- Lưu lượng người bệnh đông dẫn đến sự quá tải bệnh viện.
- Vật tư, dụng cụ y tế còn thiếu hoặc hỏng chưa kịp thời bổ sung dẫn đến ảnh hưởng tới chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh.
- Nhân lực điều dưỡng còn thiếu vì vậy điều dưỡng phải kiêm nhiệm nhiều việc: chăm sóc người bệnh khác, thực hiện thủ thuật, điền các thông tin vào hồ sơ bệnh án, đi lấy thuốc, đi đưa đón người bệnh đi làm các xét nghiệm cận lâm sàng…
- Trình độ chuyên môn chưa đồng đều
- Tập huấn cập nhật kiến thức không thường xuyên, đặc biệt là các buổi sinh hoạt khoa học của điều dưỡng.
- Công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh còn hạn chế:
+ Bệnh viện chưa có phòng truyền thông để người bệnh tiếp cận gần với nhân viên y tế.
Chương 4
KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI 4.1. Đối với bệnh viện
- Bổ sung, sắp xếp đầy đủ nhân lực điều dưỡng để đáp ứng khối lượng công việc.
- Lập kế hoạch cử điều dưỡng đi học chuyên khoa, các lớp tập huấn ngắn hạn tại cơ sở chuyên khoa để cập nhật thêm kiến thức mới về cách chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật.
- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ mới phù hợp với chuyên môn để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc.
- Bệnh viện cần có phòng truyền thông có đầy đủ trang thiết bị để có những buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh sỏi đường mật.
4.2. Đối với khoa, phòng
- Điều dưỡng trưởng cần phân công nhiệm vụ, rõ ràng cho từng nhóm chăm sóc, từng điều dưỡng chăm sóc người bệnh theo hướng toàn diện.
- Xây dựng bảng mô tả công việc cho từng thành viên điều dưỡng điều dưỡng trong khoa.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chăm sóc, thay băng của điều dưỡng dành cho người bệnh sau phẫu thuật sỏi đường mật.
- Khoa cần xây dựng nội dung giáo dục sức khỏe về bệnh sỏi đường mật; chuẩn bị đầy đủ pano áp phích, tờ rơi thông tin treo tại khoa hoặc máy chiếu trong các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe tại phòng truyền thông của bệnh viện.
4.3. Đối với điều dưỡng của khoa
- Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc người bệnh sau phẫu thuậtsỏi đường mật.
- Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng sáng kiến và kỹ thuật mới. - Cần cải thiện kỹ năng giao tiếp, truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh trong khi nằm viện và khi ra viện hiểu về bệnh sỏi đường mật của người bệnh về chế độ dinh dưỡng và chế độ vận động, theo dõi các dấu hiệu biến chứng sớm để kịp thời thăm khám.
Chương 5 KẾT LUẬN
Với những kết quả thu được sau khi nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số kết luận như sau:
5.1. Thực trạng chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi đường mật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020. Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020.
Về thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng đối với người bệnh sau phẫu thuật sỏi đường mật.
- Nhận định đúng và đủ tình trạng người bệnh đạt 100%.
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ 3 giờ /lần đạt 81%, còn 19% theo dõi ở mức độ trung bình vì điều dưỡng có theo dõi nhưng không đo đúng giờ theo chỉ định.
- Cho NB nằm tư thế đầu thấp, điều dưỡng cho người bệnh nằm đúng tư thế đầu thấp đạt 100%.
- 100% điều dưỡng theo dõi tính chất đau, tình trạng chướng bụng. Thực hiện y lệnh thuốc điều trị.
- Tập cho NB vận động sớm tại giường, cho nằm thay đổi tư thế đạt 91%. - Chăm sócvết mổ, ống dẫn lưu: Tất cả NB được thay băng, cắt chỉ vết mổ, rút ống dẫn lưu đúng theo chỉ định của bác sĩ đạt.
- Hầu hết NB được hướng dẫn về chế độ ăn, vận sau mổ.
- Theo dõi các biến chứng: 100% điều dưỡng theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn, các triệu chứng của người bệnh để báo cho bác sĩ và xử trí kịp thời các biến chứng.
- Giáo dục sức khoẻ: hầu hết điều dưỡng hướng dẫn cho người bệnh về vận động, dinh dưỡng, cách phòng chống sỏi mật tái phát, thời gian tái khám trong quá trình điều trị và khi xuất viện.
5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NB sau phẫu thuật sỏi đường mật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh phẫu thuật sỏi đường mật tại khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
truyền thông phù hợp với chuyên môn để phục vụ công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc.
- Lập chương trình đào tạo kiến thức thường xuyên cho điều dưỡng về chăm sóc người bệnh toàn diện.
- Tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng quy trình chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp theo 5 bước (Nhận định, chẩn đoán, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá) để giúp cho công tác chăm sóc đạt kết quả cao.
- Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt công tác chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật sỏi đường mật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tôn Thất Bách, Trần Bình Giang (2012), “Phẫu thuật nội soi ổ bụng”, Nhà xuất bản Y học, HàNội.
2. Bộ môn Ngoại, Vụ Khoa Học Và Đào Tạo (2006), “Bệnh học Ngoại khoa”, Nhà xuất bản Y học, HàNội.
3. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2006), “Bài giảng bệnh học Ngoại khoa tập I”, Nhà xuất bản Y học, HàNội.
4. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Hà Nội (2013), “Bài giảng bệnh học Ngoại khoa”, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
5. Đỗ Xuân Hợp (1968), “Giải phẫu bụng”, Nhà xuất bản Y học TDTT, Hà Nội. 6. Khoa Ngoại tổng quát, Bệnh viện Trung ướng Cần Thơ (2013), “Nghiên cứu
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng của sỏi đường mật chính tại Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ”
7. Nguyễn Văn Khoa (2015), “sỏi đường mật”, Bệnh viện Quân y 103.
8. Trần Việt Tiến (2017), “Điều dưỡng Ngoại khoa”, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT SỎI ĐƯỜNG MẬT TẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2020 I. Thông tin chung
Họ và tên: ………. Tuổi………… Giới...
Địa chỉ: ………
Trình độ học vấn: ……….
Nghề nghiệp: ………
Chẩn đoán: ...
II. Các yếu tố liên quan đến kết quả điều trị 1.Tiền sử bệnh lý: ……….
2.Tiền sử gia đình:……….
3.Thời điểm phát hiện bệnh: ……….
III. Đánh giá công tác chăm sóc điều trị 1. Phương pháp phẫu thuật □ Mổ nội soi □ Mổ mở 2. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn □ <24 giờ □ 24- 48 giờ □ 48- 72 giờ □ >72 giờ 3. Đau sau mổ a. Thời gian đau □ <24 giờ □ 24- 48 giờ □ 48- 72 giờ □ >72 giờ b. Tình trạng đau
□ Đau ít □ Đau vừa □ Đau nhiều □ Rất đau 4.Thời gian trung tiện sau mổ
□ 12- 24 giờ □ 24- 48 giờ □ > 48 giờ 5.Hướng dẫn người bệnh về chế độ ăn
□ <6 giờ □ 6-12 giờ □ 12- 24 giờ □ > 24 giờ 6. Hướng dẫn người bệnh về chế độ vận động
□ < 12 giờ □ 12- 24 giờ □ > 24 giờ 7. Thay băng vết thương (vết mổ)
□ Không thay băng □ Thay băng 1 lần/ ngày □ Thay bằng 2 lần/ ngày □ Thay băng 2 ngày/ lần
8.Thời gian cắt chỉ □ < 5 ngày □ > 5 ngày 9. Tình trạng nhiễm trùngvết mổ □ Có □ Không 10. Biến chứng □ Có □ Không
BẢNG KIỂM
CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU PHẪU THUẬT SỎI ĐƯỜNG MẬTTẠI KHOA NGOẠI TỔNG HỢPBVĐK TỈNH NAM ĐỊNH
Mã số phiếu: .../... Ngày điều tra: ...
