Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức được thành lập từ năm 1902 cùng với sự ra đời của Trường Y khoa Đông Dương, tiền thân của Trường Đại học Y Hà Nội. Từ năm 1904 Bệnh viện chuyển về vị trí hiện tại với tên gọi Nhà thương bảo hộ (Hôpital indigène du Protectorat). Bệnh viện mang các tên gọi khác nhau qua từng giai đoạn lịch sử của đất nước: Bệnh viện Yersin (1943), Bệnh viện Phủ Doãn (1954), Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cộng hòa Dân chủ Đức (1958-1990) và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ năm 1991 đến nay.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Bệnh viện luôn là một trung tâm y tế hàng đầu gắn liền công tác khám chữa bệnh với nghiên cứu khoa học y học và đào tạo, nơi sản sinh ra những thầy thuốc hàng đầu của Việt Nam trong đó có nhiều danh nhân y học: Hồ Đắc Di, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Trinh Cơ, Nguyễn Dương Quang….
Ngày nay Bệnh viện là một trung tâm y tế chuyên sâu, được xếp hạng Bệnh viện chuyên khoa đặc biệt theo quyết định số 1446/QĐ-BNV ngày 21/9/2015 của Bộ trưởng Bộ nội vụ. Bệnh viện có quy mô 1500 giường bệnh với hơn 2200 thầy thuốc, cán bộ và nhân viên y tế trong đó có : 5 Giáo sư, 32 Phó giáo sư, 40 Tiến sĩ, 221 Thạc sĩ và Bác sĩ chuyên khoa sau đại học.
Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện gồm 3 khối chính: Khối hành chính – Hậu cần có: Ban giám đốc bệnh viện, Trung tâm đào tạo – chỉ đạo tuyến cùng 12 Khoa phòng chức năng. Khối lâm sàng có: Viện Chấn thương Chỉnh hình, 06 Trung tâm, 21 Khoa lâm sàng. Khối cận lâm sàng gồm 8 Khoa, 1 Trung tâm truyền máu và 1 Nhà thuốc.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa hạng đặc biệt Bộ Y tế giao thực hiện 9 nhiệm vụ chính:
1.Khám bệnh, chữa bệnh. 2.Nghiên cứu khoa học.
4.Chỉ đạo tuyến. 5.Hợp tác quốc tế.
6.Phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa. 7.Quản lý bệnh viện; Quản lý chất lượng bệnh viện. 8.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ Y tế.
Trong những năm gần đây, Bệnh viện có những bước phát triển vượt bậc: Bệnh viện đã được trang bị các thiết bị y tế hiện đại nhất phục vụ công tác khám chữa bệnh: các hệ thống thiết bị chẩn đoán hình ảnh thế hệ mới: Máy chụp cắt lớp vi tính CT Scanner 256 dãy, 512 lát cắt; CT Scanner 64 dãy, Máy cộng hưởng từ 3.0 Tesla, 1.5 Tesla; Máy chụp mạch số hóa xóa nền thế hệ mới nhất, các hệ thống siêu âm màu 3D, 4D; Hệ thống đo độ loãng xương …
Các hệ thống xét nghiệm hiện đại đảm bảo thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu của các chuyên ngành: xét nghiệm huyết học, sinh hóa, vi sinh, miễn dịch, giải phẫu bệnh phục vụ việc chẩn đoán và điều trị.
Trung tâm Gây mê hồi sức với: 42 bàn mổ và 50 giường hồi sức với các trang thiết bị hiện đại: Hệ thống kính hiển vi phẫu thuật, robot trong mổ, hệ thống phòng mổ ORI, Hybrid, các phương tiện hồi sức đảm bảo việc thực hiện các trường hợp phẫu thuật và hồi sức phức tạp nhất. Trung tâm truyền máu, Ngân hàng mô, Khoa thận nhân tạo cũng được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ chuyên môn. Với đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong các chuyên khoa sâu và trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện đã đi sâu trong phát triển kỹ thuật trình độ cao như thành công của việc ghép đa tạng, phẫu thuật thần kinh sọ não, lồng ngực, phẫu thuật nội soi bụng, sọ não, cột sống, khớp, tiết niệu…
Tại Bệnh viện các công trình nghiên cứu cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở được triển khai có hiệu quả trong chăm sóc và điều trị được đánh giá cao tại các hội đồng khoa học, trong số này đã có nhiều tài liêu đăng trên các tạp chí quốc tế và quốc gia uy tín.
