Sự hài lòng của người bệnh với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sự hài lòng của người bệnh về công tác chăm sóc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020 (Trang 36)

2.2.3.1. Hài lòng của người bệnh với giao tiếp của điều dưỡng

Bảng 2.6: Hài lòng của NB với giao tiếp của điều dưỡng.

Biến

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

5.2 4.4 3.4 3.6 94.8 95.6 96.6 96.4 0 20 40 60 80 100 120

Hài lòng với sự hướng dẫn chăm sóc khi ra viện và các dấu hiệu triệu chứng cần khám lại

Hài lòng với sụ giải đáp những boăn khoăn thác mắc

Hài lòng với việc giải thích trước khi thực hiện thuốc và các quy trình kỹ thuật chăm sóc Hài lòng với sự hướng dẫn nội quy khoa phòng

và bệnh viện Không hài lòng

Hài lòng

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ hài lòng của NB với giao tiếp của điều dưỡng

Bảng trên cho thấy điểm trung bình của tiểu mục hướng dẫn về kế hoạch chăm sóc sau khi ra viện và các dấu hiệu, triệu chứng cần đến khám lại là thấp nhất với 4,54 điểm. Tiếp đến là tiểu mục giải đáp những băn khoăn thắc mắc của NB 4,58 điểm, thông báo và giải thích trước khi thực hiện thuốc và các quy trình kỹ thuật là 4,61 điểm, cuối cùng là sự hướng dẫn nội quy khoa phòng và nội quy bệnh viện với 4,62 điểm.

Trong yếu tố về giao tiếp của điều dưỡng với NB, tỷ lệ hài lòng cao nhất là hài lòng với việc giải thích trước khi thực hiện thuốc và các kỹ thuật chăm sóc là 96,6%, hài lòng với sự hướng dẫn nội quy khoa phòng là 96,4%, hài lòng với sự giải đáp những băn khoăn thắc mắc là 95,6%, hài lòng với hướng dẫn chăm sóc sau khi ra viện và các dấu hiệu cần đến khám lại là 94,8%.

Sự hướng dẫn nội quy khoa phòng và nội quy bệnh viện 4,62 0,57

Sự thông báo và giải thích trước khi thực hiện thuốc và các quy trình kỹ thuật

4,61 0,60

Sự giải đáp những băn khoăn thắc mắc của NB 4,58 0,64

Sự hướng dẫn kế hoạch chăm sóc sau khi ra viện và các dấu hiệu, triệu chứng cần khám lại

3.3.3 Hài lòng của NB với tình trạng vệ sinh của khoa/phòng và các phương tiện chăm sóc.

Bảng 2.7: Hài lòng của người bệnh với tình trạng vệ sinh của khoa/phòng.

1.3 3.9 98.7 96.1 0 20 40 60 80 100 120 Hài lòng với tình trạng vệ sinh của các dụng cụ chăm sóc Hài lòng với tình trạng vệ sinh khoa phòng Không hài lòng Hài lòng

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ hài lòng của NB với tình trạng vệ sinh của khoa/ phòng.

Việc đảm bảo tình trạng vệ sinh trong buồng bệnh cung như trong khoa phòng và các dụng cụ phương tiện chăm sóc là một trong những nhiệm vụ của các điều dưỡng viên. Điều dưỡng viên phối hợp với các nhân viên khác như: trợ giúp chăm sóc (hộ lý), nhân viên công ty ICT để hoàn thành nhiệm vụ trên. Kết quả bảng 3.8 cho thấy điểm trung bình của tiểu mục tình trạng vệ sinh của khoa/phòng và buồng bệnh là 4,65 điểm và 4,73 điểm là điểm trung bình của tiểu mục tình trạng vệ sinh của các dụng cụ, phương tiện chăm sóc của điều dưỡng.

Trong yếu tố về tình trạng vệ sinh của khoa/phòng, tỷ lệ NB hài lòng cao nhất là hài lòng với tình trạng vệ sinh của các dụng cụ và phương tiện chăm sóc của

Biến

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

Vệ sinh phòng bệnh, hành lang, nhà vệ sinh 4,65 0,57

điều dưỡng 98,7% tiếp đến là hài lòng với vệ sinh phòng bệnh, hành lang và nhà vệ sinh với 96,1%.

2.3.3.4 Hài lòng của NB với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng.

Bảng 2.8: Hài lòng của NB với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng

0.8 1 2.3 1.8 1.3 2.1 99.2 99 97.7 98.2 98.7 97.9 0 20 40 60 80 100 120 Nhận xét chung về chất lượng CS Sự sắp xếp của điều dưỡng khi NB ra viện Kế hoạch chăm sóc sau mổ Kỹ năng thực hiện các quy trình kỹ thuật chăm

sóc

Chăm sóc hỗ trợ giảm đau Các chăm sóc trước mổ

Không hài lòng Hài lòng

Biểu đồ 7: Tỷ lệ hài lòng của NB với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng.

Điểm trung bình của tiểu mục kế hoạch chăm sóc sau khi ra viện và sự sắp xếp của điều dưỡng khi NB ra viện đều là 4,65 và là điểm trung bình thấp nhất nhưng vẫn cao hơn điểm tối (4 điểm) được xem là hài lòng. Tiếp đến là điểm về kế hoạch chăm sóc trước mổ và điểm trung bình về chất lượng chung của chăm sóc điều dưỡng 4,67 điểm. Điểm trung bình về quy trình kỹ thuật là 4,69; điểm trung bình về hỗ trợ giảm đau của điều dưỡng là 4,71.

Biến Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Chăm sóc trước mổ 4,67 0,53 Hỗ trợ giảm đau 4,71 0,48

Quy trình kỹ thuật chăm sóc 4,69 0,50

Kế hoạch chăm sóc sau mổ 4,65 0,54

Sắp xếp ra viện 4,65 0,49

Trong yếu tố về sự hài lòng của NB với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng thì hầu hết NB đều hài lòng với tỷ lệ > 97%.

2.3.3.5. Hài lòng của NB với tinh thần, thái độ của điều dưỡng.

Bảng 2.9: Hài lòng của NB với tinh thần, thái độ của điều dưỡng.

2.9 2.3 3.4 97.1 97.7 96.6 0 20 40 60 80 100 120

Hài lòng với tinh thần thái độ của điều dưỡng

Hài lòng với sự sẵn lòng giúp đỡ của điều

dưỡng Hài lòng với sự nhiệt tình đón tiếp của điều

dưỡng

Không hài lòng Hài lòng

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ hài lòng của NB với tinh thần, thái độ của điều dưỡng.

Điểm trung bình của tiểu mục nhiệt tình đón tiếp là 4,61 là điểm thấp nhất trong các tiểu mục. Tiếp đến là sự sẵn lòng giúp đỡ và tinh thần thái độ của điều dưỡng với 4,67 điểm.

Tỉ lệ hài lòng cao nhất là sự sẵn lòng giúp đỡ của điều dưỡng với 97,7%, hài lòng với tinh thần, thái độ của điều dưỡng là 97,1%, hài lòng với sự nhiệt tình đón tiếp khi NB vào viện là 96,6%.

Biến Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Nhiệt tình đón tiếp 4,61 0,64 Sẵn lòng giúp đỡ 4,67 0,55

2.3.3.6. Sự hài lòng của người bệnh với từng yếu tố. 4.2% 2.9% 95.8% 97.1% 91.4% 8.6% 6.0% 94.0% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%

Hài lòng với tinh thần thái độ của điều dưỡng Hài lòng với các hoạt động chăm sóc của điều

dưỡng Hài lòng với tình trạng vệ

sinh khoa phòng Hài lòng với giao tiếp

của điều dưỡng

Không hài lòng Hài lòng

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ hài lòng của NB với từng yếu tố.

Trong 4 yếu tố trên thì NB hài lòng nhất với tình trạng vệ sinh của khoa phòng là 97,1%, hài lòng với các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng là 95,8%, hài lòng với tinh thần thái độ của điều dưỡng 94,0%, hài lòng với giao tiếp của điều dưỡng là thấp nhất với 91,4%.

2.3.3.7. Hài lòng chung của NB với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng. Hài lòng chung với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng

93.5%

6.5%

Không hài lòng Hài lòng

Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ hài lòng chung của NB với chất lượng chăm sóc

Biểu đồ 3.10 cho thấy tỷ lệ hài lòng chung của NB với chất lượng chăm sóc của điều dưỡng tại 03 khoa lâm sàng nghiên cứu là 93,5%, tỷ lệ NB không hài lòng với công tác chăm sóc này là 6,5

