bảo những nội dung sau:
- NB được đặt nằm thẳng, đầu ngửa tối đa trong 6 giờ đầu. - Kiểm tra lại đường truyền tĩnh mạch còn chảy không.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/1 lần: được theo dõi qua Monitor. - Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ cần thiết của người bệnh.
- Khi chuyển người bệnh về khoa Ngoại người giao và người nhận cần ký và ghi rõ họ tên vào phiếu chăm sóc.
3.2.2. Theo dõi 24h đầu:
- Nhận định đúng và đủ tình trạng người bệnh đạt 100%.
- Cho NB nằm tư thế đầu thấp: điều dưỡng cho người bệnh nằm đúng tư thế đầu thấp đạt 100%.
-Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ 3giờ /lần đạt 81%, còn 19% theo dõi ở mức độ trung bình vì điều dưỡng có theo dõi nhưng không đo đúng giờ chỉ định.
- 100% điều dưỡng theo dõi tính chất đau, tình trạng chướng bụng cho NB. - Thực hiện y lệnh thuốc điều trị đạt 100%, điều dưỡng thực hiện đầy đủ, đúng theo y lệnh của bác sĩ.
- 100% người bệnh được làm xét nghiệm theo chỉ định
- Tập cho NB vận động sớm tạigiường, cho nằm thay đổi tư thế đạt 91%.
3.2.3. Theo dõi các ngày sau:
- Theo dõi tình trạng vết mổ: 92,5% điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh nằm đúng tư thế đầu cao nghiêng về phía bên có ống dẫn lưu.
- Theo dõi tình trạng chảy máu sau mổ: Đa số điều dưỡng có nhận định da, niêm mạc cho NB đạt 93,5 %; còn 6,5% điều dưỡng nhận định chưa đầy đủ.
- Thay băng vết mổ: 100% điều dưỡng thay băng vết mổ cho người bệnh 1 ngày/ 1 lần.
- Cắt chỉ vết mổ đúng theo chỉ định của bác sĩ đạt 100%. - 100% điều dưỡng thực hiện đúng, đủ y lệnh thuốc.
- 100% điều dưỡng kiểm tra và theo dõi dịch qua dẫn lưu về số lượng, màu sắc và tình trạng ống dẫn lưu.
- Khi chăm sóc ống dẫn lưu 100% điều dưỡng luôn giữ cho hệ thống dây dẫn và túi chứa vô khuẩn, một chiều, kiểm tra và thay dịch khi đến vạch quy định. Khi người bệnh có chỉ định rút ống dẫn, 100% điều dưỡng thực hành tốt đảm bảo vô khuẩn để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài vào.
- 100% điều dưỡng hướng dẫn về chế độ ăn cho người bệnh sau mổ: Sau 6-8 giờ đầu người bệnh không nôn thì cho uống nước, sữa; khi có nhu động ruột cho người bệnh ăn cháo, súp trong vòng 2 ngày, sau đó cho ăn uống bình thường.
3.2.4. Theo dõi các biến chứng:
100% điều dưỡng theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, các triệu chứng của người bệnh để báo cho bác sĩ và xử trí kịp thời các biến chứng.
3.2.5. Giáo dục sức khỏe:
- Trong thời gian người bệnh nằm viện: 87% Điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh tập vận động sớm sau phẫu thuật, hướng dẫn gia đình cho người bệnh, hướng dẫn gia đình cho người bệnh ăn thức ăn lỏng dễ tiêu giàu dinh dưỡng, hạn chế mỡ. Cho người bệnh tập vận động sớm sau phẫu thuật, tránh các chất kích thích (cà phê, chè, ớt, tiêu, rượu, bia...) và tăng cường uống nước . Giải thích rõ cho người bệnh hiểu mục đích của việc đặt ống dẫn lưu và dặn người bệnh không được tự ý rút ống, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ đặc biệt là khu vực có ống dẫn lưu, không tự ý bóc băng vết mổ, chân ống dẫn lưu tránh nhiễm khuẩn vết thương. Hướng dẫn người bệnh và gia đình nếu có bất thường gì xảy ra báo ngay với nhân viên y tế để xử trí kịp thời (Dịch qua ống dẫn lưu tăng lên số lượng lớn, màu đỏ tươi, NB thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, chướng bụng, đau…). Còn 13% điều dưỡng chưa hướng dẫn đầy đủ cho người bệnh.
- Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện: Đa số điều dưỡng đã hướng dẫn cho người bệnh chiếm 95% với những điểm chú ý sau:
+ Người bệnh cần chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, chế độ ăn bổ sung nhiều chất xơ, bổ sung thêm các acid béo thiết yếu: omega-3, omega-6, omega-9, hạn chế mỡ, hạn chế chất kích thích: đồ cay, đồ nóng, cafe, socola.... Ngoài ra người bệnh cần ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín, uống sôi để tránh nhiễm giun sán bởi chúng có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi mật.
+ Vận động: Đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức, để làm tăng vận động đường mật, từ đó hạn chế sự phát triển của sỏi.
+ Tái khám định kỳ thường xuyên 3-6 tháng/ lần là rất cần thiết để giúp theo dõi sự phát triển của sỏi mật và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó có biện pháp điều trị tốt hơn.
+ Hàng ngày vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
3.3. Đánh giá tình trạng người bệnh sau chăm sóc phẫu thuật sỏi đường mật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định.
Từ kết quả đánh giá thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng đối với người bệnh sau mổ, chúng tôi thu được kết quả đánh giá tình trạng của người bệnh
sau khi được chăm sóc như sau:
3.3.1. Thời gian trung tiện:
Bảng 1: Đặc điểm về thời gian trung tiện của đối tượng nghiên cứu
Thời gian trung
tiện Số lượng Tỷ lệ (%) 12- 24 giờ 7 46,65% 24- 48 giờ 7 46,65% > 48 giờ 1 6,7% Tổng 15 100 Biểu đồ 1: Tỷ lệ thời gian trung tiện của ĐTNC
Nhận xét: Đa số người bệnh sau mổ đều trung tiện sớm trước 48 giờchiếm 93,3%, tỉ lệ người bệnh trung tiện >48 giờ chiếm tỷ lệ thấp (6,7%)
3.3.2. Về dinh dưỡng
Sau khi người bệnh đã trung tiện được thì 100% người bệnh đã ăn cháo, sau đó ăn uống theo hướng dẫn của điều dưỡng.
3.3.3. Về vận động
Đối với mổ nội soi đa số người bệnh đã nằm thay đổi tư thế, ngồi dậy đi lại có người hỗ trợ và sau đó tự đi lại một mình. Tuy nhiên đối với người già và người
46.65
46.65
6.7
Thời gian trung tiện của ĐTNC (%)
bệnh mổ mở thì chỉ nằm thay đổi tư thế và vài ngày sau đó khi hết đỡ đau mới bắt đầu tự vận động.
3.3.4. 100% người bệnh không có nhiễm trùng, biến chứng gì.
3.3.5. Sự hài lòng của người bệnh
Bảng 2: Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu
Sự hài lòng của người bệnh Số lượng Tỷ lệ (%)
Không hài lòng 0 0
Hài lòng 4 26,66%
Rất hài lòng 11 73,34%
Tổng 15 100
Nhận xét: Từ bảng trên ta thấy, người bệnh đang điều trị tại khoa rất hài lòng
và hài lòng với công tác chăm sóc của người điều dưỡng lần lượt là 73,34% và 26,66%.
+ Phát hiện sớm các dấu hiệu của các biến chứng sau phẫu thuật.
3.4. Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân chưa làm được
3.4.1. Ưu điểm
- Trưởng khoa, điều dưỡng trưởng khoa phân công tiếp nhận người bệnh kịp thời. - Trang thiết bị được bệnh viện trang bị tương đối đầy đủ
- Dụng cụ thay băng, đi tiêm được đảm bảo vô khuẩn và sạch sẽ.
- Điều dưỡng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi đường mật theo đúng quy trình:
+ Điều dưỡng chuẩn bị người bệnh trước khi thay băng vết mổ và chăm sóc người bệnh tại phòng hồi tỉnh đạt kết quả cao.
+ Điều dưỡng nhận định đúng đủ tình trạng người bệnh; chăm sóc về tư thế, theo dõi về dấu hiệu sinh tồn; chăm sóc vết mổ; chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc vận động ở các ngày sau đều đạt kết quả tốt.
3.4.2. Hạn chế
- Công việc của điều dưỡng quá tải.
- Một số điều dưỡng còn chưa tuân thủ đúng quy trình chuyên môn:
+ Túi đựng dịch ống dẫn lưu không được đánh số để theo dõi số lượng dịch. + Điều dưỡng để cho người nhà tự ý thay túi đựng dịch
+ Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh còn hạn chế.
3.4.3. Nguyên nhân chưa làm được
- Lưu lượng người bệnh đông dẫn đến sự quá tải bệnh viện.
- Vật tư, dụng cụ y tế còn thiếu hoặc hỏng chưa kịp thời bổ sung dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh.
- Nhân lực điều dưỡng còn thiếu vì vậy điều dưỡng phải kiêm nhiệm nhiều việc: chăm sóc người bệnh khác, thực hiện thủ thuật, điền các thông tin vào hồ sơ bệnh án, đi lấy thuốc, đi đưa đón người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng…
- Trình độ chuyên môn chưa đồng đều
- Tập huấn cập nhật kiến thức không thường xuyên, đặc biệt là các buổi sinh hoạt khoa học của điều dưỡng.
- Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh còn hạn chế:
+ Bệnh viện chưa có phòng truyền thông để người bệnh tiếp cận gần với nhân viên y tế.
Chương 4
KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI 4.1. Đối với bệnh viện
- Bổ sung, sắp xếp đầy đủ nhân lực điều dưỡng để đáp ứng khối lượng công việc.
- Lập kế hoạch cử điều dưỡng đi học chuyên khoa, các lớp tập huấn ngắn hạn tại cơ sở chuyên khoa để cập nhật thêm kiến thức mới về cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ mới phù hợp với chuyên môn để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc.
- Bệnh viện cần có phòng truyền thông có đầy đủ trang thiết bị để có những buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh sỏi đường mật.
4.2. Đối với khoa, phòng
- Điều dưỡng trưởng cần phân công nhiệm vụ, rõ ràng cho từng nhóm chăm sóc, từng điều dưỡng chăm sóc người bệnh theo hướng toàn diện.
- Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng thành viên điều dưỡng điều dưỡng trong khoa.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc, thay băng của điều dưỡng dành cho người bệnh sau phẫu thuật sỏi đường mật.
- Khoa cần xây dựng nội dung giáo dục sức khỏe về bệnh sỏi đường mật; chuẩn bị đầy đủ pano áp phích, tờ rơi thông tin treo tại khoa hoặc máy chiếu trong các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe tại phòng truyền thông của bệnh viện.
4.3. Đối với điều dưỡng của khoa
- Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc người bệnh sau phẫu thuậtsỏi đường mật.
- Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng sáng kiến và kỹ thuật mới. - Cần cải thiện kỹ năng giao tiếp, truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong khi nằm viện và khi ra viện hiểu về bệnh sỏi đường mật của người bệnh về chế độ dinh dưỡng và chế độ vận động, theo dõi các dấu hiệu biến chứng sớm để kịp thời thăm khám.
Chương 5 KẾT LUẬN
Với những kết quả thu được sau khi nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:
5.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi đường mật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
Về thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng đối với người bệnh sau phẫu thuật sỏi đường mật.
- Nhận định đúng và đủ tình trạng người bệnh đạt 100%.
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ 3 giờ /lần đạt 81%, còn 19% theo dõi ở mức độ trung bình vì điều dưỡng có theo dõi nhưng không đo đúng giờ theo chỉ định.
- Cho NB nằm tư thế đầu thấp, điều dưỡng cho người bệnh nằm đúng tư thế đầu thấp đạt 100%.
- 100% điều dưỡng theo dõi tính chất đau, tình trạng chướng bụng. Thực hiện y lệnh thuốc điều trị.
- Tập cho NB vận động sớm tại giường, cho nằm thay đổi tư thế đạt 91%. - Chăm sócvết mổ, ống dẫn lưu: Tất cả NB được thay băng, cắt chỉ vết mổ, rút ống dẫn lưu đúng theo chỉ định của bác sĩ đạt.
- Hầu hết NB được hướng dẫn về chế độ ăn, vận sau mổ.
- Theo dõi các biến chứng: 100% điều dưỡng theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, các triệu chứng của người bệnh để báo cho bác sĩ và xử trí kịp thời các biến chứng.
- Giáo dục sức khoẻ: hầu hết điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh về vận động, dinh dưỡng, cách phòng chống sỏi mật tái phát, thời gian tái khám trong quá trình điều trị và khi xuất viện.
5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi đường mật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh phẫu thuật sỏi đường mật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
truyền thông phù hợp với chuyên môn để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc.
- Lập chương trình đào tạo kiến thức thường xuyên cho điều dưỡng về chăm sóc người bệnh toàn diện.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp theo 5 bước (Nhận định, chẩn đoán, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá) để giúp cho công tác chăm sóc đạt kết quả cao.
- Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi đường mật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tôn Thất Bách, Trần Bình Giang (2012), “Phẫu thuật nội soi ổ bụng”, Nhà xuất bản Y học, HàNội.
2. Bộ môn Ngoại, Vụ Khoa Học Và Đào Tạo (2006), “Bệnh học Ngoại khoa”, Nhà xuất bản Y học, HàNội.
3. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2006), “Bài giảng bệnh học Ngoại khoa tập I”, Nhà xuất bản Y học, HàNội.
4. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2013), “Bài giảng bệnh học Ngoại khoa”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Đỗ Xuân Hợp (1968), “Giải phẫu bụng”, Nhà xuất bản Y học TDTT, Hà Nội. 6. Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Trung ướng Cần Thơ (2013), “Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng của sỏi đường mật chính tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ”
7. Nguyễn Văn Khoa (2015), “sỏi đường mật”, Bệnh viện Quân y 103.
8. Trần Việt Tiến (2017), “Điều dưỡng Ngoại khoa”, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT SỎI ĐƯỜNG MẬT TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020 I. Thông tin chung
Họ và tên: ………. Tuổi………… Giới...
Địa chỉ: ………
Trình độ học vấn: ……….
Nghề nghiệp: ………
Chẩn đoán: ...
II. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 1.Tiền sử bệnh lý: ……….
2.Tiền sử gia đình:……….
3.Thời điểm phát hiện bệnh: ……….
III. Đánh giá công tác chăm sóc điều trị 1. Phương pháp phẫu thuật □ Mổ nội soi □ Mổ mở 2. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn □ <24 giờ □ 24- 48 giờ □ 48- 72 giờ □ >72 giờ 3. Đau sau mổ a. Thời gian đau □ <24 giờ □ 24- 48 giờ □ 48- 72 giờ □ >72 giờ b. Tình trạng đau
□ Đau ít □ Đau vừa □ Đau nhiều □ Rất đau 4.Thời gian trung tiện sau mổ
□ 12- 24 giờ □ 24- 48 giờ □ > 48 giờ 5.Hướng dẫn người bệnh về chế độ ăn
□ <6 giờ □ 6-12 giờ □ 12- 24 giờ □ > 24 giờ 6. Hướng dẫn người bệnh về chế độ vận động
□ < 12 giờ □ 12- 24 giờ □ > 24 giờ 7. Thay băng vết thương (vết mổ)
□ Không thay băng □ Thay băng 1 lần/ ngày