Về công tác đào tạo, Bệnh viện là cơ sở thực hành của trường Đại học Y Hà nội, Khoa Y dược Đại học Quốc gia và nhiều trường đại học và cao đẳng trong khối ngành sức khỏe. Hàng năm có hơn 3000 lượt sinh viên và học viên (Tiến sỹ, Thạc
sỹ y khoa, Bác sỹ chuyên khoa, Cử nhân, Điều dưỡng … ) học, thực tập chuyên môn tại bệnh viện.
2.2 Thực trạng sự hài lòng của người bệnh về công tác chăm sóc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Qua khảo sát trên 385 đối tượng trong đó có 322 NB và 63 người nhà người bệnh (người chăm sóc chính) ra viện và trong đó tại khoa ĐTTYC có 146 đối tượng, khoa Phẫu thuật tiêu hóa 110 đối tượng và khoa CT-CHI 129 đối tượng.
2.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu tại một số khoa lâm sàng
Bảng 2.1: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu tham gia phát vấn
Thông tin chung N = 385 Tỷ lệ %
Tuổi ≤ 39 160 41,5 40-59 142 36,9 ≥ 60 83 21,6 Giới Nam 247 64,2 Nữ 138 35,8 Tình trạng hôn nhân Độc thân 77 20 Kết hôn 287 74,5 Góa 14 3,6 Ly hôn/ly thân 7 1,8 Học vấn ≤ Tiểu học 34 8,8 Trung học cơ sở 51 13,2 Trung học phổ thông 143 37,1 Trung cấp 42 10,9 Cao đẳng và đại học 105 27,3 Trên đại học 10 2,6 Nghề nghiệp
Học sinh, sinh viên 30 7,8
Nông dân 101 26,2 Công nhân 53 13,8 Cán bộ nhà nước 93 24.2 Lao động tự do, khác 108 28,1 Nơi cư trú Nội thành ( Hà Nội) 95 24,7 Ngoại thành ( Hà Nội) 74 19,2 Tỉnh khác 216 56,1
Thời gian nằm viện
Thông tin chung N = 385 Tỷ lệ % 8 – 14 ngày 119 30,9 Trên 14 ngày 28 7,3 Tình trạng bệnh lúc nhập viện Cấp cứu 145 37,7 Không cấp cứu 240 62,3 Loại phòng NB nằm Phòng dịch vụ 199 51,7 Phòng bình thường 186 48,3
Số lần nhập viện trong 5 năm gần đây
01 lần 325 84,4 02 lần 45 11,7 ≥ 03 lần 15 3,9 Khoa lâm sàng Khoa ĐTTYC 146 37,9 Khoa PT TH 110 28,6 Khoa PT CT- CH 129 33,5 Người cung cấp TT Người bệnh 322 83,6 Người nhà NB 63 16,4 Theo kết quả tại bảng trên cho thấy đối tượng phát vấn có 64,2% nam, 35,8% nữ. Tuổi trung bình là 41,5 dao động từ 18 đến 88 tuổi, về tình trạng hôn nhân thì nhóm đã kết hôn chiếm phần lớn với tỉ lệ 74,5%, nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm ly hôn/ly thân với tỷ lệ 1,8%. Trình độ học vấn nhóm THPT chiếm đa phần với 37,1% và nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là trên đại học với 2,6%. Nghề nghiệp phần lớn đối tượng nghiên cứu là nông dân chiếm 26,2% và cán bộ công chức nhà nước chiếm 24,2%. Do đặc thù của bệnh viện chuyên khoa ngoại nên tỷ lệ người bệnh nhập viện trong tình trạng cấp cứu chiếm 37,7%. Loại phòng mà người bệnh nằm 51,7% là phòng dịch vụ và 48,3% là phòng bình thường. Thời gian nằm viện của người bệnh phần lớn là dưới 1 tuần (61,8%). Số lần nhập viện tại bệnh viện HN Việt Đức trong 5 năm vừa qua của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là 01 lần với 84,4%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu giữa các khoa phòng là khoa ĐTTYC 37,9%, khoa PT Tiêu hóa 28,6% còn lại 33,5% là khoa CT-CH1.
2.2.2. Thực trạng công tác chăm sóc điều dưỡng qua nhận xét của NB ra viện tại một số khoa lâm sàng - Bệnh viện HN Việt Đức.
