II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
3. Liên hệ thực tiễn thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc THA tại Bệnh viện đa khoa
khoa Vân Đình – Hà Nội
3.1. Thông tin chung về Bệnh viện đa khoa Vân Đình
Bệnh viện đa khoa Vân Đình – Hà Nội là bệnh viện đa khoa hạng II, là bệnh viện tuyến thành phố và trực thuộc Sở Y tế Hà Nội, nằm ở khu vực phía Nam của Thành phố. Bệnh viện có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân huyện Ứng Hòa và nhân dân các huyện lân cận. Với quy mô giường bệnh kế hoạch là 320 giường, giường thực kê là 427 giường, gồm 24 khoa phòng, trong đó có 13 khoa lâm sàng, 6 khoa cận lâm sàng và 5 phòng chức năng. Với tổng số 420 cán bộ viên chức. Trong đó: Bác sỹ 84, Điều dưỡng 290, cán bộ khác là 46. Trình độ điều dưỡng có 24 cử nhân đại học, 29 điều dưỡng cao đẳng, 237 điều dưỡng trung cấp.
Bệnh viện có 13 khoa lâm sàng, được phân bố như sau: Khối Nội 9 khoa: Hồi sức tích cực – Chống độc, Nội Tim mạch Lão khoa, Nội tổng hợp, Nhi, Truyền nhiễm, Y học cổ truyền, Vật lý trị liệu/Phục hồi chức năng, Khám bệnh, Dinh dưỡng. Khối Ngoại gồm 4 khoa: Khoa Phụ Sản, Ngoại tổng hợp, Liên chuyên khoa, Phẫu thuật - Gây mê hồi sức. Bệnh viện có 02 phòng khám THA quản lý khám chữa bệnh cho 1820 người
Đối với người bệnh được chẩn đoán THA vào điều trị nội trú nằm điều trị tại Khoa Nội Tim mạch – Lão khoa và khoa Nội Tổng hợp, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc điều trị cho người bệnh có biến chứng do THA, khoa Y học Cổ truyền và khoa Vật lý trị liệu điều trị cho người bệnh phục hồi chức năng sau tai biến, người bệnh vào điều trị các bệnh khác có THA kèm theo nằm ở hầu hết các khoa khác trong bệnh viện.
3.2. Quy trình quản lý và điều trị bệnh THA trong bệnh viện
Thực hiện Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 về việc “ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA” trong các cơ sở khám chữa bệnh. Năm 2011, Bệnh viện đa khoa Vân Đình được Sở Y tế Hà Nội giao nhiệm vụ khám bệnh, quản lý theo dõi và điều trị có kiểm soát đối với người bệnh THA trong huyện và một số huyện lân cận. Trong những năm gần đây tỷ lệ người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện ngày càng gia tăng. Người bệnh phát hiện THA sẽ được theo dõi và hướng dẫn chăm sóc đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Quy trình quản lý và điều trị bệnh THA được thực hiện như sau:
- Khám chẩn đoán xác định bệnh và làm hồ sơ bệnh án - Phổ biến quy định của bệnh viện đối với người bệnh:
+ NB được bác sĩ khám bệnh, CBYT tư vấn giải thích về bệnh THA, các nguy hiểm của bệnh và cách phòng ngừa biến chứng.
+ Hàng ngày người bệnh phải tuân thủ chế độ điều trị dùng thuốc đúng giờ, đúng liều và tích cực thực hiện lối sống lành mạnh.
+ Hàng ngày người bệnh đo huyết áp và ghi số đo huyết áp vào sổ theo dõi tại nhà.
+ Hàng tháng NB đến khám đúng hẹn theo hướng đẫn của CBYT hoặc khám lại khi có bất kỳ dấu hiệu nào làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
+ Khi đi khám NB mang theo vỉ vỏ đã sử dụng để trả lại cho khoa Dược quản lý. Qua quan sát thực tế và báo cáo của Khoa Khám bệnh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA so với các bệnh nội khoa khác là 17,1% - 19,6%. THA gặp ở tất cả các ngành nghề trong xã hội, nhưng đa số tập trung vào đối tượng người bệnh từ 50 tuổi trở lên, trong đó nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới. Thời gian mắc bệnh từ 1 – 5 năm chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là mắc bệnh trên 5 năm và thấp nhất là người bệnh mắc bệnh dưới 1 năm.
3.3. Các ưu điểm và tồn tại:
* Ưu điểm:
- Bệnh viện đã thực hiện quản lý, điều trị người bệnh THA theo qui trình 4 bước điều trị THA tại tuyến cơ sở được ban hành theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Y tế để đảm bảo bệnh nhân được uống thuốc đúng, đủ và đều; đồng thời giám sát quá trình điều trị, tái khám, phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc.
Bệnh viện đã áp dụng có hiệu quả chiến lược điều trị THA theo độ huyết áp và nguy cơ tim mạch được ban hành theo Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31 tháng 8 năm 2010 của Bộ Y tế cho NB THA từ tuyến dưới chuyển lên và NB có biến chứng do THA.
- Bệnh viện có 02 phòng khám quản lý bệnh THA ở 02 tầng của khoa Khám bệnh, mỗi tầng đều bố trí một phòng lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm.
- Mỗi phòng khám có 01 bác sĩ, 02 điều dưỡng, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác khám chữa bệnh, điều hòa 2 chiều, hệ thống máy tính được nối mạng đầy đủ.
- Các chỉ định cận lâm sàng phù hợp với tình trạng bệnh, kết quả các chỉ định cận lâm sàng được các khoa trả trực tiếp cho các phòng khám, người bệnh được giải quyết ngay trong một buổi khám.
