- Nghiêm túc thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị THA của cán bộ y tế. NB không được tự ý bỏ thuốc, giảm thuốc hay uống thêm thuốc khác mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
- Khuyến khích NB mua máy đo HA điện tử, hướng dẫn NB cách sử dụng đo và theo dõi HA tại nhà; hoặc ra Trạm Y tế phường gần nhà để đo và ghi chỉ số huyết áp vào sổ theo dõi hàng ngày; đây cũng là biện pháp để nhắc nhở NB không quên uống thuốc.
- Đặt đồng hồ báo thức hoặc lịch nhắc uống thuốc trên điện thoại thông minh vào một thời điểm trong ngày hoặc nhờ người thân nhắc nhở để tránh quên uống thuốc và giúp trở thành thói quen của NB.
- NB cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị và hậu quả của việc không tuân thủ điều trị thuốc; thay đổi quan điểm nhận thức về việc tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống.
- Khuyến khích NB tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ NB THA tổ chức tại bệnh viện, tích cực chia sẻ kinh nghiệm tự chăm sóc giữa các NB.
- Ghi lại các tác dụng phụ thuốc HA và thông báo kịp thời cho bác sỹ để điều chỉnh thuốc phù hợp và không được tự ý bỏ thuốc.
KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát trên 90 NB đến khám điều trị ngoại trú về thực trạng tuân thủ điều trị THA tại Phòng khám khoa Nội A, Bệnh viện 19-8 năm 2019 cho thấy:
1. Thực trạng tuân thủ điều trị THA của NB tại Phòng khám khoa Nội A, Bệnh viện 19-8 năm 2019
- Có 63,3 % ĐTKS là người trên 60 tuổi; 93,4 % có trình độ đại học trở lên. - Có 36,25% là tỷ lệ NB có thời gian điều trị THA tại bệnh viện trên 10 năm; 13,7% NB không có người thân quan tâm nhắc nhở thực hiện chế độ điều trị.
- NB gặp biến chứng do THA về tim mạch (50%); 16,25 có biến chứng xuất huyết não hoặc tai biến mạch máu não; biến chứng bệnh thận (13,75%).
- Có 93,75% NB cho biết kiến thức họ có được là từ CBYT cung cấp. Tuy nhiên, 8,75% NB cùng cho rằng bệnh THA không phải điều trị suốt đời, khi bị THA không cần phải bỏ thuốc lá/thuốc lào và không cần đo, ghi số đo huyết áp vào sổ theo dõi thường xuyên.
- Về tuân thủ dùng thuốc: 13,75% NB quên uống thuốc hạ HA từ lúc bắt đầu điều trị và lý do quên được cho là do tuổi cao, bạn công việc hoặc do không có người nhắc; 88,75% NB không quên uống thuốc hạ HA trong tuần qua; 86,25% NB không tự ý ngừng/đổi uống thuốc hạ HA khi cảm thấy khó chịu; 77,5% NB nhớ mang thuốc khi đi xa nhà; có tới 97,5% NB luôn nhớ uống thuốc hạ HA trước ngày đi khám; và 88,75% là số NB không tự ý ngừng thuốc hạ HA khi thấy HA đã được kiểm soát.
- Về tuân thủ các biện pháp thay đổi lối sống: NB thực hiện chế độ ăn kiêng đạt 87,5%; tiếp đến là nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya, tránh lo âu căng thẳng, tránh lao động nặng là 82,5%; 76,25% là tỷ lệ NB đã thực hiện việc ăn nhạt hơn trước (< 6 gam muối/ngày); NB thực hiện chế độ luyện tập hay đi bộ (83,75%); tuân thủ chế độ tái khám đạt 87,5%; tỷ lệ NB không thực hiện đo và ghi số đo HA vào sổ theo dõi thường xuyên là 16,25%; có 17/80 (21,25%) NB thường xuyên uống rượu/bia khi điều trị THA, đặc biệt 02 người trong số đó vẫn uống ≥3 cốc/ngày (nam) và ≥2 cốc/ngày (nữ); vẫn còn 8/43 (18,6%) trong số 43/80 (53,7%) NB từng hút thuốc lá/thuốc lào trước đây, NB mặc dù điều trị THA nhưng vẫn đang hút thuốc.
- Có 72,56% NB đến khám, theo dõi và điều trị THA được khảo sát đạt được trị số HA mục tiêu (dưới 140/90 mmHg ở người không có biến chứng và dưới mức 130/80 mmHg NB có tiểu đường và nguy cơ cao).
2. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả tuân thủ điều trị THA của NB tại Phòng khám khoa Nội A, Bệnh viện 19-8
2.1. Đối với bệnh viện, khoa và nhân viên y tế
- Bổ sung các phương tiện, tài liệu tại phòng ngồi chờ khám để NB dễ tiếp cận thông tin về bệnh một cách đa dạng.
- Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe cho điều dưỡng về bệnh tăng huyết áp.
- Đa dạng các hình thức tổ chức tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh. - Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở điều dưỡng tuân thủ quy định về tư vấn giáo dục cho NB.
- Nghiên cứu giải pháp tạo phần mềm theo dõi, quản lý đối với NB THA, định kỳ cảnh báo cho đối với từng NB.
2.2. Đối với người bệnh THA
- Thực hiện đúng các hướng dẫn về sử dụng thuốc điều trị THA của CBYT. - Khuyến khích NB mua máy đo HA điện tử, hướng dẫn NB cách sử dụng đo và theo dõi HA tại nhà.
- Áp dụng nhiều hình thức nhắc nhở để tránh quên uống thuốc.
- Thay đổi quan điểm nhận thức về việc tuân thủ điều trị và thay đổi lối sống. - Tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ NB THA.
- Ghi lại các tác dụng phụ thuốc huyết áp và thông báo kịp thời cho bác sỹ để điều chỉnh thuốc phù hợp và không được tự ý bỏ thuốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Y tế (2012), Báo cáo kết quả dự án phòng chống tăng huyết áp năm 2011 và xây dựng kế hoạch năm 2012, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2010), Quyết định số 3192/QĐ-BYT ngày 31/08/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp.
3. Bộ Y tế (2006), Tài liệu hướng dẫn đào tạo cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu về phòng chống một số bệnh không lây nhiễm, Nhà xuất bản Y học, tr 6.
4. Nguyễn Hữu Đức, (2012), Thực trạng tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của hội viên Câu lạc bộ bệnh nhân tăng huyết áp, bệnh viện Bạch Mai, năm 2012, Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
5. Kim Bảo Giang và CS, (2016), Kiến thức về bệnh và tuân thủ các khuyến cáo về hành vi ở người bệnh tăng huyết áp tại bệnh viện Cẩm Khê, Phú Thọ, năm 2015- 2016, Đề tài cấp cơ sở.
6. Phạm Ngân Giang và Cs (2010), “Can thiệp kiểm soát tăng huyết áp ở nông
thôn”, Y học thực hành, (1/2010),
7. Đỗ Thị Bích Hạnh, (2013), Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước năm 2013, Luận văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
8. Hội Tim mạch Việt Nam (2008), Khuyến cáo chẩn đoán điều trị tăng huyết áp ở người lớn, Hà Nội.
9. Hội Tim mạch Việt Nam, (2018), Tóm tắt khuyến cáo chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp ở người lớn của Hội Tim mạch Việt Nam phân hội Tăng huyết áp Việt Nam (VNHA/VSH) 2018, Hà Nội.
10. Lê Minh Hữu và Cs, (2014), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và việc thực
hiện theo dõi và điều trị ở người từ 25 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang”, Y học thực hành, 944, tr.312 – 314.
11. Kiên Sóc Kha, (2017), Thực trạng tuân thủ điều trị tăng huyết áp của bệnh nhân ngoại trú tại Ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Trà Vinh năm 2017 và các yếu tố ảnh hưởng, Luận văn Chuyên khoa II Tổ chức Quản lý Y tế, Đại học Y tế
Công cộng, Hà Nội.
12. Lý Huy Khanh, (2010), Khảo sát điều trị tăng huyết áp tại phòng khám Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương từ tháng 01/2008 đến tháng 6/2009, Đề tài cấp Cơ sở.
13. Nguyễn Tuấn Khanh, (2013), Khảo sát sự tuân thủ điều trị và các yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện đa khoa Tiền Giang, Đề tài cấp cơ sở, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang.
14. Lý Ngọc Kính và Cs (2004), Các bệnh liên quan tới thuốc lá và cách phòng ngừa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
15. Trần Thị Loan, (2012), Đánh giá tuân thủ điều trị của bệnh nhân tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên, năm 2012, Luận văn thạc sỹ quản
lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội.
16. Đặng Văn Phước và Cs (2011), Sổ tay chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa thường gặp, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. tr.7-30.
17. Nguyễn Lân Việt và Cs (2000), “Đặc điểm dịch tễ học bệnh tăng huyết áp tại
Hà Nội”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. (21), tr.258-282.