Chương 3 BÀN LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu bao gồm 385 NB và NNNB tại 03 khoa lâm sàng là khoa ĐTTYC, khoa PT Tiêu hóa và khoa CT-CH1 của bệnh viện HN Việt Đức với tỷ lệ nam nhiều hơn nữ (64,2% và 35,8%). Nghiên cứu của Bùi Bích Ngà năm 2011 tại bệnh viện YHCT Trung ương thì tỷ lệ nam ít hơn nữ (39,1% và 60,9%) [10]. Có lẽ do đặc thù bệnh viện HN Việt Đức là bệnh viện ngoại khoa và nhiều NB chấn thương nên tỷ lệ nam thường đông hơn so với nữ. Nam giới thường làm các công việc nặng nhọc và hay sử dụng rượu bia nên khi tham gia giao thông thì bị tai nạn nhiều hơn. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 45,1 dao động từ 18 đến 88 tuổi. Tỷ lệ NB ≤ 39 tuổi (41,5%) tiếp đến là nhóm NB từ 40 - 59 tuổi (36,9%) và cuối cùng là nhóm ≥ 60 tuổi (21,6%) Tỷ lệ này cũng tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Bích Lưu tại Thái Lan là nhóm dưới 40 tuổi (49,1%), nhóm 40-59 tuổi (26,3%) và nhóm 60 tuổi trở lên (24,6%) [32]. Có lẽ những người bệnh dưới 40 tuổi, họ đang ở độ tuổi học tập và lao động nên phải đi lại nhiều, do đó dễ bị tai nạn hơn. Về tình trạng hôn nhân chủ yếu các đối tượng đã kết hôn chiếm 74,5%, độc thân chiếm 20%, có 3,6% là góa và 1,8% là tỷ lệ NB đã ly hôn hoặc ly thân. Phần lớn những NB đến khám và điều trị tại 03 khoa lâm sàng bệnh viện Việt Đức có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên (78%). Đây là nhóm đối tượng có trình độ, hiểu biết và biết quan tâm đến sức khỏe của bản thân. Nơi cư trú của đối tượng có 56,1% số NB ở các tỉnh khác, những người bệnh ở Hà Nội và ngoại thành Hà Nội chiếm 43,9%. Vì đây là bệnh viện đầu ngành về ngoại khoa nên những bệnh nhân có điều kiện đều muốn lên bệnh viện tuyến Trung ương và nhiều NB nặng tuyến dưới không điều trị được cũng chuyển lên tuyến trên để điều trị. Thời gian nằm viện của đối tượng nghiên cứu dưới 1 tuần là 61,8% và trên 1 tuần là 38,2%. Vì bệnh viện là tuyến cuối nên những trường hợp NB đã ổn định được chuyển về tuyến dưới để giảm tải cho bệnh viện. Các trường hợp mổ tiêu hóa thì thời gian nằm viện lâu hơn do đặc thù của bệnh cần phải theo dõi chặt chẽ. Những NB này khi ra viện được rút hết các ống thông trước khi về nhà hay về bệnh viện tuyến dưới. Những

NB nằm ở phòng dịch vụ chiếm 51,7% cao hơn so với NB nằm các phòng bình thường 48,3%. Điều này cho thấy đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng lớn.

3.2. Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng qua nhận xét của NB.

3.2.1. Công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng.

Có 81,3% người bệnh cho rằng công tác chăm sóc hỗ trợ tinh thần của điều dưỡng đạt yêu cầu. Người bệnh mong muốn được các điều dưỡng viên động viên an ủi, quan tâm thăm hỏi và tôn trọng họ trong khi chăm sóc. Tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ của Bùi Bích Ngà (63,9%) tại bệnh viện YHCT Trung ương [10] và của Nguyễn Thị Ly tại Hải Dương là 69,7% [7], nhưng lại thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hạ tại các bệnh viện tỉnh Bắc Giang sau khi đã được tập huấn (kết quả nghiên cứu lần 1 là 79,36%; kết quả sau đào tạo tập huấn lên tới 92,8% . Có 83,9% người bệnh thường xuyên được động viên, an ủi để yên tâm điều trị. Vẫn còn 16,1% người bệnh không được các điều dưỡng viên động viên khích lệ tinh thần người bệnh. Kết quả định tính cho thấy có một số người bệnh già yếu vẫn chưa được các điều dưỡng quan tâm, động viên họ. Đây là những đối tượng dễ cảm thấy cô đơn, cần tình cảm và mong muốn được các nhân viên y tế quan tâm hơn cả, việc động viên an ủi họ sẽ giúp họ có lòng tin để điều trị bệnh.

