Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại trung tâm phát triển quỹ đất huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 90 - 93)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán

Đội ngũ cán bộ kế toán là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu của bộ máy kế toán nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng. Các sai phạm xảy ra nguyên nhân chủ yếu vẫn là do con người, tổ chức bộ máy kế toán chưa hiệu quả, phân công công việc chưa hợp lý, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ kế toán cũng như công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán. Do đó phải không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kế toán là yêu cầu tất yếu đối với bất kỳ đơn vị nào.

Một vấn đề khác cần hoàn thiện trong bộ máy kế toán của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước là việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị. Hiện nay bộ máy kế toán của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước mới chỉ có bộ phận kế toán tài chính, thực hiện các công việc kế toán theo yêu cầu của chế độ tài chính – kế toán hiện hành. Điều này chưa đủ khi các Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước bước sang thời kỳ đổi mới. Lãnh đạo

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước không chỉ biết đến việc đơn vị đã thực hiện chế độ kế toán như thế nào mà cần thông tin về các mặt hoạt động cụ thể tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước để có các biện pháp thúc đấy hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước được tốt hơn, tăng cường nguồn lực tài chính cho Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước. Trong môi trường hoạt động mới này, việc xây dựng bộ máy kế toán quản trị là đòi hỏi tất yếu khách quan. Do đó, bên cạnh bộ máy kế toán tài chính, Trung tâm cần bố trí bộ máy kế toán quản trị.

Việc xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kế toán kết hợp giữa KTQT và KTTC phải đảm bảo được yêu cầu gọn nhẹ, hiệu quả, vừa cung cấp được thông tin cần thiết cho yêu cầu quản trị của Trung tâm, vừa cung cấp được thông tin cho các đối tượng bên ngoài qua hệ thống KTTC.

Ngoài ra, để xây dựng bộ máy kế toán hoạt động có hiệu quả, phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý của đơn vị, cần củng cố và nâng cao chất lượng cán bộ làm kế toán. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài chính kế toán toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực thực tiễn để có được cán bộ làm công tác kế toán tài chính trung thực, tinh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn sau về nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn đổi mới của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Phân công công việc cho các kế toán một cách hợp lý, khoa học, cụ thể bằng văn bản, đảm bảo trình độ chuyên môn của từng người, phát huy được thế mạnh của từng cán bộ, tránh trường hợp người làm quá nhiều công việc, người thì quá nhàn rỗi. Quy định rõ mức độ trách nhiệm, chế độ thưởng, phạt rõ ràng nhằm đánh giá, kiểm soát quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ. Cán bộ làm công tác kế toán phải cần tăng cường tính chủ động học hỏi, cập nhật

thường xuyên các chế độ chính sách, chế độ kế toán mới, tham gia các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, không ngừng cải thiện hiệu quả công việc nhất là việc ứng dụng tin học hóa trong công tác kế toán, đáp ứng nhu cầu tham mưu cho Lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước trong công tác quản lý tài chính. Nhân viên kế toán quản trị không chỉ cần có năng lực kiến thức về kế toán mà phải có kiến thức kế toán quản trị, cộng thêm khả năng phân tích hoạt động kinh doanh. Điều này đòi hỏi nhà trường phải có chính sách khuyến khích nhân viên tự đào tạo và bồi dưỡng kiến thức kế toán cần thiết.

Quy trình kế toán được xây dựng, thiết kế rõ ràng, phù hợp với đặc điểm của Trung tâm giúp hạn chế các sai sót trong việc hạch toán, quy rõ được trách nhiệm cho từng nhân viên trong phòng kế toán. Giúp Trung tâm tiết kiệm được thời gian và chi phí để tìm ra nguyên nhân. Bộ máy kế toán vận hành có hiệu quả và phân chia trách nhiệm rõ ràng, giúp cho Kế toán trưởng không còn quá tải trong các công việc hằng ngày mà có thời gian để tập trung đi vào phân tích các phương án trong tương lai để tạo ra mức lợi nhuận tối ưu, tạo ra giá trị ngày càng cao hơn.

Cần phải có sự luân chuyển cán bộ giữa các phần hành kế toán giúp họ có kiến thức toàn diện về các phần hành kế toán khác nhau nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác kiểm tra đối chiếu sổ sách và cung cấp cho lãnh đạo số liệu kế toán chuẩn xác nhất. Đồng thời Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước cần thực hiện chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cao cấp. Cụ thể gửi những nhân viên trẻ có năng lực và có đạo đức kinh doanh đi đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cần thiết cho việc tổ chức và phát triển Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước.

Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Tuy Phước thực hiện kế hoạch quy hoạch nhân sự, phân công cụ thể các nhiệm vụ trong Bộ kế toán để hoàn thiện

tổ chức bộ máy kế toán, phân công công việc hợp lý, công bằng giữa các kế toán viên trong Bộ phận chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho từng kế toán viên. Thực hiện hoán đổi công việc giữa các kế toán viên, để mỗi nhân viên kế toán đều có cơ hội được tiếp cận toàn diện các mảng công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức công tác kế toán tại trung tâm phát triển quỹ đất huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)