18. Nguyễn Hải Yến, (2012), Tuân thủ điều trị tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa Khám bệnh, bệnh viện E, năm 2011,
Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội. * Tiếng Anh
19. American Heart Association (2017), “Medication Adherence - Taking Your Meds as Directed”, Available at: https://www.heart.org/en/health-topics/consumer- healthcare/medication-information/medication-adherence-taking-your-meds-as-
directed#.Waf4prIjGpp, acsessed 15/8/2018.
20. Chobanian A. V. and et al (2003), The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure,
21. Daniel1 A. C. Q. G., Eugenia Velludo Veiga E. V (2013), “Factors that
interfere the medication compliance in hypertensive patients”, Einstein,11(3), pp.331-
337.
22. Ezulier and Hussain (2000), “Drug compiance among hypertention patients in
Kassala, Eastem Sudan”, East Mediter Health, 6(1), pp.100-105.
23. Le C. and et al (2012), “The economic burden of hypertension in rural south-
west China", Tropical Medicine & International Health, 17(12), pp.1544-1551.
24. Lalić1 J. and et al (2013), “Medication adherence in outpatients in witharterial
25. Mozaffarian D. and et al (2015), Heart disease and stroke statistics-2015 update: a report from the American Heart Association, Circulation,
26. Osamor P. and Owumi B. (2011), “Factors Assdciated with Treatment
Compiliance in Hypertension in Southwest Nigeria”, Hypertens Res, 33 (12),
pp.1223 – 1231.
27. Whitworth JA (2003), “2003 World Health Organization (WHO)/International
Society of Hypertension (ISH) stetement on management of hypertension”, J Hypertension, 21 (11), pp.1983-1992.
28. World Health Organization (2013), A global brief on hypertension: silent killer, global public health crisis: World Health Day 2013, available at,
Phụ lục 1:
PHIẾU KHẢO SÁT TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP DÀNH CHO NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN 19-8 BỘ CÔNG AN
Ngày phỏng vấn: … / … / 2019 Mã số hồ sơ: ……….. Mã số phiếu: ……….
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc người bệnh, chúng tôi xin phép được hỏi Ông/Bà một số câu hỏi và ghi lại các câu trả lời liên quan đến việc điều trị tăng huyết áp tại nhà của Ông/Bà. Các thông tin cá nhân Ông/Bà sẽ được giữ bí mật, kết quả trả lời các câu hỏi chỉ sử dụng cho mục đích tăng cường chất lượng chăm sóc người bệnh. Việc tham gia là hoàn toàn tự nguyện và để thể hiện
điều này, xin Ông/Bà vui lòng đánh dấu vào ô dưới đây kèm chữ ký và họ tên
đầy đủ của Ông/Bà.
Tôi đồng ý tham gia
Họ và tên: ... Chữ ký ... I. THÔNG TIN CHUNG
1. Năm sinh của Ông/Bà: …………..
2. Giới tính: Nữ Nam
3. Trình độ học vấn: Tiểu học; THCS; THPT; Trung cấp; Cao đẳng; Đại học; Sau đại học
4. Nơi sinh sống: Thành thị; Nông thôn;
5. Công việc hiện tại của ông (Bà): ... 6. Ông/Bà được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp năm nào? ...
7. Số đo huyết áp hiện tại: HA tâm thu ...mmHg, HA tâm trương ...mmHg 8. Thể trạng hiện tại: Cân nặng ...kg, Chiều cao ...mét, Chỉ số BMI: ... 9. Ông/Bà đã từng được chẩn đoán hay điều trị biến chứng nào do THA?
Không
Có (xin ghi rõ): ... 10. Trong gia đình có ai là người thường hay nhắc nhở Ông/Bàvề thực hiện chế độ điều trị tăng huyết áp không?
Không
Có (xin ghi rõ mối quan hệ với Ông/Bà): ... II: TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
A. Tuân thủ thuốc điều trị tăng huyết áp
(Khoanh vào con số 1 hoặc 2 tương ứng với câu trả lời Có hoặc Không)
Câu Câu hỏi Trả lời của
người bệnh
Mã hoá A1 Từ lúc bắt đầu điều trị, thỉnh thoảng Ông/Bà có bỏ
uống thuốc hạ HA không?
Có Không
1 2 A2 Trong tuần vừa qua Ông/Bà có quên uống thuốc
hạ HA không?
Có Không
1 2 A3 Khi cảm thấy khó chịu do uống thuốc Ông/Bà có tự ý
ngừng thuốc hạ HA không?
Có Không
1 2 A4 Khi Ông/Bà đi xa nhà, có khi nào Ông/Bà quên
mang theo thuốc hạ HA theo không?
Có Không
1 2 A5 Ngày hôm qua Ông/Bà có quên uống thuốc hạ HA
không?