STT CHĂM SÓC CÓ THỰC HIỆN KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG, ĐỦ ĐÚNG, CHƯA ĐỦ SAI 1 Phòng hồi tỉnh - Đặt NB nằm thẳng, đầu ngửa tối đa trong 6 giờ đầu. - Kiểm tra lại đường truyền tĩnh mạch còn chảy không - Theo dõi dấu hiệu sinh tồn 1 giờ/ 1 lần
- Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ cần thiết của NB
- Khi chuyển NB về khoa Ngoại người giao và người nhận cần ký và ghi rõ họ tên vào phiếu chăm sóc
2 Theo dõi 24hđầu
- Nhận định đúng và đủ tình trạng người bệnh
- Cho NB nằm tư thế đầu thấp
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ 3giờ /lần
STT CHĂM SÓC CÓ THỰC HIỆN KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG, ĐỦ ĐÚNG, CHƯA ĐỦ SAI - Theo dõi tình trạng chướng bụng
- Theo dõi tình trạng đau,tính chất đau
- Thực hiện y lệnh thuốc điềutrị.
- Lập bảng theo dõi lượng dịch vào và dịch ra, nước tiểu 24 giờ (màu sắc, số lượng, tínhchất)
- Tập cho NB vận động sớm tạigiường, cho nằm thay đổi tư thế
3 Theo dõi các ngàysau
- Chăm sóc vết mổ
+ Theo dõi tình trạng vết mổ + Thay băng vết thương - Chăm sóc, theo dõi ống dẫn lưu
+ Ống dẫn lưu phải được nối xuống túi vô khuẩn, để tránh nhiễm khuẩn ngược dòng. + Cho NB nằm nghiêng về bên ống dẫn lưu, tránh làm gập, tắc ống dẫn lưu + TD số lượng, màu sắc, tính chất của dịch qua ống
STT CHĂM SÓC CÓ THỰC HIỆN KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG, ĐỦ ĐÚNG, CHƯA ĐỦ SAI dẫn lưu ra ngoài
+ Thay băng vô khuẩn chân ống, túi đựng dịch dẫn lưu hàng ngày
- Chăm sóc dinh dưỡng + Sau 6-8 giờ đầu NB không nôn thì cho uống nước, sữa + Khi có nhu động ruột cho NB ăn cháo, súp trong vòng 2 ngày, sau đó cho ăn uống theo hướng dẫn
- Chăm sóc vận động + Ngày đầu cho NB nằm thay đổi tư thế.
+ Ngày thứ hai cho ngồi dạy, đi lại có người trợ giúp
4 Theo dõi các biến chứng có thể xảy ra
- Theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn người bệnh
- Theo dõi các triệu chứng
- Báo cho bác sĩ và xử trí kịp thời các biến chứng
5 Giáo dục sức khỏe
- Trong thời gian nằm viện: + Động viên, an ủi NB + hướng dẫn NB về chế độ
STT CHĂM SÓC CÓ THỰC HIỆN KHÔNG THỰC HIỆN ĐÚNG, ĐỦ ĐÚNG, CHƯA ĐỦ SAI dinh dưỡng, + Chế độ vận động, + Theo dõi ống dẫn lưu + Thông báo kịp thời khi xảy ra bất thường
- Hướng dẫn người bệnh sau khi ra viện:
+ Người bệnh kiêng ăn chất mỡ, ăn tăng chất xơ, ăn đồ dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn.
+ Vận động: Đi lại, tập thể dục nhẹ nhàng.
+ Hàng ngày vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng sạch sẽ + Phát hiện sớm các dấu hiệu của các biến chứng sau phẫu thuật