- Người bệnh được lập hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú theo dõi điều trị trong 1 năm do phòng khám lưu giữ và có sổ khám bệnh giao người bệnh tự theo dõi tại nhà. Mỗi lần đến khám bệnh bác sĩ ghi đầy đủ nhận xét, các chỉ định và hướng dẫn theo dõi, sử dụng thuốc vào đơn thuốc; đơn thuốc được in thành 3 liên, 1 đơn lưu trong hồ sơ bệnh án, 1 đơn lưu tại khoa Dược, 1 đơn lưu vào sổ khám bệnh của NB.
- Thực hiện tốt việc phát giấy hẹn tái khám cho người bệnh. - Danh mục thuốc điều trị THA đa dạng và đầy đủ
- Hiệu quả điều trị: NB đạt huyết áp mục tiêu, giảm tỷ lệ NB bị biến chứng phải tái nhập viện.
* Tồn tại:
- Công tác tư vấn GDSK cho NB THA chưa được chú trọng, thực hiện còn mang tính hình thức
- Thực tế theo dõi tại khoa khám bệnh còn tình trạng:
+ NB đến khám muộn hơn so với thời gian ghi trên giấy hẹn + NB quên uống thuốc
+ Còn nhiều NB phải nhập viện điều trị nội trú do biến chứng của THA. - Thời gian NB phải chờ khám còn lâu
- Chưa giám sát được công tác sàng lọc THA, truyền thông về phòng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh THA trong cộng đồng.
* Nguyên nhân chưa làm được:
- Lưu lượng NB đến khám ngày một đông, gây quá tải bệnh viện. Trung bình mỗi phòng khám phải khám 80 – 100 NB/ ngày, trong khi mỗi phòng khám chỉ có 01 bác sĩ và 02 điều dưỡng.
- Công tác tư vấn GDSK cho NB THA chưa được chú trọng: + Chưa có quy định cụ thể về GDSK cho NB tăng HA + Tài liệu tư vấn GDSK còn thiếu
- NB đến khám quá thời gian hẹn do: + Do bận công việc
+ Do tác dụng phụ của thuốc + Không có người đưa đi khám - NB quên uống thuốc do:
+ Đa số NB cao tuổi > 60 tuổi, trí nhớ suy giảm; Người bệnh > 60 tuổi thường có nhiều bệnh mạn tính đi kèm, người bệnh phải uống quá nhiều thuốc trong một ngày nên đôi khi họ quên sử dụng thuốc THA.
+ NVYT khi tư vấn cho NB còn mang tính chất chung chung, chưa giải thích về bệnh, chưa chú trọng tới tầm quan trọng của việc tuân thủ sử dụng thuốc.
+ Kỹ năng tư vấn, hướng dẫn NB của NVYT còn yếu hầu như tư vấn 1 chiều, không thảo luận và hướng dẫn giúp người bệnh lựa chọn những biện pháp khắc phục việc quên sử dụng thuốc.
+ Một số NVYT mới kinh nghiệm công tác còn ít, giao tiếp với người bệnh chưa được tốt, kiến thức về bệnh THA còn hạn chế, thiếu kiến thức về kỹ năng truyền
thông/giao tiếp (lắng nghe, giải thích, hướng dẫn, động viên…) do đó trong công tác tư vấn GDSK cho người bệnh còn chưa đạt được như mong muốn.
+ Triệu chứng của bệnh THA không đặc hiệu nên một số NB chủ quan không sử dụng thuốc theo hướng dẫn của CBYT.
+ NB bỏ điều trị hoặc điều trị không theo chỉ dẫn của thầy thuốc do bị ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc gây ảnh hưởng đến công việc hàng ngày dẫn đến kết quả không cao và không kiểm soát được bệnh.
+NB tự ý bỏ thuốc vì cho rằng huyết áp đã ổn định rồi thì không cần uống thuốc nữa.
- Khi NB có biến chứng phải nhập viện ngoài những lý do trên còn có một số lý do sau:
+ Đường tới bệnh viện khám xa và thời gian chờ khám lâu. + NB không có thẻ bảo hiểm y tế, chi phí khám chữa bệnh cao. - Thời gian chờ khám lâu do:
+ Một phòng khám do Khoa Tim mạch - Lão khoa đảm nhiệm, bác sĩ đến khám bệnh thường muộn hơn giờ khám quy định.
+ Phần mềm sử dụng trong quản lý khám chữa bệnh đã lạc hậu, máy chạy chậm việc in đơn thuốc còn mất nhiều thời gian.
- Chưa giám sát được công tác sàng lọc THA, truyền thông về phòng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ của bệnh THA trong cộng đồng do:
+ Sự phối hợp với cơ quan truyền thông còn hạn chế
+ Công tác chỉ đạo tuyến đối với các bệnh viện và Trung tâm y tế được giao nhiệm vụ chỉ đạo tuyến còn chưa hiệu quả.
Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự tuân thủ điều trị của người bệnh THA. Chính vì vậy, mặc dù bệnh viện đã có 02 phòng khám quản lý, điều trị ngoại trú cho NB THA nhưng vẫn có NB bị biến chứng do THA. NB THA có biến chứng phải tái nhập viện điều trị nội trú làm tăng gánh nặng chi phí bệnh tật, giảm chất lượng cuộc sống của NB, ảnh hưởng đến gia đình và xã hội. Do vậy làm thế nào để người bệnh THA điều trị có hiệu quả là vấn đề cần phải được quan tâm.
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TUÂN THỦ SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc THA của người bệnh điều trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra một số đề xuất như sau: