Đối tượng, phương pháp khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhận thức về chế độ ăn uống và luyện tập thể lực của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2016 (Trang 26)

Đối tượng lựa chọn là các bệnh nhân THA điều trị nội trú, tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương

Thời gian khảo sát: từ tháng 03/2016 đến tháng 04/2016 Số lượng người bệnh tham gia khảo sát: 92 người. Công cụ thu thập số liệu: sử dụng phiếu khảo (Phụ lục ) 2.1.2. Kết quả khảo sát

Qua khảo sát người bệnh điều trị tăng huyết áp nội trú tại Trung tâm tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương thu được kết quả sau:

Bảng 2.1: Trình độ học vấn của người bệnh STT Trình độ Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 1 Tiểu học (TH) 25 27.1 2 Trung học cơ sở (THCS) 39 42.4 3 Trung học phổ thông (THPT) 20 21.8 4 Cao đẳng, Đại học (CĐ, ĐH) 08 8.7

Nhận xét: Đa số người bệnh THA phải điều trị nội trú có trình độ học vấn không cao: 69,5% có trình độ từ THCS trở xuống .Chỉ có 30,5% có trình độ từ THPT trở lên. Trình độ học vấn thấp thì sự hiểu biết về bệnh THA còn hạn chế, ít có khả năng tự tìm hiểu thông tin về bệnh THA. Chính vì vậy công tác GDSK là hết sức quan trọng.

Bảng 2.2: Độ tuổi của người bệnh STT Độ tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 1 Dưới 40 1 1.1 2 Từ 40 đến 50 12 13.0 3 Từ 50 đến 60 26 28.2 4 >= 60 53 58.7

Nhận xét: Đa số nghiên cứu cho thấy tuổi bắt đầu có THA thông thường là từ 30 tuổi trở lên. Theo WHO tính khái quát: Ở tuổi 35 cứ 20 người thì có 1 người THA, ở tuổi 45 cứ 7 người thì có 1 người THA và quá 65 tuổi thì cứ 3 người thì có 1 người THA. Tại các nước công nghiệp phát triển THA gây tử vong cả trực tiếp lẫn gián tiếp khoảng gần 30% tổng số tử vong, nhìn chung khi HA tăng ở lứa tuổi càng cao thì tỷ lệ tử vong càng lớn [8]. Trong đa số nhân dân trên thế giới HATT và HATTr đều tăng theo tuổi cho đến trên 60 tuổi. Tất cả các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy tỷ lệ mắc bệnh THA tăng theo độ tuổi phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi

Thực trạng người bệnh bị tăng huyết áp đến điều trị tại Trung tâm tim mạch Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương chủ yếu là người cao tuổi, đối tượng là người bệnh >= 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 58.7%, nhóm từ 40 đến 60 tuổi chiếm 41.2%, chỉ có 1.1% người bệnh < 40 tuổi

Bảng 2.3: Giới tính của người bệnh

STT Giới tính Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

1 Nam 50 54.3

2 Nữ 42 45.7

Nhận xét: Tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ giới. Nam giới chiếm 54.3%, nữ giới chiếm 45.7%. Trong báo cáo chuyên đề thực trạng các mục tiêu Y tế quốc gia của Tổng cục thống kê năm 2003 cho thấy tỷ lệ THA hiện nay ở những người từ lố tuổi trở lên của nữ là 12,7%, nam là 15,9%. Nếu chỉ tính từ tuổi 25 trở lên thì tỷ lệ THA còn cao hơn 19,7% đối với nam và 17,5% đối với nữ. Đối với nam giới ở lứa tuổi 25-34, cứ 10 người thì có gần 1 người bị THA, đến tuổi

35- 44 đã có 1,5 người bị THA và ở tuổi 65-74 cứ 2 người thì có 1 người bị

THA. Đối với nữ, tuy tỷ lệ THA xuất hiện nhiều ở lứa tuổi cao hơn, khoảng ngoài 40 tuổi, nhưng tốc độ nhanh ở lứa tuổi ngoài 75. Đặc biệt ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ nam và nữ bị THA cao hơn hẳn các vùng khác.

Tất cả các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đều cho thấy tỷ lệ THA ở nam cao hơn nữ, phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác gần đây nhất.

Bảng 2.4: Yếu tố gia đình của bệnh THA

STT Yếu tố gia đình Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

1 Không mắc bệnh THA 31 33.7

2 Có người mắc bệnh THA 61 66.3

Nhận xét: Yếu tố gia đình có liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ người mắc bệnh THA. Cụ thể qua khảo sát điều tra cho thấy, trong gia đình có người mắc bệnh THA thì tỷ lệ mắc bệnh của thế hệ sau chiếm 66.3%.