2.2.2.1. Các chăm sóc hỗ trợ về tinh thần của điều dưỡng
Bảng 2.2: Các chăm sóc hỗ trợ về tinh thần của điều dưỡng
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) 1. Quan tâm, thăm hỏi tình trạng sức khỏe của NB
- Không 3 0,8
- Thỉnh thoảng (3-5 lần/tuần) 15 3,9
- Thường xuyên 367 95,3
2. Sẵn lòng giúp đỡ của điều dưỡng khi NB cần
- Không 0 0
- Thỉnh thoảng 18 4,7
- Thường xuyên 367 95,3
3. Động viên an ủi, khích lệ tinh thần NB
- Không 5 1,3
- Thỉnh thoảng 57 14,8
- Thường xuyên 322 83,9
4. Tôn trọng NB trong khi chăm sóc
- Không 2 0,5
- Thỉnh thoảng 21 5,5
- Thường xuyên 362 94,0
Đánh giá về các chăm sóc hỗ trợ tinh thần cho NB
Đạt ( ≥ Mean) 313 81,3
Không đạt (< Mean) 72 18,7
Mean = 11,6 Min = 7 Max = 12
Bảng 2.2 thể hiện đánh giá của NB về công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng, có 95,3% người bệnh được thường xuyên quan tâm thăm hỏi, 3,9%
người bệnh thỉnh thoảng mới được hỏi thăm tình trạng sức khỏe. Có 95,3% người bệnh thường xuyên được điều dưỡng sẵn sàng giúp đỡ khi chăm sóc hay khi người nhà người bệnh đi gọi trong ngày cũng như trong đêm trực. Không có trường hợp nào điều dưỡng không sẵn lòng giúp đỡ. Hơn 80% người bệnh được các nhân viên y tế động viên an ủi để người bệnh yên tâm điều trị, 14,8% người bệnh thỉnh thoảng mói được các điều dưỡng động viên. Tỉ lệ mà người bệnh được tôn trọng trong khi chăm sóc qua giao tiếp hay việc che phủ những vùng nhạy cảm trong khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc là 94%.
Đánh giá chung về công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng được người bệnh cho rằng 81,3% đạt và 18,7% là tỷ lệ NB đánh giá không đạt yêu cầu.
2.2.2.2. Kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng
Bảng 2.3: Đánh giá kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng từ phía NB/NNNB
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
1. Kỹ năng thực hiện các quy trình kỹ thuật chăm sóc của điều dưỡng
- Vụng về 0 0
- Bình thường 39 10,1
- Khéo léo 346 89,9
2. Hướng dẫn các thủ tục hành chính khi NB nhập viện
- Không 1 0,3
- Thỉnh thoảng 14 3,6
- Thường xuyên 370 96,1
3. Tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn theo bệnh
- Không 10 2,6
- Thỉnh thoảng 19 4,9
- Thường xuyên 356 92,5
4. Giúp đỡ NB thực hiện vệ sinh, đại tiểu tiện
- Không 19 4,9
- Thỉnh thoảng 64 16,6
- Thường xuyên 302 78,4
5. Theo dõi diễn biến bệnh hàng ngày
- Không 1 0,3
- Thỉnh thoảng 11 2,9
- Thường xuyên 373 96,8
6. Xử trí kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường báo cho NVYT
- Không 0 0
- Thỉnh thoảng 16 4,2
- Thường xuyên 369 95,8
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%)
- Không 17 4,4
- Thỉnh thoảng 36 9,4
- Thường xuyên 332 86,2
8. Hỗ trợ, động viên khuyến khích NB vận động và PHCN để đề phòng biến chứng
- Không 9 2,3
- Thỉnh thoảng 32 8,3
- Thường xuyên 344 89,4
9. Nhận định chung về năng lực chuyên môn của điều dưỡng
- Tốt 1 0,5
- Trung bình 15 3,9
- Kém 368 95,6
Đánh giá về kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng từ phía NB/NNNB
Đạt ( ≥ Mean) 301 78,2
Không đạt ( < Mean) 84 21,8
Mean = 26,0 Min = 14 Max = 27
Bảng 2.3 cho thấy sự giúp đỡ NB ăn uống, vệ sinh, đại tiểu tiện của điều dưỡng được NB đánh giá là thấp nhất với 78,4% thường xuyên thực hiện, 16,6% thỉnh thoảng mới được thực hiện và 4,9% là không được thực hiện. Có 86,2% người bệnh được hỗ trợ và đưa đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng như: chụp X-quang, siêu âm, xét nghiệm máu. Sự theo dõi các diễn biến của NB hàng ngày được NB đánh giá cao nhất với 96,8% thường xuyên thực hiện.
Chăm sóc hỗ trợ vận động và phục hồi chức năng (PHCN) cho NB, công tác này thì hầu hết các khoa đều được thực hiện tốt. Với khoa CT-CH1 và khoa ĐTTYC là 2 khoa có NB mổ chấn thương - chỉnh hình và đều được các bác sỹ (BS), kỹ thuật viên (KTV) khoa PHCN sang tập và hướng dẫn tập vận động cho NB và NNNB. Với những NB mà không cần các tập luyện PHCN thì cũng được các điều dưỡng hướng dẫn vận động để phòng tránh các biễn chứng sau mổ.
