Không có mối liên quan giữa sự “hài lòng” của người bệnh với các yếu tố: nhóm tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, thu nhập
Có mối liên quan giữa sự “hài lòng” của người bệnh và giới tính, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống, hình thức đăng ký khám bệnh, số lần đến bệnh viện
Mức độ hài lòng thể hiện qua điểm trung bình hài lòng chung về chất lượng khám chữa bệnh của khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu cơ sở 2 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê theo nghề nghiệp (p=0,01). Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng hôn nhân, khu vực sinh sống, trình độ học vấn, nghề nghiêp, thu nhập, hình thức đăng ký, số lần đến bệnh viện.
Các nghiên cứu đều cho thấy yếu tố liên quan đến sự hài lòng của NB là rất khác nhau. Có thể lý giải do sự khác biệt về các yếu tố văn hóa, kinh tế - xã hội của cộng đồng nơi là các đối tượng nghiên cứu sinh sống.
Nghiên cứu tại bệnh viện Trường đại học Tây Nguyên cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của NB bao gồm: tuổi, dân tộc, trình độ học vấn. Người bệnh trên 60 tuổi chưa hài lòng với dịch vụ CSSK cao hơn 3,269 lần so với nhóm tuổi khác. Người kinh chưa hài lòng với chất lượng dịch vụ cao hơn gấp 9,479 lần sao với người dân tộc thiểu số. Và người có trình độ học vấn dưới THCS chưa hài lòng cao hơn gấp 2,30 lần so với trình độ trên THCS [17]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hương cho thấy điểm trung bình hài lòng giữa các nhóm trình độ học vấn khác nhau thì khác nhau nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê.
Cũng theo nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hương, nhóm đối tượng nghiên cứu là nông dân có điểm trung bình mong đợi và hài lòng thực tế sau khi sử dụng cao hơn với nhóm không phải là nông dân, sự khác biệt này khá lớn và có ý nghĩa thống kê. Điểm trung bình mong đợi của đối tượng nông dân là 4,27 ± 0,23; nhóm đối tượng không phải nông dân là 4,13± 0,27. Dường như các đối tượng là nông dân có trình độ học vấn thấp hơn nhóm đối tượng khác nên sự móng muốn của người bệnh cao hơn.
Nghiên cứu của Dương Văn Lợt cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ hài lòng và số lần đến khám. Tỷ lệ hài lòng của NB đến lần đầu tiên thấp hơn so với từ 2 lần trờ lên là 100%. Ngoài ra, tỷ lệ hài lòng của NB không biết chữ và có trình độ học vấn cấp tiểu học là 97,71% cao hơn so với NB có trình độ học vấn từ THCS trờ lên là 88,07% , các sự khác biệt đều có ý nghĩa thống kê [23].
Các yếu tố liên quan đến sự hài lòng NB tại bệnh viện đa khoa Đông Hưng, Thái Bình (2014) bao gồm: độ tuổi, nghề nghiệp, bảo hiểm y tế. Cụ thể: nhóm đối tượng có độ tuổi trên 45 hài lòng cao hơn nhóm tuổi từ 18 – 45; nhóm đối tượng là nông dân có điểm trung bình mong đợi (4,27±0,23) và hài lòng thực tế (3,38±0,51) cao hơn nhóm đối tượng không phải nông dân; đối tượng khám bệnh có thẻ bảo hiểm y tế có sự hài lòng cao hơn hẳn đối tượng khám bệnh không có thẻ bảo hiểm y tế. Các sự khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05) [25].
Theo đánh giá sự hài lòng của NB nội trú và người nhà NB tại Viện tim mạch, Bệnh viện Mạch Mai kết luận có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nơi ở của người bệnh với sự hài lòng chung với chất lượng dịch vụ y tế (p<0,05) và không đủ bằng chứng
chứng minh có sự liên quan giữa độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, bảo hiểm y tế với sự hài lòng chung với chất lượng dịch vụ (p>0,05) [21].