3.2.2. Kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng.

Có 78,2% người bệnh cho rằng kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng là đạt yêu cầu, tỷ lệ này cao hơn so với tỷ lệ của Nguyễn Bích Lưu tại bệnh viện Banpong Thái Lan (55,4%) [32]. So với nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn năm 2011 tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí thì kỹ năng chuyên môn của điều dưỡng gồm 7 nhiệm vụ: đón tiếp người bệnh, rửa tay thường quy, thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng, chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB, chăm sóc dinh dưỡng cho NB, chăm sóc phục hồi chức năng (PHCN) cho NB, cho người bệnh dùng thuốc và theo dõi người bệnh thì có 5/7 nhiệm vụ là thường xuyên thực hiện (>80%). Có 2/7 nhiệm vụ điều dưỡng viên không thường xuyên thực hiện còn khác cao là: Chăm sóc vệ sinh cá nhân cho NB (45,4%) và chăm sóc PHCN cho NB (34,5%) [19]. Tại bệnh viện HN Việt Đức thì công tác chăm sóc và hỗ trợ vận động và PHCN cho các NB ở 03 khoa này được thực hiện khá tốt. Có 89,4% người bệnh được thường xuyên hỗ trợ, động

viên khuyến khích vận động, tỉ lệ này của Phạm Anh Tuấn năm 2011 tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí là 63%. Bệnh viện có khoa PHCN và hàng ngày có các BS và KTV đến các khoa để khám, tư vấn, hướng dẫn và tập luyện cho NB.

Tuy nhiên công tác chăm sóc và hỗ trợ về dinh dưỡng thì chưa đảm bảo, bệnh viện đã có khoa dinh dưỡng nhưng các cán bộ của khoa ít mà kiêm nhiệm ở các khoa lâm sàng khác nên chưa xây dựng và cung cấp được các xuất ăn đến từng người bệnh. Với những NB có chế độ ăn bệnh lý ở khoa ĐTTYC và khoa PT Tiêu hóa thỉnh thoảng có nhân viên tư vấn dinh dưỡng đến tư vấn và xây dựng chế độ ăn cho NB. Công tác dinh dưỡng tại các khoa trên thường chỉ dừng lại ở mức độ tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn. Có 92,5% người bệnh thường thường xuyên được tư vấn hướng dẫn chế độ ăn. Kết quả này cao hơn của Bùi Bích Ngà có 55,3% người bệnh được giải thích hướng dẫn chế độ ăn [10] và nghiên cứu của Phạm Anh Tuấn có 84% người bệnh thường xuyên được chăm sóc dinh dưỡng [19]. Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy:

Công tác chăm sóc vệ sinh khoa phẫu thuật tiêu hóa và khoa điều trị theo yêu cầu được NB đánh giá là tốt. Có thể do 02 khoa này có các NB mổ về tiêu hóa mà những bệnh này đều là các ca mổ nặng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt hơn, những NB có nhiều các ống sonde, ống dẫn lưu nên khi làm vệ sinh cá nhân: lau người, rửa mặt, gội đầu... phải có sự trợ giúp của nhân viên y tế.

Có 89,9% người bệnh cho rằng các điều dưỡng viên thực hiện các quy trình khéo léo, tỉ lệ này thấp hơn của Phạm Anh Tuấn tại bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí (98,3%) [19]. Việc thực hiện các quy trình kỹ thuật được NB đánh giá tốt tuy nhiên vẫn còn một số quy trình kỹ thuật bị cắt xén nếu như không có sự kiểm tra giám sát. Khoa CT-CH1 luôn trong tình trạng quá tải và có nhiều các học viên đến học nên các điều dưỡng đôi khi giao cho các học viên tự làm các kỹ thuật mà không có kiểm tra, giám sát. Các điều dưỡng khi làm các kỹ thuật thay băng hay tiêm truyền đôi khi làm cùng một lúc 2 NB trên một xe tiêm hay thay băng như vậy sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho NB.

Việc sử dụng thuốc cho NB, các khoa đều công khai thuốc cho NB và gia đình NB. Trước khi thực hiện thuốc có giải thích và hướng dẫn theo dõi dùng thuốc

cho NB. Tuy nhiên rất ít trường hợp hỗ trợ cho NB uống thuốc tại chỗ được mà thường phát cho NB hay NNNB mà không theo dõi được NB có uống không.

3.2.3. Giải thích về hoạt động chăm sóc/điều trị và sự tham gia của NB trong việc lựa chọn các quyết dịnh chăm sóc.

Việc cung cấp thông tin cho NB và giải thích cho NB trước thực hiện chăm sóc trên NB là rất quan trọng. Điều này giúp cho NB có sự chuẩn bị về tâm lý và tinh thần trước khi điều dưỡng thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 94,3% người bệnh được giải thích đầy đủ trước khi thực hiện các kỹ thuật chăm sóc, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ của Hoàng Hữu Toản và Nguyễn Hoàng Anh tại các đơn vị y tế tỉnh Lai Châu (71,5%) [18]. Có 89,1% người bệnh được giải thích đầy đủ trước khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng sự hài lòng của người bệnh về công tác chăm sóc của điều dưỡng tại một số khoa lâm sàng bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)