Số liệu từ phỏng vấn 90 người bệnh THA đang điều trị ngoại trú tại Khoa Nội A Bệnh viên 19-8 được nhập và phân tích trên phần mềm SPSS 20.0, các kết quả phân tích được thể hiện bằng các bảng và biểu đồ dưới đây.
2.2.2.1. Thông tin chung của đối tượng khảo sát
Bảng 2.1: Thông tin chung của người bệnh tham gai phỏng vấn (n=90)
Thông tin Số lượng Tỷ lệ % Tuổi - < 60 tuổi 24 26,7 - 60 - 70 tuổi 57 63,3 - >70 tuổi 9 10,0 Giới tính: - Nam 81 90,0 - Nữ 9 10,0 Trình độ học vấn cao nhất - Dưới đại học 6 6,6 - Đại học 67 74,4 - Sau đại học 17 18,9 Nghề nghiệp - Cán bộ hưu 83 92,2 - Cán bộ đương chức 07 7,8 Hoàn cảnh sống - Thành thị 85 94,4 - Nông thôn 05 5,6
Người thường xuyên quan tâm nhắc nhở thực hiện chế độ điều trị
- Không có ai nhắc nhở 35 38,9
- Có người nhắc nhở 55 61,1
Trị số HA mục tiêu
- Đạt trị số HA mục tiêu 65 72,2
- Không đạt trị số HA mục tiêu 25 27,8
Trong số 90 NB đến khám và điều trị ngoại trú tại Phòng khám khoa Điều trị cán bộ cao cấp A11 được khảo sát, có 81 NB nam chiếm tỷ lệ 90% và 9 NB nữ chiếm tỷ lệ 10%; kết quả cho thấy đối tượng đến khám và điều trị phần lớn là người từ 60 đến 70 tuổi, chiếm 63,3%; có 26,7% NB ở độ tuổi dưới 60 và chỉ có 10 % NB có độ tuổi trên 70. NB là cán bộ đương chức rất thấp (7,8%), chủ yếu là cán bộ đã nghỉ hưu
chiếm 92,2%; chỉ có 5,6% NB ở nông thôn, đa phần NB sống ở thành thị (94,4%); đồng thời có tới 84% NB có trình độ học vấn đại học và sau đại học chính vì thế tỷ lệ NB có người thân quan tâm nhắc nhở thực hiện chế độ điều trị chiếm tỷ lệ khá cao (61,1%).
Có 72,2% THA được khảo sát có số đo HA đạt được trị số HA mục tiêu (dưới 140/90 mmHg).
2.2.2.2. Thông tin về bệnh THA của người bệnh
Bảng 2.2: Thông tin về bệnh THA của người bệnh tham gia khảo sát (n=90)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Thời gian NB phát hiện mình bị THA
- Dưới 1 năm 2 2.2 - Từ 1- 5 năm 34 37.8 - 5 – 10 năm 30 33.3 - Trên 10 năm 24 26.7 Biến chứng THA - Không 25 27.8 - Có 65 72.2 Nhắc nhở điều trị THA - Có 55 61.1 - Không 35 38.9
Trong khảo sát của chúng tôi NB phát hiện THA từ 1 năm trở lên chiếm tỷ lệ cao (97,8%), chỉ có 1 tỷ lệ rất nhỏ phát hiện sớm trước 1 năm(2,2%). Điều này có thể lý giải do sự chủ quan của chính NB về THA, không tiếp cận hoặc chưa có nhìn nhận đúng và đầy đủ về hậu quả của THA, nên chưa có sự quan tâm cần thiết để chẩn đoán sớm THA. NB THA ở cả 3 nhóm phát hiện từ 1-5 năm, 5-10 năm và trên 10 năm có tỷ lệ lượt là 37,8%; 33,3% và 26,7%. Tỷ lệ NB THA có biến chứng kèm theo( bệnh mạch máu não, bệnh lý mạch vành, bệnh võng mạc THA, bệnh thận THA...) chiếm 72.2%, trong đó cao nhất là biến chứng về tim mạch( 50%), 16,25 % NB có biến chứng xuất huyết não hoặc tai biến mạch máu não; thấp nhất là bệnh thận (13,75%) và
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ bị biến chứng của NB THA đến khám
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ từng nhóm biến chứng THA (n=90)
2.2.2.3. Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của người bệnh
Căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá đạt/không đạt cho phần phỏng vấn về bệnh và chế độ điều trị THA của NB, chúng tôi có kết quả như sau:
Trong số 90 NB tham gia trả lời phỏng vấn, chúng tôi thấy đại đa số NB có kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA; Biểu đồ 2.4 dưới đây cho thấy, số NB trả lời đạt cả 2 phần I và II trong bộ câu hỏi phỏng vấn chiếm tỷ lệ cao, điều này khá phù hợp với tính chất đặc thù của đối tượng NB của khoa là là cán bộ cao cấp nên rất quan tâm,
tìm hiểu về bệnh. Tuy nhiên vẫn còn 18.9% chưa hiểu đúng về cách thức uống thuốc điều trị THA; và 5% NB chưa biết theo dõi huyết áp tại nhà; 10% chưa nắm vững chế độ ăn uống trong điều trị THA; 3,75% chưa hiểu đúng về chế độ hoạt động thể lực trong điều trị THA; 8,75% cho rằng không cần phải bỏ thuốc lá/thuốc lào khi điều trị THA.
Biểu đồ 2.4: Kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA của NB (n=90)
2.2.2.4. Thông tin tuân thủ điều trị thuốc
Mặc dù trong khảo sát, đại đa số NB có kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA song qua biểu đồ 2.5 cho thấy, NB chưa thực hiện tốt việc tuân thủ điều trị thuốc. Tỷ lệ NB quên uống thuốc từ lúc bắt đầu điều trị THA chiếm tỷ lệ khá cao (13,75%); 11,25% là tỷ lệ NB quên uống thuốc trong tuần qua và có tới 22,5% NB trả lời quên mang theo thuốc hạ HA khi đi xa nhà. Đặc biệt, vẫn có 13,75% số NB tự ý ngừng/đổi thuốc khi cảm thấy khó chịu, cũng như tự ý ngừng uống thuốc hạ HA khi thấy HA đã được kiểm soát là 11,25%. Ít gặp nhất là NB quên uống thuốc hạ HA trước ngày đi khám 2.5%.
Biểu đồ 2.5: Thông tin tuân thủ điều trị thuốc (n=90)
Lý giải điều này NB cho biết, NB cảm thấy phiền toái vì ngày nào cũng phải uống thuốc hạ HA (26.25%) và 23.75% là tỷ lệ NB cảm thấy khó khăn khi phải nhớ uống tất cả các loại thuốc hạ HA.
2.2.2.5. Thông tin về tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống và tái khám định kỳ
Bảng 2.3: Tuân thủ thay đổi chế độ ăn, chế độ làm việc, tập luyện (n=90)
Nội dung Số lượng Tỷ lệ %
Từ khi phát hiện bệnh THA NB thực hiện chế độ ăn uống
- Thực hiện chế độ ăn kiêng (giảm mặn; hạn chế mỡ động vật, chất béo; ăn nhiều rau xanh, hoa quả…)
81 90
- Vẫn ăn uống bình thường 9 10
- Có 16 18.6
- Không 74 81.4
Vẫn thường xuyên uống rượu/bia từ khi điều trị THA
- Có 19 21.25
- Không 71 78.75
Thực hiện chế độ hoạt động thể lực không (5-7 lần/tuần)
- Có 75 83.75
- Không 15 16.25
Bảng 2.3 cho thấy, từ khi phát hiện bị THA, NB thực hiện chế độ ăn kiêng chiếm tỷ lệ khá cao là 90%; 83,75% là tỷ lệ NB thực hiện chế độ luyện tập hay đi hoạt động thể lực thường xuyên. Tuy nhiên, vẫn có 19/90 (21,25%) NB thường xuyên uống rượu/bia khi điều trị THA và 16/90 (18.6%) NB vẫn hút thuốc lá/ thuốc lào trong thời gian điều trị THA.
Bảng 2.4: Tuân thủ thay đổi chế độ theo dõi huyết áp và tái khám định kỳ
Nội dung Tần số
(n = 90)
Tỷ lệ % NB đo và ghi số đo HA vào sổ theo dõi thường xuyên
- Có 75 83.75
- Không 15 16.25
Tuân thủ chế độ chế độ tái khám hàng tháng
- Có 73 81.25
- Không 17 12.5
Kết quả bảng 2.4 cho thấy, NB thực hiện đo và ghi số đo HA vào sổ theo dõi thường xuyên chiếm tỷ lệ là 83.75% và tuân thủ chế độ tái khám định kỳ hàng tháng cũng đạt 81,2%. Bên cạnh đó có 12,5% NB không đến tái khám theo hẹn, lý do được NB đưa ra giải thích cho việc không đến tái khám theo hẹn do bận việc gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất(31,5%), do NB quên lịch tái khám chiếm 30,4%; 23,6% NB cảm thấy không cần thiết phải tái khám và 14,5% NB cảm thấy sau uống thuốc HA đã trở lại bình thường nên không cần tái khám duy trì thuốc( Biểu đồ 2.6).
. Biểu đồ 2.6: Lý do NB không đến tái khám theo hẹn (n=90) 2.3. Các ưu điểm và tồn tại
2.2.1. Ưu điểm
2.2.1.1. Về phía Bệnh viện và khoa
Bệnh viện 19-8 trong đó có khoa Nội A đã luôn luôn thực hiện quản lý, điều trị cho người bệnh THA theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ y tế.
Các khoa trong bệnh viện mỗi tháng có ít nhất 1 buổi tổ chức tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho NB điều trị nội trú và khoa Tim mạch đã thành lập Câu lạc bộ NB THA tổ chức sinh hoạt hàng quý, có nhiều hoạt động đa dạng với sự tham gia đông đảo của NB THA trong toàn bệnh viện.
Khoa Nội A có đội ngũ nhân viên y tế đông đảo: 9 bác sỹ trong đó có 08 bác sỹ sau đại học và 18 điều dưỡng (có 7 cử nhân đại học điều dưỡng); đều được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về các bệnh lý tim mạch đặc biệt là THA;
Phòng khám chuyên về tim mạch do bác sỹ Trưởng khoa là thạc sỹ tim mạch phụ trách. Hàng tháng khoa đều tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học về chủ đề tim mạch trong đó có bệnh THA cho các bác sỹ, điều dưỡng trong khoa.
Nhân viên trong khoa thường xuyên cập nhật kiến thức từ các khóa tập huấn ngắn hạn tại bệnh viện, cũng như các hội thảo trong và ngoài nước.
NB đến khám lần đầu tiên đều được kiểm tra HA, làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm, điện tim để đánh giá toàn trạng NB.
Khoa thực hiện việc giám sát quá trình điều trị và tái khám đối với NB để phát hiện sớm các biến chứng và tác dụng phụ của thuốc; mỗi NB đều có một bộ hồ sơ bệnh án được theo dõi lâu dài và một sổ để NB tự theo dõi tại nhà, mỗi lần đến khám bệnh, bác sỹ ghi nhận xét đầy đủ và các chỉ định vào bệnh án và sổ của NB.
Hàng tháng NB đến khám bệnh theo hẹn của bác sỹ một lần để lấy thuốc điều trị cho tháng tiếp theo, NB được đo HA trước khi khám.
Phòng khám huyết áp, phòng làm điện tim, phòng xét nghiệm được bố trí đặt gần nhau để hạn chế việc đi lại của NB. Khoa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị máy móc hiện đại và phương tiện để đảm bảo khám, điều trị cũng như phục vụ cho công tác chẩn đoán bệnh trong đó có máy Holter mạch, máy Holter huyết áp.
Có điều dưỡng tăng cường hỗ trợ bác sỹ trong công tác khám bệnh để bác sỹ có thời gian khám, tư vấn cho NB để đảm bảo chất lượng khám, điều trị cũng như giảm thời gian chờ khám, chờ xét nghiệm.
2.2.1.2. Về phía người bệnh
Trình độ học vấn của NB cao 93,4 % có trình độ đại học trở lên; đại đa số NB có kiến thức về bệnh và chế độ điều trị THA, số NB trả lời đạt tất cả các câu hỏi lên tới 90%. Đa số NB cho biết kiến thức họ có được là từ CBYT cung cấp. Điều này phù hợp với tính chất đặc thù của đối tượng NB của khoa là cán bộ cao cấp nên NB rất quan tâm, tìm hiểu về bệnh. NB chủ yếu sống cùng gia đình nên tỷ lệ NB có người thân quan tâm nhắc nhở thực hiện chế độ điều trị chiếm tỷ lệ khá cao (61,1%), người nhắc nhở chính là vợ/chồng, điều này ảnh hưởng tích cực đến thái độ và việc tuân thủ điều trị THA.
NB không quên uống thuốc hạ HA từ lúc bắt đầu điều trị đạt 86,25%; 61,1 % NB không quên uống thuốc hạ HA trong tuần qua; 86,25% NB không tự ý ngừng/đổi uống thuốc hạ HA khi cảm thấy khó chịu; 77,5% NB nhớ mang thuốc khi đi xa nhà; có tới 97,5% NB luôn nhớ uống thuốc hạ HA trước ngày đi khám; và 88,75% là số NB không tự ý ngừng thuốc hạ HA khi thấy HA đã được kiểm soát.
Tỷ lệ NB tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống cao, trong đó NB thực hiện chế độ ăn kiêng chiếm tỷ lệ cao nhất 90,0 %; tiếp đến là nghỉ ngơi hợp lý,
NB đã nhận thức được tác hại của thuốc lá với bệnh THA nên số NB bỏ hút thuốc chiếm tỷ lệ cao 81.4%.