Theo thống kê của nhiều tác giả cho thấy bệnh THA có thể có yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ mắc bệnh THA nhiều hơn. Điều này là hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi.

Bảng 2.5: Nhận thức của người bệnh tăng huyết áp về chế độ ăn, uống

STT Yếu tố ảnh hưởng

Số người bệnh (N = 92)

Tỷ lệ (%)

1. Thói quen ăn mặn 32 34.8

2. Ăn nhiều thức ăn có mỡ động vật 21 22.8

3. Ăn uống nhiều đồ ngọt 33 35.9

4. Uống nhiều rượu, bia 21 22.8

5. Hút thuốc lá 25 27.2

Nhận xét: Người bệnh còn chưa nhận thức đúng về chế độ ăn, uống của bệnh THA. Người bệnh có thói quen ăn mặn chiếm tỷ lệ tương đối cao 34.8%. Người bệnh còn ăn nhiều thức ăn có mỡ động vật và uống nhiều đồ ngọt chiếm tới 58.7%. Người bệnh vẫn uống rượu bia chiếm 22.8% và hút thuốc lá chiếm 27.2%.

Ăn mặn là một trong những yếu tố kết hợp làm THA dễ phát triển hơn hoặc làm tăng nguy hiểm đối với người đã bị THA.Với mức muối ăn trên 6g/ngày được coi là ăn mặn.

Trong thành phần của thuốc lá, thuốc lào có Nicotin, Nicotin kích thích hệ thẩn kinh giao cảm làm co mạch ngoại vi gây THA. Hút 1 điếu thuốc lá HATT có thể tăng lên tới 11mmHg, HATTr tăng lên tới 9mmHg, kéo dài 30 phút. Hút nhiều có thể có những cơn THA kịch phát nguy hiểm. Nicotin còn làm tăng nhịp tim và THA, tăng nhu cầu oxy của các cơ tim. Các oxyt cacbon do hút thuốc lá sinh ra làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Hút thuốc lá còn là nguồn sản sinh ra các gốc tự do, tăng độ kết dính của tiểu cầu và làm giảm các HDL- c. Hút thuốc lá là một yếu tố đe doạ quan trọng của bệnh vì nguy cơ mắc bệnh mạch vành ở người THA có hút thuốc cao hơn 50- 60% so với những người THA không hút thuốc.

Bảng 2.6: Tỷ lệ người bệnh tăng huyết áp luyện tập thể lưc

STT Luyện tập thể lực Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

1 Có luyện tập 72 78.3

2 Không luyện tập 20 21.7

Nhận xét: Sự hiểu biết của người bệnh THA hiện đang điều trị tại Trung tâm Tim mạch bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương về việc luyện tập thể lực đạt được 78.3%, còn người bệnh không luyện tập thể lực vẫn chiếm tới 21.7%. Người bệnh chưa hiểu hết được tầm quan trọng và lợi ích của việc tập luyện thể lực thường xuyên. Bởi vậy công tác GDSK cho người bệnh là rất cần thiết và quan trọng.

2.1.3. Các ưu, nhược điểm và nguyên nhân:

 Ưu điểm :

- Nhiều cán bộ y tế có trình độ chuyên môn tốt, hiểu biết sâu về bệnh THA

-Nhân viên y tế nhiệt tình tâm huyết tích cực trong công tác chăm sóc, giáo dục, tư vấn chế độ dinh dưỡng và tập luyện cho người bệnh.

-Khoa dinh dưỡng đã được thành lập.

 Nhược điểm :

- Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khoa dinh dưỡng đã được thành lập nhưng chưa cung cấp được chế độ ăn bệnh lý cho người bệnh THA.

-Chưa có phòng phục hồi chức năng, máy móc, trang thiết bị để người bệnh THA tập luyện khi nằm điều trị

-Chưa có phòng riêng để tư vấn GDSK.

-Thiếu tài liệu hướng dẫn về chế độ ăn, luyện tập cho người bệnh THA. -Tại khoa điều trị bệnh THA của bệnh viện nhân lực còn thiếu, một điều dưỡng chăm sóc 9-10 người bệnh.

-Trình độ chuyên môn của một số cán bộ y tế còn hạn chế chưa được đào tạo về tư vấn GDSK.

-Người bệnh chưa thực sự quan tâm và nhận thức rõ ràng được hoạt động thể lực, chế độ ăn uống như thế nào là đúng và tầm quan trọng của nó với việc điều trị bệnh THA.

- Thời gian tư vấn của nhân viên y tế dành cho người bệnh chưa nhiều vì thực tế hiện nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương, lưu lượng bệnh nhân tương đối đông, nhân lực bác sỹ, điều dưỡng còn thiếu nên việc tư vấn GDSK cho người bệnh còn nhiều hạn chế.

 Nguyên nhân của những mặt hạn chế: - Nhân lực cán bộ y tế trong khoa còn thiếu.

- Trình độ chuyên môn của một số cán bộ y tế còn hạn chế, chưa được đào tạo về tư vấn GDSK.

- Công tác GDSK chưa được quan tâm nhiều. - Kinh phí đầu tư cho công tác GDSK còn hạn chế.

- Một phần do kinh tế của người bệnh còn gặp khó khăn, công việc quá bận rộn không dành được nhiều thời gian cho việc tập luyện.

- Do thiếu sự hỗ trợ, chăm sóc động viên của người thân trong gia đình trong việc thực hiện chế độ ăn bệnh lý và tập luyện thể lực.

2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả nhận thức về tuân thủ chế độ ăn uống và luyện tập thể lực cho người bệnh THA điều trị tại bệnh viện tỉnh Hải và luyện tập thể lực cho người bệnh THA điều trị tại bệnh viện tỉnh Hải Dương

Để nâng cao sự hiểu biết về chế độ ăn uống, tập luyện của người bệnh THA cần có giải pháp sau:

- Khoa có một phòng tuyên truyền riêng là nơi tư vấn và chia sẻ kinh nghiệm giáo dục cho người bệnh THA.

- Cung cấp đầy đủ tài liệu, tranh ảnh tuyên truyền về THA như chế độ ăn uống, tập luyện và các biện pháp phòng và điều trị bệnh THA.

- Tăng cường tuyên truyền về tác dụng của tập thể dục và dinh dưỡng hợp lí đúng theo khuyến cáo có tác dụng kiểm soát huyết áp.

- Vấn đề tư vấn GDSK là rất quan trọng để người bệnh biết đến nguy cơ tai biến khi mắc bệnh không điều trị. Từ đó nâng cao sự hiểu biết để người dân nói chung và người mắc bệnh THA nói riêng tuân thủ y lệnh điều trị tránh tai biến có thể xảy ra do THA.

Hình 1.3: Buổi tư vấn GDSK cho NB THA tại trung tâm tim mạch - Tổ chức khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh THA tại cộng đồng đưa vào quản lí điều trị sớm để phòng tiến triển bệnh.

- Nhân rộng mô hình quản lí THA với các bệnh mạn tính khác kèm theo bệnh lý tim mạch như đái tháo đường, bệnh lý mạch máu để người bệnh được hưởng sự giản tiện của thủ tục hành chính.

- Điều dưỡng viên phải có kiến thức chuyên sâu về bệnh THA, chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện để tư vấn GDSK cho người bệnh.

- Tăng cường nhân lực cán bộ y tế để có nhiều thời gian trao đổi trực tiếp với người bệnh, tư vấn GDSK.

- Xây dựng phòng phục hồi chức năng để người bệnh THA luyện tập đầu tư kinh phí cho công tác GDSK cho người bệnh THA.

- Định kỳ mở các lớp tập huấn cho điều dưỡng viên để cập nhật những kiến thức mới có hiệu quả trong GDSK cho người bệnh THA.

2.3. Kết luận

2.3.1. Thực trạng nhận thức về tuân thủ chế độ ăn, uống và luyện tập thể lực của người bệnh THA điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương: của người bệnh THA điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương:

Người bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương hiểu biết chưa nhiều về bệnh; nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của chế độ ăn, uống và luyện tập trong điều trị, dự phòng biến chứng THA. Trong khi, trung tâm tim mạch bệnh viện đa khoa tỉnh còn thiếu nhân lực chăm sóc, điều trị người bệnh; nhất là những nhân viên y tế có kiến thức chuyên sâu.

2.3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhận thức về tuân thủ chế độ ăn, uống và luyện tập thể lực cho người bệnh THA điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương:

- Tổ chức khám sàng lọc và phát hiện sớm bệnh THA tại cộng đồng đưa vào quản lý, điều trị để hạn chế biến chứng của bệnh.

- Tăng cường tuyên truyền giáo dục về tác dụng của tập luyện thể lực và dinh dưỡng đúng cách góp phần kiểm soát huyết áp.

- Thường xuyên mở lớp tập huấn cho cán bộ y tế cập nhật kiến thức mới, hiệu quả trong công tác dự phòng bệnh tăng huyết áp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tiếng Việt:

1. Đào Duy An (2007), “Tăng huyết áp thầm lặng như thế nào?”, Tạp chí Tim

mạch học Việt Nam, (47),tr.445-52.

2. Nguyễn Thị Chính (2002), Tăng huyết áp đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim,

Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 1-44.

3. Nguyễn Đức Công, Lê Gia Vinh và cộng sự (2005), “Nghiên cứu một số chỉ số nhân trắc và bề dày lớp mỡ dưới da ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát”,

Tạp chí Tim mạch học, (41), tr.488-94.

4. Phạm Tử Dương (2004), Bệnh tăng huyết áp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

5. Đoàn Dư Đạt, Đặng Thị Quận và cộng sự (2005), “Nhận xét các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp tại khoa Tim mạch Bệnh viện Uông Bí – Quảng

Ninh năm 2003 – 2004”, Tạp chí Tim mạch học, (41), tr.514-23.9

6. Tô Văn Hải (2002), “Điều tra về tăng huyết áp động mạch ở cộng đồng Hà

Nội, Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học”, Tạp chí Tim mạch học 29, tr. 105-

111.

7. Nguyễn Đức Hoàng, Dương Vĩnh Linh (2004), “Nghiên cứu tỉ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Hương Xuân huyện Hương Trà, Thừa Thiên, Huế. Kỷ

yếu toàn văn các đề tai khoa học”, Tạp chí Tim mạch học 37, tr. 26-30.

8. Hội Tim mạch học Việt Nam (2006), “Khuyến cáo của Hội Tim mạch học

Việt Nam về chẩn đoán , điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn”.Khuyến

cáo về các bệnh tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, Nhà xuất bản Y

học, Hà Nội, tr. 1-52.

9. Phạm Gia Khải (2003), “Nghiên cứu theo chiều dọc tăng huyết áp vô căn ở

người lớn “, Bộ Y Tế- Viện Tim mạch học Việt Nam 2003.

10. Phạm Gia Khải, Nguyễn Lân Việt, Phạm Thái Sơn và cộng sự (2003), “Tỉ lệ tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh phia Bắc Việt Nam 2001-

2002”. Tạp chí Tim mạch học Việt Nam; 33:9 – 33.

11. Phạm Gia Khải và cs (2000). “Đặc điểm dịch tễ học bệnh THA tại Hà Nội.

12. Phạm Khuê (2000), “Tăng huyết áp”, Bách khoa thư Bệnh học- tập 1, Nhà

xuất bản từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.265-68.

13. Phạm Thị Kim Lan (2002), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ của người

tăng huyết áp tại nội thành Hà Nội”, Luận văn tốt nghiệp BS chuyên khoa II –

Đại học Y Hà Nội.

14. Bùi Quang Kinh (1999), Bệnh tăng huyết áp,cách phòng và điều trị, Nhà xuất

bản Nghệ An.

15. WHO/ISH (1999), " Hướng dẫn của WHO/ISH - 1999 về tăng huyết áp",

Đặc san thời sự tim mạch học 7/1999, tr. 3-33.

* Tiếng Anh:

16. Ekind MS, Sacco RL. (1998), “Stroke risk factors and stroke prevention”,

Semin Neurol, (18),pp.429- 40.

17. Kearney PM., Whelton M., Whelton PK., et al (2005), “Global burden of

hypertension : analysis of worldwide data”, Lancet,365(9455), pp.217-23.

18. Makris M.(2000), “Hyperhomocysteinemia and thrombosis”, Clin. Lab.

Haem, 2000,(22), pp.133-143.

19. Paul K. Whelton (2004), “Epidemiology and the prevention of

Hình 1.4:Người bệnh tăng huyết áp điều trị nội trú Tại trung tâm tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương

Tiến hành khảo sát người bệnh THA điều trị tại Trung tâm Tim Mạch- BVĐK Tỉnh Hải Dương

Phụ lục

Trung tâm tim mạch BVĐK tỉnh Hải Dương

PHIẾU KHẢO SÁT

Sự hiểu biết của người bệnh tăng huyết áp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng nhận thức về chế độ ăn uống và luyện tập thể lực của người bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh hải dương năm 2016 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)