Đánh giá chung của NB về các kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng có 78,2% người bệnh cho rằng công tác này đạt yêu cầu, số NB đánh giá không đạt chiếm tỷ lệ 21,8%.
2.2.2.3 Giải thích về hoạt động chăm sóc/điều trị và sự tham gia của NB vào việc ra các quyết định chăm sóc.
Bảng 2.4: Đánh giá của NB/NNNB về cung cấp thông tin về các hoạt động chăm sóc/điều trị và sự tham gia của NB vào việc ra các quyết định chăm sóc
- Không 5 1,3
- Có giải thích nhưng qua loa, không hiểu 20 5,2
- Có giải thích đầy đủ 360 93,5
3. Giải thích trước khi thực hiện thuốc cho NB
- Không 14 3,6
- Có giải thích nhưng qua loa, không hiểu 28 7,3
- Có giải thích đầy đủ 343 89,1
4. Giải thích trước khi làm các xét nghiệm CLS
- Không 19 4,9
- Có giải thích nhưng qua loa, không hiểu 27 7,0
- Có giải thích đầy đủ 339 88,1
Đánh giá của NB/NNNB về việc cung cấp thông tin cho NB và sự tham gia của NB vào việc ra các quyết định chăm sóc
Đạt ( ≥ Mean) 313 81,3
Không đạt ( < Mean) 82 18,7
Mean = 11,5 Min = 5 Max = 12
Bảng 2.4 cho thấy có 88,1% người bệnh thường xuyên được giải thích trước khi làm các xét nghiệm, 7,0% người bệnh thỉnh thoảng mới được giải thích và 4,9% người bệnh không được giải thích gì. Có 89,1% người bệnh được giải thích hướng dẫn trước khi tiêm thuốc và uống thuốc, 3,6% người bệnh không được giải thích và hướng dẫn gì. Hơn 90% người bệnh được giải thích về kế hoạch chuẩn bị trước mổ, chế độ ăn uống, tập luyện sau mổ. Sự giải thích cho NB trước khi thực hiện mỗi quy trình kỹ thuật (QTKT) là rất quan trọng giúp NB chuẩn bị trước về tâm lý và tinh thần, có 94,3% người bệnh được giải thích đầy đủ trước khi thực hiện các QTKT và 1,3% NB là không được giải thích gì.
Nội dung Tần số (n) Tỷ lệ (%) 1. Giải thích cho NB trước khi thực hiện mỗi quy trình kỹ thuật chăm sóc
- Không 5 1,3
- Thỉnh thoảng 17 4,4
- Có giải thích đầy đủ 363 94,3
Với những NB chuẩn bị mổ được các nhân viên y tế (NVYT) tư vấn hướng dẫn những điều cần thiết chuẩn bị cho cuộc mổ tốt nhất và an toàn nhất. Một số khoa còn làm thành các bảng hướng dẫn dán tại phòng bệnh để NB biết được thông tin và trình tự kế hoạch chuẩn bị mổ cho NB, NB biết được vai trò của mình để tự chuẩn bị.
Đánh giá chung của NB về việc cung cấp các thông tin và sự tham gia của NB trong việc ra các quyết định chăm sóc, có 81,3% NB đánh giá đạt và có 18,7 % NB đánh giá là không đạt.
- Đề nghị của NB với các điều dưỡng về các nhu cầu chăm sóc khác
Sự bày tỏ của NB với điều dưỡng về các nhu cầu chăm sóc khác
16.4%
13.0%
70.6%
Không có nhu cầu Thỉnh thoảng Có/thường xuyên
Biểu đồ 2.1: Đề nghị các nhu cầu chăm sóc khác của NB với điều dưỡng.
Trong 385 ĐTNC có hơn 70% số đối tượng cho biết họ thường xuyên bày tỏ các nhu cầu chăm sóc khác ngoài những chăm sóc điều dưỡng đã thực hiện.
69.4 20.8 20.3 2.9 30.6 72.9 79.7 97.1 0 20 40 60 80 100 120 Giải thích về khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc
Thay đổi theo hướng đáp ứng nhu cầu chăm sóc của NB
Chăm sóc không thay đổi, không giải thích gì
Chất lượng chăm sóc tệ hơn
Trả lời là có Không trả lời
Biểu đồ 2.2: Sau khi đề nghị các nhu cầu chăm sóc khác.
- Trong số 272 (70,6%) đối tượng có đề nghị các nhu cầu chăm sóc khác với điều dưỡng thì phần lớn (69,4%) các đối tượng này được giải thích về khả năng đáp ứng các yêu cầu chăm sóc mà họ đề nghị. Khoảng 1/5 (20,8%) các đối tượng được