7. Kết cấu của đề tài
2.3.2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:
Bên cạnh những thành tựu đạt được tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định còn có những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại đó như sau:
- Tổ chức bộ máy kế toán:
Phó Giám đốc phụ trách bộ phận kế toán đang phải chịu trách nhiệm khối lượng công việc khá lớn khi phải thực hiện chỉ đạo nhiều công việc chuyên môn. Vì thế khi phụ trách kế toán, khối lượng công việc của Phó Giám đốc càng lớn hơn. Trưởng Bộ phận không thể chỉ đạo sát sao công việc thực hiện chuyên môn của bộ phận và không thể kịp thời nắm bắt tâm lý, thái độ làm việc của viên chức trong bộ phận Kế toán. Điều này dẫn đến công tác tài chính - kế toán của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước còn có những chậm trễ, không đảm bảo tiến độ. Bộ phận kế toán đưa ra những ý kiến
tham mưu chưa kịp thời, không đáp ứng yêu cầu quản lý.
- Phân công nhiệm vụ giữa các kế toán viên trong Bộ phận chưa thực sự hợp lý, vẫn xảy ra hiện tượng, có kế toán phải chịu trách nhiệm quá nhiều mảng công việc, khối lượng công việc quá lớn, bên cạnh đó lại có những kế toán chịu trách nhiệm những mảng công việc có khối lượng công việc ít do tính chất vị nể.
- Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Các chứng từ kho bạc vẫn được thực hiện thủ công sẽ dễ dẫn đến những sai sót trong quá trình nhập liệu, số tiền bằng chữ và số tiền bằng số không khớp nhau, đánh sai số tiền bằng chữ. Các chứng từ kho bạc không đúng khiến kế toán Kho bạc phải đi lại nhiều lần, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ công việc.
Các chứng từ kế toán không đầy đủ chữ ký của những bên liên quan sẽ ảnh hưởng đến tính pháp lý của chứng từ kế toán, thể hiện sự lỏng lẻo trong quá trình kiểm soát và quản lý.
Về trình tự luân chuyển chứng từ: Qua thực tế quan sát, nhiều đối tượng thanh toán thuộc các phòng ban khác than phiền vì quy trình thủ tục tương đối phức tạp, nhiều giấy tờ hành chính. Điều này dẫn đến hiện tượng cho nợ chứng từ hoặc bỏ qua chứng từ. Vì lí do này, kế toán không thể bóc tác chứng từ và tập hợp đầy đủ chứng từ, ảnh hưởng đến công tác lưu trữ chứng từ kế toán, kiểm tra kế toán và không thể đáp ứng cung cấp chứng từ khi lãnh đạo đơn vị có yêu cầu.
- Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:
Đơn vị hiện tại đang có một tài khoản tiền gửi là 3741 nhưng dùng chung cho cả 2 kinh phí là bồi thường giải phóng mặt bằng và đấu giá quyền sử dụng đất dẫn đến việc theo dõi tài khoản nhọc nhằn khiến việc kiểm tra đối chiếu số dư giữa các tài khoản Tiền gửi sẽ gặp khó khăn, dẫn đến hiện tượng
nhầm lẫn số liệu giữa các nguồn kinh phí khác nhau và ngược lại, ảnh hưởng đến tính khớp đúng của Báo cáo tài chính.
- Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán:
Hệ thống sổ sách kế toán sơ sài, quá nhiều mẫu sổ không được sử dụng. Điều này, khiến bộ phận kế toán gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát, theo dõi và sử dụng các nguồn kinh phí. Hiện tượng chi sai nguồn kinh phí, vượt chi đã xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước, Lãnh đạo đã khắc phục hậu quả bằng cách thực hiện giải trình và xin cấp bổ sung nguồn kinh phí.
- Về tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán:
Khối lượng công việc của bộ phận kế toán tương đối nhiều và trình độ chuyên môn của mỗi viên chức chưa thực sự đồng đều nên việc tổng hợp cung cấp số liệu báo cáo kế toán có nhiều lúc chưa kịp thời dẫn đên việc báo cáo tài chính không thực sự chính xác.
- Tổ chức công tác kiểm tra kế toán:
Công tác tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước chưa được diễn ra thường xuyên. Bộ phận Kế toán không thường xuyên tổ chức họp theo quy chế. Giám đốc và Bộ phận kế toán chỉ tổ chức họp khi có yêu cầu lập dự toán và xin cấp kinh phí đột xuất hoặc phát sinh các nhiệm vụ có liên quan trong hoạt động tài chính - kế toán. Sự không thường xuyên trong công tác kiểm tra kế toán trong nội bộ sẽ khiến các nhà quản lý khó nắm bắt được tình hình tài chính thực tế tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước, bên cạnh đó hạn chế cơ hội để các nhân viên kế toán trình bày những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý tài chính và hạch toán kế toán trong từng thời kỳ cụ thể.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 đã đưa ra khái quát về lịch sử hình thành, chức năng nhiệm vụ, đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động, phản ánh thực trạng và đánh giá tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Tổ chức công tác kế toán tại Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định về cơ bản phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị, đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin và quản lý tài chính. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tác động đến tổ chức công tác kế toán tại. Đây sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị ở chương 3.
Chương 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT
HUYỆN TUY PHƯỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH