GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRẦM CẢM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương 1 (Trang 33 - 34)

III. Chăm só c:

GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM CẢI THIỆN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRẦM CẢM

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN TRẦM CẢM

4.1: Đối với nhân viên y tế .

Khi bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện thì :

- Động viên, quan tâm và giúp đỡ bệnh nhân bị trầm cảm

- Giáo dục sức khỏe, hướng dẫn giải thích cho người bệnh người nhà người bệnh hiểu rõ thế nào là bệnh trầm cảm

- Khi người bệnh chống đối dùng thuốc thì phải giải thích tại sao phải uống thuốc, và cách uống thuốc như thế nào

- Sau khi dùng thuốc, hướng dẫn tác dụng phụ của thuốc

- Giải thích cho người nhà biết cách ứng xử với những biểu hiện bất thường của bệnh cũng như tác dụng phụ của thuốc

- Phục hồi chức năng sau khi bệnh nhân điều trị ổn định. Hướng dẫn bệnh nhân cách chăm sóc bản thân mình như tự tắm giặt, vệ sinh các nhân trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Sắp xếp nội vụ chỗ ở gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ.

- Các liệu pháp tâm lý – xã hội chủ yếu hướng vào việc tác động lên trạng thái tâm lý của người bệnh, giúp người bệnh có tâm trạng thoải mái vui vẻ, nâng cao sự tự tin, hình thành sự lạc quan tin tưởng vào quá trình điều trị.

- Nhân viên y tế dạy cho người bệnh kỹ năng cộng đồng như ; Đi du lịch tránh Street, sử dụng các dịch vụ công cộng như (đi xe buýt, sử dụng điện thoại, đến với các dịch vụ trong bệnh viện ).

- Giáo dục cho họ nhận thức được về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của người bệnh như yêu cầu được giúp đỡ khi cần, tham gia các hoạt động của cộng đồng.

4.2: Với mạng lưới y tế cấp cơ sở.

- Có lịch thăm khám bệnh cho bệnh nhân trầm cảm tại gia đình nhằm nắm rõ hoàn cảnh kinh tế và yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trầm cảm

- Khám bệnh định kỳ hàng tháng, hàng quý cho bệnh nhân

- Tích cực vận động bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế và điều trị y tế - Liên hệ với các tổ chức tại địa phương để tạo điều kiện cho bệnh nhân trầm cảm tái hòa nhập cộng đồng như gọi điện mời họ tham gia vào các hoạt động hằng ngày của bạn và mọi người.

- Liên hệ thường xuyên với người thân của bệnh nhân trầm cảm để cùng với gia đình của họ giải quyết các khó khăn mà bệnh nhân cần giúp đỡ.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho gia đình người bệnh, để họ nắm chắc thêm kiến thức về bệnh như kỹ năng chăm sóc người bệnh, phát hiện các triệu chứng cấp cứu để đưa bệnh nhân đi điều trị.

- Đối tượng học viên trong lớp là các thành viên trong gia đình bệnh nhân bị trầm cảm

4.3: Đối với gia đình người bệnh.

- Trước tiên gia đình người bệnh phải xác định việc chăm sóc người bệnh trầm cảm không phải chỉ dựa vào thuốc là đủ, mà cần dựa vào sự quan tâm chăm sóc từ phía gia đình người bệnh, đặc biệt là chăm sóc tâm lý để giúp đỡ bệnh nhân tái hòa nhập với cuộc sống, xã hội.

- Gia đình luôn gần gũi, động viên, cảm thông chia sẻ những mặc cảm của người bệnh, tạo cho người bệnh tham gia lao động tập thể, học việc, học nghề, làm công việc bếp núc, nội trợ như nấu ăn, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa…

- Gia đình người bệnh cần nắm rõ được những nguy cơ làm cho bệnh ngày càng nặng lên như tâm trạng lo lắng,buồn chán, phiền muộn…

- Khi người bệnh rơi vào trạng thái trầm buồn, sa sút thì gia đình cần vệ sinh cho người bệnh khi họ không thể tự làm được.

- Khi người bệnh ổn định trở về cộng đồng thì gia đình không để người bệnh rơi vào trạng thái thụ động hãy làm việc gì đó với họ như lao động nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của người bệnh, đừng bắt họ làm việc quá khả năng của họ.

- Bố trí thời gian tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức về bệnh và chăm sóc bệnh nhân trầm cảm

- Quản lý thuốc chặt chẽ và cho người bệnh uống thuốc đều hàng ngày theo đơn và hướng dẫn của thầy thuốc

- Phát hiện kịp thời các triệu chứng của bệnh hay tác dụng phụ của thuốc, để kịp thời báo cáo ngay cho bác sĩ chuyên khoa tâm thần

- Tuyệt đối gia đình không tỏ thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, hành hạ, ngược đãi, khinh rẻ, mạt sát người bệnh.

- Gia đình không nên mê tín dị đoan, cúng bái cho người bệnh, khi có biểu hiện các triệu chứng của bệnh cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên khoa tâm thần xin khám và điều trị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại bệnh viện tâm thần trung ương 1 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)