Có Không
1 2 A6 Khi cảm thấy trong người bình thường Ông/Bà
có bao giờ tự ngừng uống thuốc hạ HA không?
Có Không
1 2 A7 Ông/Bà có khi nào cảm thấy phiền toái vì ngày nào
cũng phải uống thuốc hạ HA không?
Có Không
1 2 A8 Ông/Bà có cảm thấy khó khăn trong việc phải
nhớ uống tất cả các loại thuốc hạ HA không?
Có Không
1 2 A9 Ông/Bà có uống thêm thuốc hạ huyết áp nào khác
ngoài thuốc được bác sỹ kê đơn không?
Có Không
1 2 B. Tuân thủ chế độ ăn
(Khoanh tròn vào 1 con số tương ứng với mỗi câu)
Trong tuần vừa qua Ông/Bàcó thường
Câu Câu hỏi
Trả lời của người bệnh Thường xuyên [≥ 4 lần/tuần] Thỉnh thoảng [2-3 lần/tuần] Hiếm khi [1 lần/tuần] Không bao giờ
B1 Ăn đồ hộp thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt, hộp bơ mặn, phomat) không? 3 2 1 0
B2 Ăn các loại dưa muối, cà
muối không? 3 2 1 0
B3
Ăn cá mắm, mì ăn liền, ăn hết phần nước của bát mì, phở, bún, đặc biệt bún riêu cua, bún ốc không?
3 2 1 0
B4
Ăn bổ sung gia vị, nước mắm, tương, muối vừng khi ăn chung với gia đình không?
3 2 1 0
B5 Ăn đồ ăn rán/chiên/xào
không? 3 2 1 0
B6 Ăn mỡ hoặc chế biến
bằng mỡ không? 3 2 1 0 B7 Ăn thức ăn là phủ tạng động vật (lòng tim, gan, phổi, óc) không? 3 2 1 0 B8 Ăn lòng đỏ trứng không? 3 2 1 0
C. Tuân thủ không hút thuốc lá/thuốc lào, hạn chế uống bia/rượu
(Khoanh tròn vào 1 con số tương ứng với mỗi câu)
Trong tuần vừa qua
Câu Câu hỏi Trả lời của người bệnh Mã
hoá
Chuyển câu C1 Ông/Bà có hút các
loại thuốc lá/thuốc lào không?
Chưa bao giờ Có nhưng hiện tại đã dừng Trong tuần vừa qua vẫn còn hút
1 2 3 C2 Ông/Bà có uống rượu/bia không?
Chưa bao giờ Có nhưng hiện tại đã dừng Trong tuần vừa qua vẫn còn uống
1 2 3
Chuyển D Chuyển D
Trong tuần vừa qua Ông/Bàuống loại nào?
Ngày uống nhiều nhất khoảng bao nhiêu?
Trung bình 1 ngày uống khoảng bao nhiêu ?
a. Bia ………ml ……….ml
b. Rượu mạnh ……….ml ……….ml
c. Rượu vang ……….ml ……….ml
D. Tuân thủ hoạt động thể lực
(Khoanh tròn vào 1 con số tương ứng với mỗi câu)
Câu Câu hỏi Trả lời của người bệnh Mã
hoá Chuyển câu D1 Ông/Bà có thường xuyên tập thể dục thể thao khoảng 30-60 phút/ngày không?
Không bao giờ Hiếm khi (1-2 lần/tuần) Thỉnh thoảng (3-4 lần/tuần) Thường xuyên (5-7 lần/tuần)
1 2 3 4
Chuyển E
D2 Ông/Bà hiện đang tập loại hình thể thao nào? (gợi ý: đi bộ; cầu lông;
bóng Bàn; ....)
Ghi rõ: ...
...
...
... E. Tuân thủ tự theo dõi huyết áp
(Khoanh tròn vào 1 con số tương ứng với mỗi câu)
Mã Câu hỏi Trả lời của người bệnh Mã
code Chuyển câu E1 Ông/Bà có tự đo HA cho mình không ? Có Không 1 2 Chuyển F E2 Ông/Bà thường xuyên
đo HA bao nhiêu lần trong tuần?
Đo hàng ngày (1 lần/ngày) Thường xuyên (>=4 lần/tuần) Thỉnh thoảng (2-3 lần/tuần) Hiếm khi (1 lần/tuần)
3 2 1
E3 Ông/Bà có thường xuyên ghi lại số đo HA vào sổ theo dõi sau mỗi lần đo không?
Thường xuyên (>=4 lần/tuần) Thỉnh thoảng (2-3 lần/tuần)