Có 72,56% NB đến khám, theo dõi và điều trị THA được khảo sát đạt được trị số HA mục tiêu (dưới 140/90 mmHg ở người không có biến chứng và dưới mức 130/80 mmHg NB có tiểu đường và nguy cơ cao).
2.2.2. Tồn tại
Khu khám bệnh khoa Nội A đang chung với khu Điều trị nên còn nhiều hạn chế như: thiếu chỗ treo tivi, pano, bảng treo thông tin y tế; chưa bố trí được phòng truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe...
NB có thói quen khám trong buổi sáng (số lượng khám buổi chiều rất ít) và do muốn được làm xét nghiệm cũng như kết thúc khám trong một buổi dẫn đến có sự quá tải vào thời điểm nhất định.
Đối tượng NB đến khám và điều trị phần lớn là người trên 60 tuổi chiếm 63,3 %; 36,25% là tỷ lệ NB có thời gian điều trị THA tại bệnh viện trên 10 năm; NB không có người thân quan tâm nhắc nhở thực hiện chế độ điều trị chiếm tỷ lệ 13,7%.
Số NB gặp biến chứng do THA cũng chiếm tỷ lệ khá cao, cao nhất là biến chứng về tim mạch (50%), 16,25 có biến chứng xuất huyết não hoặc tai biến mạch máu não, thấp nhất là bệnh thận (13,75%).
Có 8,75% NB cho rằng bệnh THA không phải điều trị suốt đời cũng như khi bị THA không cần phải bỏ thuốc lá/thuốc lào và đó cũng chính là tỷ lệ NB trả lời không cần đo, ghi số đo HA vào sổ theo dõi thường xuyên.
NB có trình độ cao, kiến thức về bệnh THA cũng rất tốt nhưng việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp cũng chưa được tốt như: Tỷ lệ NB quên uống thuốc từ lúc bắt đầu điều trị THA chiếm tỷ lệ khá cao (13,75%); 11,25% là tỷ lệ NB quên uống thuốc trong tuần qua và có tới 22,5% NB trả lời quên mang theo thuốc hạ HA khi đi xa nhà. Đặc biệt, vẫn có 13,75% số NB tự ý ngừng/đổi thuốc khi cảm thấy khó chịu, cũng như tự ý ngừng uống thuốc hạ HA khi thấy HA đã được kiểm soát là 11,25%. Lý do quên uống thuốc chủ yếu do NB tuổi cao (45,44%), ngoài ra là do bận công việc hoặc do không có người nhắc chiếm tỷ lệ 27,8%.
Việc tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống, theo dõi HA và tái khám định kỳ cũng còn tỷ lệ khá lớn NB tuân thủ chưa tốt, điều đó thể hiện: vẫn có 17/80 (21,25%) NB thường xuyên uống rượu/bia khi điều trị THA, đặc biệt 02 người trong số đó vẫn uống ≥3 cốc/ngày (nam) và ≥2 cốc/ngày (nữ); 16,25 NB không thực hiện chế độ luyện tập hay đi bộ thường xuyên.
Vẫn còn 8/43 (18,6%) trong số 43/80 (53,7%) NB trả lời đã từng hút thuốc lá/thuốc lào trước đây, NB mặc dù điều trị THA nhưng vẫn đang hút thuốc.
NB không đo và ghi số đo HA vào sổ theo dõi thường xuyên chiếm tỷ lệ 16,25%; lý do mà NB cho việc không tuân thủ này đơn giản chỉ là quên và bận nhiều công việc cùng là 31,5 %; đặc biệt có 3/13 NB trong số đó (23,60 % ) cho rằng không cần thiết.
2.4. Nguyên nhân
Khu khám bệnh khoa Nội A còn thiếu chỗ treo tivi, pano, bảng treo thông tin y tế; chưa bố trí được phòng truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe riêng.
Đối tượng NB đến khám và điều trị đa số đều cao tuổi, có nhiều biến chứng do THA, cùng với sự lão hoá của tuổi già thì cũng có sự suy giảm trí nhớ do vậy nhận thức của NB về bệnh và kiến thức tự chăm sóc cũng suy giảm.
Tỷ lệ NB có thời gian điều trị THA tại bệnh viện trên 10 năm không nhỏ (26,70%) nên NB chủ quan, chưa coi trọng về vai trò và tầm quan trọng của việc tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định.
Một số NB không có người thân quan tâm nhắc nhở thực hiện chế độ điều trị cũng như thiếu hệ thống nhắc nhở, cảnh báo thường xuyên đối với NB.