, từ đó xây dựng các giải pháp tăng cường vai trò của người chồng trong chăm sóc sức khỏe vợ khi có thai, xin Anh/Chị vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến trả lời các câu hỏi trong Phiếu khảo sát dưới đây. Tất cả các thông tin này chỉ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu, không phục vụ vào mục đích nào khác!

A.THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

STT Câu hỏi Câu trả lời

A1 Anh sinh năm bao nhiêu? ……….năm

A2

Anh đã học hết lớp mấy?

1. Mù chữ: không biết đọc, viết 2.Tiểu học: lớp 1-5

3.Trung học cơ sở: lớp 6-9

4.Trung học phổ thông: lớp 10-12 5.Trên THPT: TC, CĐ, ĐH

A3

Hiện nay anh đang làm nghề gì?

1. Cán bộ, công chức 2.Công nhân

3.Làm ruộng 4.Buôn bán

5.Khác ………(ghi rõ) A4 Vợ anh có thai đây là lần thứ

mấy?

………lần

A5 Cháu vừa sinh là con thứ mấy của anh chị?

STT Câu hỏi Câu trả lời A6

Lần đẻ vừa qua vợ anh đẻ thường hay phải can thiệp y tế?

1. Đẻ thường 2. Mổ đẻ 3.Foocxep 4. Giác hút 5.Khác……….. (ghi rõ) A7 Khoảng cách từ nhà anh đến

CSYT gần nhất là bao nhiêu

km? ……….km

A8 Theo danh sách hộ nghèo của Uỷ ban nhân dân xã, gia đình anh thuộc diện nào?

1.Nghèo

2.Không nghèo 3.Không biết A9

Khi vợ mang thai anh có ở cùng chị không? 1.Sống chung 2.Ly thân 3. Khác ...(ghi rõ) A10 Ngoài 2 vợ chồng anh chị còn sống cùng với ai? 1.Sống riêng 2. Sống cùng bố/mẹ chồng 3. Sống cùng bố/mẹ vợ 4. Sống cùng anh/chị/em 5.Khác... (ghi rõ) A11 Trong thời gian vợ anh có thai,

anh có thường xuyên phải đi làm ăn ở xa không?

1.Có 2.Không A12

Ai là người thường giúp đỡ vợ anh khi chị có thai?

1.Chồng 2.Mẹ chồng 3. Bố chồng 4.Anh/chị/em chồng 5.Mẹ đẻ 6.Chị/em gái 7.Không biết 8.Khác……… (ghi rõ)

B. KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI CHỒNG VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE THAI SẢN CHO VỢ MANG THAI

STT Câu hỏi Câu trả lời

B1 Theo anh, khi có thai người mẹ có cần khám thai không?

1.Có

2.Không-> trả lời câu B4 B2

Theo anh, khám thai có tác

Một phần của tài liệu (luận văn tốt nghiệp) đánh giá vai trò của người chồng trồng chăm sóc sức khoẻ vợ khi có thai tại phường vịxuyênthành phố nam định năm 2019 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)