Đối với bệnh viện và nhân viê ny tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa vân đình – hà nội 6 tháng đầu năm 2017 (Trang 31 - 33)

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.Đối với bệnh viện và nhân viê ny tế

1.1. Tại khoa khám bệnh

- Các biện pháp góp phần làm giảm quá tải cho các phòng khám quản lý, điều trị THA để NVYT có nhiều thời gian tư vấn GDSK cho NB:

+ Tăng cường nhân lực tại các phòng khám quản lý, điều trị THA; các bộ phận tiếp đón, lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện kỹ thuật, thu viện phí, cấp phát thuốc

+ Tổ chức thêm phòng khám, thêm bàn lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm, thêm bàn tại khu vực cấp phát thuốc bảo hiểm...

+ Thay thế phần mềm đã lạc hậu trong quản lý khám chữa bệnh.

- Tổ Công tác xã hội phối hợp với khoa khám bệnh làm tốt công tác tiếp đón, hướng dẫn quy trình khám bệnh cho NB.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy trình, quy định trong khám chữa bệnh, quản lý NB THA.

1.2. Tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe về tầm quan trọng của việc tuân thủ chế độ điều trị và hậu quả của việc không tuân thủ điều trị

- Xây dựng những quy định cụ thể về GDSK cho NB THA - Xây dựng nội dung, chương trình GDSK cụ thể cho NB THA:

+ Khi tư vấn GDSK cần Nhấn mạnh vào những vấn đề người bệnh còn chưa biết, chưa hiểu, thiếu sót về THA như: Khái niệm về THA, các biến chứng THA, cách theo dõi và phòng bệnh THA.

+ Tăng cường hướng dẫn cho người bệnh và người nhà sử dụng thường xuyên tất cả các loại thuốc được kê đơn theo đúng hướng dẫn của NVYT, kể cả khi huyết áp bình thường; Không được tự ý thay đổi thuốc và liều lượng thuốc, uống thuốc theo đơn đầy đủ, đúng giờ.

+ Trong quá trình GDSK phải xác định đối tượng được GDSK để có biện pháp GDSK phù hợp, NB hay quên uống thuốc phải đưa ra những biện pháp hướng dẫn

nhằm nhắc nhở NB uống thuốc như: đặt đồng hồ báo thức, để thuốc ở bàn ăn, nhờ người nhà nhắc nhở…

+ Tư vấn, hướng dẫn NB không có thẻ bảo hiểm y tế mua thẻ bảo hiểm y tế để được sử dụng thuốc BHYT cấp hàng tháng, giảm gánh nặng kinh tế cho quá trình điều trị lâu dài.

+ Hướng dẫn NB biết kiểm soát chỉ số HA tại nhà bằng cách tự đo huyết áp tại nhà bằng máy đo HA điện tử hoặc tới trạm y tế xã, phường.

+ Hướng dẫn cho người bệnh theo dõi các tác dụng phụ của thuốc huyết áp như: Ho khan, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, khô miệng…

- Đa dạng hóa các hình thức GDSK cho người bệnh:

+ Phối hợp với các cơ quan truyền thông của địa phương: Đài truyền thanh huyện, đài truyền thanh xã tuyên truyền về bệnh THA cho nhân dân trên địa bàn.

+ Tổ chức tuyên truyền về bệnh THA qua các phương tiện truyền thông của bệnh viện: loa, ti vi, tài liệu, tờ rơi tuyên truyền về bệnh THA tại góc truyền thông của các khoa; tuyên truyền qua các buổi họp Hội đồng NB cấp khoa, cấp bệnh viện.

- Thành lập câu lạc bộ THA tại bệnh viện, tổ chức các buổi sinh hoạt nói chuyện về các nội dung liên quan tới bệnh THA như: Bệnh THA là gì, phòng bệnh THA, biến chứng của THA, phòng ngừa biến chứng THA, tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị, hậu quả của việc không tuân thủ điều trị, chia sẻ về chế độ ăn bệnh lý, chế độ luyện tập, tác dụng phụ của thuốc...

1.3. Thực hiện một số chương trình giáo dục, tập huấn cập nhật kiến thức về bệnh THA, cách dự phòng, quản lý bệnh và kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho nhân viên y tế

- Định kỳ triển khai phổ biến, tập huấn cho nhân viên y tế Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/8/2010 về việc hướng dẫn chẩn đoán và điều trị THA của Bộ Y tế.

- Tập huấn, phổ biến cho NVYT các quy định, các nội dung về GDSK cho NB THA

- Tổ chức tập huấn về kỹ năng tư vấn giáo dục sức khỏe cho nhân viên y tế đặc biệt là nhân viên mới.

- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, hội thảo về dự phòng, quản lý tăng huyết áp và bệnh tim mạch.

- Bổ sung tài liệu về bệnh tăng huyết áp, máy vi tính có nối mạng cho phòng đọc phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu của nhân viên y tế.

- Tăng cường vai trò quản lý, chăm sóc sức khỏe ban đầu của y tế tuyến cơ sở thông qua công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến về bệnh THA cho các bệnh viện đa khoa huyện Mỹ Đức, Bệnh viện đa khoa huyện Phú Xuyên và Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng tuân thủ sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa vân đình – hà nội 6 tháng đầu năm 2017 (Trang 31 - 33)